KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2.1 Thang đo các khái niệm thành phần
Như đã trình bày, các thang đo trong nghiên cứu này được đánh giá thơng qua hai phương pháp đĩ là phương pháp phân tích hệ số tin cậy Cronbrach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA.
a. Thành phần thái độ (attitude) (phụ lục E.2)
Thang đo thái độ cĩ hệ số Cronbach’s alpha khá cao là 0,867 và các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần đều khá cao (nhỏ nhất là 0,734), cho thấy hành khách đánh giá các biến quan sát này khá nhất quán. Do vậy, các biến thành phần này đều đạt yêu cầu và được sử dụng trong việc phân tích nhân tố EFA.
b. Thành phần hữu ích cảm nhận (perceived usefulness) (phụ lục E.3) Ở thành phần này, hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là 0,854 và trong đĩ các biến đo lường thành phần đều cĩ hệ số tương quan biến tổng đều bằng và lớn hơn 0,627. Điều đĩ cũng cho phép kết luận rằng các thành phần này đạt yêu cầu và cĩ thể sử dụng để phân tích nhân tố ở bước tiếp theo.
c. Thành phần thuận tiện cảm nhận (perceived ease of use) (Phụ lục E.4) Thành phần thuận tiện cảm nhận cĩ trị số Cronbach’s Alpha trung bình là 0,811 và trong các biến quan sát thì đều cĩ hệ số tương quan biến tổng gần bằng nhau và thấp nhất là 0,604. Như vậy khơng cĩ biến nào bị loại và chúng sẽ tiếp tục được dùng cho việc phân tích nhân tố khám phá EFA ở bước tiếp theo.
d. Thành phần chuẩn mực chủ quan (subject norms) (phụ lục E.5)
Hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thành phần này là 0,750. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát khơng cao như các các thành phần khác nhưng đều lớn hơn 0,3 nên các biến này vẫn được sử dụng trong phép phân tích nhân tố.
Thành phần này cĩ ba biến quan sát và vẫn sẽ tiếp tục dùng cho việc phân tích hệ số EFA vì các biến này đều cĩ hệ số tương quan biến tổng cao (thấp nhất là 0,696). Và hệ số Cronbach’s Alpha của thành phần này là đáng tin cậy (0,866).
f. Thành phần điều kiện tiện nghi (facilitating conditions) (phụ lục E.7) Hệ số Cronbach’s Alpha này cũng tương đối cao và đạt mức 0,796 và các hệ số tương quan biến tổng của hai biến quan sát là 0,729 và 0,908. Như vậy hai biến quan sát thuộc thành phần này đều được sử dụng trong phân tích nhân tố EFA.
g. Thành phần tính tự chủ (self-efficancy) (phụ lục E.8)
Hệ số Cronbach’s Alpha của thành phần này là 0,866 (rất cao so với 0,5). Hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần thấp nhất là 0,697. Như vậy cho thấy hành khách đánh giá các biến này khá nhất quán và các biến này đủ điều kiện để tham gia trong phân tích nhân tố khám phá EFA.