Các giả thiết nghiên cứu:
H1: Chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng cùng chiều đến Giá trị mối quan hệ H2: Dịch vụ hỗ trợ có ảnh hưởng cùng chiều đến Giá trị mối quan hệ
H3: Hiệu quả giao hàng có ảnh hưởng cùng chiều đến Giá trị mối quan hệ
H4: Tương tác trong cơng việc có ảnh hưởng đến cùng chiều đến Giá trị mối quan hệ H5: Bí quyết cơng nghệ của nhà cung cấp có ảnh hưởng cùng chiều đến Giá trị mối quan hệ
H6: Thời gian đưa sản phẩm ra thị trường có ảnh hưởng cùng chiều đến Giá trị mối quan hệ
H7: Giá trị mối quan hệ có ảnh hưởng cùng chiều đến Hiệu quả kinh doanh của nhà sản xuất
Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị mối quan hệ giữa nhà cung cấp nhà sản xuất trong lĩnh vực nhựa tại thị trường Việt Nam, từ đó rút ra kết luận về
ảnh hưởng của giá trị mối quan hệ lên hiệu quả kinh doanh của nhà sản xuất. Nghiên cứu này chủ yếu dựa vào mơ hình nghiên cứu của Ulaga & Eggert và nghiên cứu của Nguyen, Nguyen & Barrett.
Điểm mới của đề tài so với các nghiên cứu trên là khảo sát toàn bộ các yếu tố được nêu ra bởi Ulaga & Eggert cũng như nêu thêm ảnh hưởng của giá trị mối quan hệ lên hiệu quả kinh doanh của nhà sản xuất như trong nghiên cứu của Nguyen, Nguyen & Barrett.
Tóm tắt chương 2
Chương 2 giới thiệu về những lý thuyết và mơ hình mà đề tài dùng làm nền tảng cho nghiên cứu, sau đó là xem lại những nghiên cứu trước đây đã từng dùng những lý thuyết và mơ hình nền tảng này, cuối cùng là đề xuất mơ hình nghiên cứu cho đề tài.
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Chương 2 đã đề xuất mơ hình nghiên cứu cùng với các giả thiết, dựa trên những lý thuyết và nghiên cứu trước đây. Tiếp theo, Chương 3 trình bày một cách chi tiết quá trình nghiên cứu, bao gồm quá trình thực hiện, phương pháp nghiên cứu.
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu bắt đầu bằng việc xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và được cụ thể hóa bằng các câu hỏi nghiên cứu. Trước khi bắt tay vào nghiên cứu, tiến hành tìm hiểu các nghiên cứu có liên quan đồng thời thu thập những lý thuyết đã có để xem vấn đề nghiên cứu đã được giải quyết ở những mức độ nào. Từ cơ sở lý thuyết và vấn đề nghiên cứu, tiến hành xây dựng thang đo cho các khái niệm của mơ hình được thiết lập dựa trên các nghiên cứu trước đây, chủ yếu tham khảo thang đo của Ulaga & Eggert (2006) và thang đo của Homburg và Pflesser (2000) có sự điều chỉnh dựa trên nghiên cứu của Nguyen, Nguyen & Barret (2008). Bảng câu hỏi được xây dựng từ thang đo này được sử dụng để phỏng vấn 165 đáp viên. Sau khi thu thập được dữ liệu, tiến hành thực hiện xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 18. Từ kết quả phân tích dữ liệu, tiến hành rút ra các kết luận và kiến nghị. Quy trình nghiên cứu được mơ hình hóa như hình 3.1.