3.2. Một số giải pháp bảo đảm hoạt động giám sát quản lý nhà nước của
3.2.2. Nâng cao năng lực giám sát của các chủ thể trong hoạt động giám sát
giám sát của Hội đồng nhân dân huyện
3.2.2.1. Nâng cao năng lực và hiệu quả giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân huyện
Thường trực HĐND huyện là cơ quan hoạt động thường xuyên, hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, chịu trách nhiệm và báo cáo trước HĐND về tổ chức các hoạt động của HĐND. Thường trực HĐND là chủ thể có thẩm quyền giám sát và tổ chức các hoạt động giám sát; có trách nhiệm điều hịa, phối hợp hoạt động giám sát của các Ban của HĐND. Vì vậy, chất
92
lượng hoạt động của Thường trực HĐND có vai trị quan trọng quyết định hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND, trong đó có hoạt động giám sát.
Thời gian qua, Thường trực HĐND huyện đã thực hiện khá tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định. Tuy nhiên, do khối lượng công việc rất nhiều nhưng cơ cấu tổ chức chưa ngang tầm nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định. Cụ thể, Thường trực HĐND huyện Bố Trạch đầu nhiệm kỳ có 05 thành viên (hiện nay còn 04 thành viên, giảm 01 đồng chí Phó Chủ tịch HĐND theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi, bổ sung năm 2019), trong đó chỉ có 01 Phó Chủ tịch hoạt động chuyên trách, các thành viên khác hoạt động kiêm nhiệm. Do khối lượng công việc lớn trong khi tổ chức bộ máy chưa đáp ứng dẫn đến có những cơng việc chất lượng, hiệu quả khơng cao. Để khắc phục tình trạng trên, vấn đề đặt ra cần được quan tâm, đó là:
- Tăng số lượng thành viên hoạt động chuyên trách cho Thường trực HĐND huyện. Bởi vì, nếu hầu hết các thành viên đều hoạt động kiêm nhiệm thì hiệu quả thực hiện công việc sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu, nhất là đối với các vấn đề có tính chun sâu như hoạt động giám sát.
- Tăng cường vai trò chỉ đạo, điều hòa hoạt động của Thường trực HĐND với các Ban HĐND, có sự phân định rõ ràng về thẩm quyền giám sát của Thường trực HĐND với các Ban của HĐND. Khi đó Thường trực HĐND và các Ban HĐND mới có khả năng vừa thực hiện tốt công tác phối hợp, vừa có sự chủ động, độc lập trong thực hiện chức năng giám sát.
- Công tác kiểm tra, giám sát của Thường trực HĐND và các Ban của HĐND phải được xem là một hoạt động thường xuyên. Thường trực HĐND huyện phải thật sự chủ động, sáng tạo tìm ra biện pháp hợp lý để đẩy mạnh hoạt động giám sát của HĐND. Thực hiện tốt việc điều hoà, phối hợp với các Ban để tránh sự chồng chéo trong hoạt động giám sát, khảo sát. Tăng cường hơn nữa trách nhiệm của các thành viên Thường trực HĐND trong việc xem
93
xét, cho ý kiến đối với các báo cáo giám sát, báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND để đảm bảo chất lượng trước khi trình HĐND huyện tại kỳ họp.
3.2.2.2. Nâng cao năng lực và hiệu quả giám sát của các Ban Hội đồng nhân dân huyện
Các Ban của HĐND có nhiệm vụ rất quan trọng, là cơ quan tham mưu, giúp việc trực tiếp cho HĐND huyện trong hoạt động giám sát và thẩm tra. Vì vậy, hiệu quả hoạt động của HĐND cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả hoạt động của các Ban; hiệu quả hoạt động của Ban lại phụ thuộc trực tiếp vào các thành viên của Ban. Như vậy, để nâng cao chất lượng giám sát của HĐND huyện nói chung và của các Ban HĐND nói riêng thì cần tiếp tục nâng cao năng lực chuyên môn của thành viên các Ban HĐND; bố trí tối đa số lượng thành viên Ban mà pháp luật cho phép; quy định Trưởng, Phó ban phải hoạt động chun trách và có chun mơn sâu về lĩnh vực phụ trách để tập trung nhiều nhất năng lượng cho hoạt động của các Ban HĐND.
3.2.2.3. Nâng cao chất lượng hoạt động cho Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân huyện
Hiện nay, HĐND huyện Bố Trạch có 10 Tổ đại biểu đại diện cho 10 khu vực bầu cử. Tổ đại biểu HĐND được xem là cánh tay nối dài của HĐND, thực hiện các hoạt động theo phân công của Thường trực HĐND, HĐND và các quy định của pháp luật. Tuy nhiên trong thời gian qua, vai trò hoạt động của Tổ đại biểu HĐND huyện còn khá mờ nhạt, chưa phát huy được chức năng, nhiệm vụ tập thể; chưa thực hiện chế độ sinh hoạt tổ định kỳ, chưa triển khai hoạt động giám sát đối với những vấn đề nổi cộm tại địa bàn bầu cử và chưa phối hợp tốt với hoạt động giám sát của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND. Vấn đề này có phần xuất phát từ những quy định của pháp luật có phần chưa cụ thể, rõ ràng trong quy trình tiến hành hoạt động giám sát dẫn đến sự thụ động trong các hoạt động của Tổ đại biểu. Vì vậy, để tăng cường
94
vai trò của Tổ đại biểu trong hoạt động giám sát thì ngồi việc tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động giám sát của Tổ đại biểu; Thường trực HĐND cần tăng cường chỉ đạo các hoạt động của các Tổ đại biểu, nhất là tăng cường mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa các Tổ đại biểu với nhau và với Thường trực HĐND, các Ban HĐND huyện trong hoạt động giám sát; kịp thời kiến nghị, đề nghị với HĐND khắc phục những tồn tại, hạn chế trong hoạt động QLNN của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Tổ phụ trách.
3.2.2.4. Nâng cao năng lực giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân huyện
Đại biểu HĐND được xem là tế bào trong tổ chức của HĐND. HĐND muốn hoạt động hiệu quả cịn tùy thuộc vào trình độ, năng lực của từng đại biểu. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND thì phải nâng cao năng lực, trình độ của đại biểu HĐND.
Việc lựa chọn đại biểu HĐND cần phải kỹ càng, có chất lượng ngay từ quá trình hiệp thương giới thiệu đại biểu ứng cử; quá trình bầu cử phải được tổ chức chặt chẽ, theo quy định của pháp luật. Các đại biểu trúng cử phải được bồi dưỡng về kiến thức cần thiết trong quá trình hoạt động, đặt biệt là các kiến thức, kỹ năng về hoạt động giám sát. Tiếp tục đổi mới cơ cấu đại biểu HĐND theo hướng giảm tỷ lệ đại biểu hoạt động kiêm nhiệm và đại biểu là cán bộ quản lý ở cơ quan nhà nước. Đây là nhóm giải pháp quan trọng nhằm từng bước khắc phục những yếu kém, hạn chế về năng lực của đại biểu HĐND và những người giữ chức vụ do HĐND bầu. Để thực hiện tốt các giải pháp này, trong thời gian tới, HĐND huyện cần chú ý giải quyết một số vấn đề sau:
- Cung cấp đầy đủ thông tin cho đại biểu: Trong thực tế, đại biểu HĐND huyện Bố Trạch chỉ được cung cấp một loại tài liệu thường xuyên là Báo Đại biểu nhân dân. Vì vậy, so với u cầu trong thời đại thơng tin hiện nay thì chưa thể đáp ứng được, nhất là thơng tin pháp luật có liên quan đến
95
các hoạt động của đại biểu. Để đảm bảo về thông tin, các đại biểu HĐND cần được cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu, văn bản QLNN có liên quan trực tiếp đến tổ chức, hoạt động của HĐND, đến cơ chế chính sách kinh tế - xã hội, các tài liệu nghiệp vụ, những thông tin mới về hoạt động của cơ quan dân cử. Trước kỳ họp, các đại biểu cần được cung cấp sớm về tài liệu để có thời gian nghiên cứu nhằm tham gia các hoạt động giám sát tại kỳ họp.
- Thường xuyên tập huấn, bổ sung kiến thức cho đại biểu HĐND huyện. Đây là vấn đề khá quan trọng, vì mặc dù đại biểu đã được tập huấn từ đầu nhiệm kỳ nhưng các kiến thức đó khơng cịn phù hợp do các văn bản pháp luật thường xuyên thay đổi, điều chỉnh, bổ sung nên số đại biểu ở cơ sở rất khó tiếp cận để nắm bắt được.
3.2.2.5. Nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy giúp việc cho Hội đồng nhân dân
Văn phòng HĐND và UBND huyện là văn phòng chung, tham mưu, phục vụ lãnh đạo UBND, Thường trực HĐND và HĐND. Thời gian qua, Văn phịng đã bố trí 01 đồng chí Phó Chánh văn phịng và 01 đồng chí chun viên giúp việc cho các hoạt động của HĐND. So với đầu mối cơng việc của HĐND huyện thì vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Cấp huyện hiện nay khơng có chun viên văn phịng giúp việc cho các Ban của HĐND. Mặt khác, hiện nay việc sắp xếp theo hướng tinh gọn tổ chức bộ máy nên việc bổ sung biên chế của các cơ quan, đơn vị rất khó khăn. Trong điều kiện đó, để đảm bảo hiệu quả hoạt động của HĐND nói chung, hoạt động giám sát của HĐND huyện nói riêng cần phải nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy tổ chức hiện có của Văn phịng theo hướng nâng cao năng lực, trình độ chun mơn nghiệp vụ đối với cán bộ, cơng chức Văn phịng phụ trách hoạt động HĐND; có chính sách hợp lý để thu hút người tài; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm; tạo mọi
96
điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tiếp tục quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công chức để họ yên tâm cống hiến.