Một giá trị mối quan hệ tốt được nhận thức bởi nhà sản xuất dẫn đến những hiệu quả giao dịch như: rút ngắn thời gian đáp ứng, lợi thế trong quản lý logistic, các chương trình thị trường đóng góp vào hiệu quả của kinh doanh nhà sản xuất và hiệu quả trong việc phục vụ sản xuất của mình (Cannon và Homburg, 2001; Nguyen và ctg, 2007). Điều này có thể tạo ra một vị trí vững mạnh trên thị trường, mang lại hiệu quả cho nhà sản xuất (Nguyen, Nguyen và Barrett, 2008). Nếu thực hiện tốt việc xây dựng mối quan hệ thì sẽ giúp cho nhà cung cấp cũng như nhà sản xuất cải thiện được hiệu quả hoạt động của mình thơng qua doanh số, lợi nhuận tăng và mở rộng thị phần.
H7: Giá trị mối quan hệ có ảnh hưởng đến cùng chiều Hiệu quả kinh doanh của nhà
Từ các giả thiết trên, mơ hình nghiên cứu được đưa ra như sau:
Hình 2.3. Mơ hình nghiên cứu đề xuất Các giả thiết nghiên cứu: Các giả thiết nghiên cứu:
H1: Chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng cùng chiều đến Giá trị mối quan hệ H2: Dịch vụ hỗ trợ có ảnh hưởng cùng chiều đến Giá trị mối quan hệ
H3: Hiệu quả giao hàng có ảnh hưởng cùng chiều đến Giá trị mối quan hệ
H4: Tương tác trong cơng việc có ảnh hưởng đến cùng chiều đến Giá trị mối quan hệ H5: Bí quyết cơng nghệ của nhà cung cấp có ảnh hưởng cùng chiều đến Giá trị mối quan hệ
H6: Thời gian đưa sản phẩm ra thị trường có ảnh hưởng cùng chiều đến Giá trị mối quan hệ
H7: Giá trị mối quan hệ có ảnh hưởng cùng chiều đến Hiệu quả kinh doanh của nhà sản xuất
Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị mối quan hệ giữa nhà cung cấp nhà sản xuất trong lĩnh vực nhựa tại thị trường Việt Nam, từ đó rút ra kết luận về
ảnh hưởng của giá trị mối quan hệ lên hiệu quả kinh doanh của nhà sản xuất. Nghiên cứu này chủ yếu dựa vào mơ hình nghiên cứu của Ulaga & Eggert và nghiên cứu của Nguyen, Nguyen & Barrett.
Điểm mới của đề tài so với các nghiên cứu trên là khảo sát toàn bộ các yếu tố được nêu ra bởi Ulaga & Eggert cũng như nêu thêm ảnh hưởng của giá trị mối quan hệ lên hiệu quả kinh doanh của nhà sản xuất như trong nghiên cứu của Nguyen, Nguyen & Barrett.
Tóm tắt chương 2
Chương 2 giới thiệu về những lý thuyết và mơ hình mà đề tài dùng làm nền tảng cho nghiên cứu, sau đó là xem lại những nghiên cứu trước đây đã từng dùng những lý thuyết và mơ hình nền tảng này, cuối cùng là đề xuất mơ hình nghiên cứu cho đề tài.
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Chương 2 đã đề xuất mơ hình nghiên cứu cùng với các giả thiết, dựa trên những lý thuyết và nghiên cứu trước đây. Tiếp theo, Chương 3 trình bày một cách chi tiết quá trình nghiên cứu, bao gồm quá trình thực hiện, phương pháp nghiên cứu.
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu bắt đầu bằng việc xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và được cụ thể hóa bằng các câu hỏi nghiên cứu. Trước khi bắt tay vào nghiên cứu, tiến hành tìm hiểu các nghiên cứu có liên quan đồng thời thu thập những lý thuyết đã có để xem vấn đề nghiên cứu đã được giải quyết ở những mức độ nào. Từ cơ sở lý thuyết và vấn đề nghiên cứu, tiến hành xây dựng thang đo cho các khái niệm của mơ hình được thiết lập dựa trên các nghiên cứu trước đây, chủ yếu tham khảo thang đo của Ulaga & Eggert (2006) và thang đo của Homburg và Pflesser (2000) có sự điều chỉnh dựa trên nghiên cứu của Nguyen, Nguyen & Barret (2008). Bảng câu hỏi được xây dựng từ thang đo này được sử dụng để phỏng vấn 165 đáp viên. Sau khi thu thập được dữ liệu, tiến hành thực hiện xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 18. Từ kết quả phân tích dữ liệu, tiến hành rút ra các kết luận và kiến nghị. Quy trình nghiên cứu được mơ hình hóa như hình 3.1.
3.2. NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH VÀ KẾT QUẢ
Xác định loại nghiên cứu thích hợp: Phỏng vấn trực tiếp. Qui mô mẫu: 10 người.
Đối tượng nghiên cứu: 10 giám đốc, phó giám đốc hoặc trưởng - phó phịng vật tư của các doanh nghiệp sản xuất trong ngành nhựa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Địa điểm: trụ sở của doanh nghiệp.
Mục tiêu: điều chỉnh thang đo định lượng và xây dựng bảng câu hỏi định lượng.
Kết quả nghiên cứu định tính:
Thang đo Chất lượng sản phẩm:
Tất cả các đáp viên tham gia phỏng vấn đều cho rằng chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố quan tâm hàng đầu khi quyết định mua hàng từ một nhà cung cấp.
Các đáp viên đều đồng ý với các biến được đề xuất trong thang đo. Vì vậy, thang đo Chất lượng sản phẩm khơng có gì thay đổi so với đề xuất ban đầu.
Thang đo Dịch vụ hỗ trợ:
Các đáp viên cho rằng nhà cung cấp mà họ đang làm việc đều cung cấp tốt các dịch vụ hỗ trợ cho sản phẩm mà họ bán ra. Tuy nhiên, hầu hết các đáp viên đề xuất bỏ cụm từ "thích hợp" tại biến thứ 3 và điều chỉnh lại biến thứ 4 cho dễ đọc hơn.
Theo các đề xuất từ các đáp viên, biến thứ 3 được sửa thành "Nhà cung cấp X cung cấp thơng tin chính xác" và biến thứ 4 được sửa thành "Nhà cung cấp X phản hồi thơng tin một cách nhanh chóng".
Thang đo Hiệu quả giao hàng:
Hầu hết các đáp viên cho rằng việc giao hàng được gọi là đạt hiệu quả cao khi đáp ứng ba tiêu chí: thời gian, chất lượng, số lượng. Vì vậy, tất cả đều đồng ý với các biến trong thang đo. Thang đo Hiệu quả giao hàng khơng có gì thay đổi so với đề xuất ban đầu.
Thang đo Bí quyết cơng nghệ của nhà cung cấp:
Theo kết quả khảo sát, các đáp viên cho rằng việc nắm được bí quyết về đặc tính sản phẩm của nhà cung cấp sẽ đem lại sự thuận lợi cho họ trong quá trình sản xuất và phát triển sản phẩm mới. Đặc biệt trong ngành nhựa, khi nắm bắt các thông số kỹ thuật của các nguyên liệu đầu vào như tính dẻo, độ đàn hồi, hóa nhiệt sẽ giảm thiểu sai sót và sản phẩm lỗi khi sản xuất. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhựa cơng nghiệp cịn cho rằng nhà cung cấp cịn cử kỹ sư sang cơng ty của họ để giúp đỡ trong quá trình sản xuất sản phẩm ban đầu.
Khi phỏng vấn kỹ các đáp viên về các biến của thang đo Bí quyết cơng nghệ của
nhà cung cấp thì có 7 đáp viên cho rằng biến thứ 2 " Nhà cung cấp X biết cách cải
thiện sản phẩm của chúng tôi" và biến thứ 4 "Nhà cung cấp X giúp đỡ chúng tôi cải tiến sản phẩm" có nội dung gần giống nhau và cho rằng nên gộp chung hai biến này lại. Vì vậy, biến 2 sẽ bị loại bỏ và giữ lại biến 4.
Thang đo Thời gian đưa sản phẩm ra thị trường:
Các đáp viên cho rằng khi nhận được sự giúp đỡ của nhà cung cấp thì họ sẽ dễ dàng và tăng tốc độ đưa sản phẩm ra thị trường, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhựa cơng nghiệp vì đặc thù phức tạp của ngành này so với ngành nhựa dân dụng.
Trong số các biến của thang đo, có 5 đáp viên cho rằng biến thứ 2 "Nhà cung cấp X giúp chúng tôi cải thiện chu kỳ sản phẩm" có nội dung khơng rõ ràng và có 2 đáp viên lưỡng lự, chỉ có 3 đáp viên đồng ý mặc dù không hiểu rõ lắm về biến này nên biến này sẽ bị loại bỏ khỏi thang đo Thời gian đưa sản phẩm ra thị trường.
Thang đo Tương tác trong công việc:
Trong số các công ty tham gia khảo sát, tất cả đều cho rằng quá trình làm việc ban đầu và quá trình thương thảo sẽ do trưởng bộ phận kinh doanh giữa hai bên làm việc trực tiếp, khi thực hiện giao dịch mới do nhân viên giữa các công ty tương tác với nhau. Ngồi lần đầu tiên có các cuộc họp giữa các bên tham gia, sau đó tất cả đàm phán và giao dịch trong các lần sau đều do các cá nhân thực hiện dưới sự kiểm soát của cấp trên.
Trong số các đáp viên tham gia khảo sát, có 3 đáp viên cho rằng biến thứ 3 "Nhân viên của chúng tôi và của nhà cung cấp X có tương tác tốt với nhau" và biến thứ 4 "Chúng tơi có tương tác tốt với nhà cung cấp X" có nội dung gần giống nhau, nên loại bỏ một biến. Tuy nhiên, sau khi được phân tích sự khác nhau giữa hai biến này thì họ đã đổi ý và đồng ý giữ lại hai biến này.
Tuy nhiên, biến thứ 7 "Nhà cung cấp X luôn tạo cho chúng tơi có cảm giác là một khách hàng quan trọng" lại không nhận được sự đồng ý của hầu hết các đáp viên vì họ cho rằng biến này gần như thể hiện sự tôn trọng khách hàng hơn là tương tác giữa các bên. Vì vậy, biến này sẽ bị loại bỏ khỏi thang đo Tương tác trong công việc.
Thang đo Giá trị mối quan hệ:
Từ các thang đo trên, tất cả các đáp viên đều cho rằng chúng có ảnh hưởng đến Giá trị mối quan hệ giữa họ với nhà cung cấp và cho rằng lợi ích mà họ có được từ mối quan hệ này xứng đáng với những gì mà họ bỏ ra.
Có một biến mà các đáp viên cho rằng chưa diễn tả rõ ràng, đó là biến "Chúng tơi đạt được nhiều trong mối quan hệ với nhà cung cấp X" nên biến này sẽ được loại bỏ khỏi thang đo Giá trị mối quan hệ.
Thang đo Hiệu quả kinh doanh của nhà sản xuất:
Đối với thang đo này, các đáp viên đều nhất trí là khơng có chỉnh sửa gì nên thang đo Hiệu quả kinh doanh của nhà sản xuất sẽ được giữ nguyên.
Sau khi hoàn thành khảo sát định tính, các biến khảo sát ban đầu sẽ được hiệu chỉnh và đưa vào bảng khảo sát hoàn chỉnh (Phụ lục B). Bảng câu hỏi bao gồm 2 phần:
Phần 1: những câu hỏi liên quan tới Giá trị mối quan hệ giữa nhà cung cấp và nhà sản xuất cũng như các câu hỏi liên quan tới Hiệu quả kinh doanh của nhà
sản xuất. Thang đo được sử dụng là thang đo Likert 7 điểm (hoàn toàn khơng
đồng ý tới hồn toàn đồng ý) để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến
Giá trị mối quan hệ và Hiệu quả kinh doanh của nhà sản xuất.
Phần 2: Những thông tin cụ thể liên quan đến doanh nghiệp sản xuất như: hình thức doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, thời gian hợp tác với nhà cung cấp. Thang đo được sử dụng là thang đo định danh.
3.3. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG:
Phương pháp thu thập mẫu: thông qua phỏng vấn trực tiếp.
Đối tượng tham gia khảo sát là các giám đốc, phó giám đốc, trưởng - phó phịng vật tư hoặc các cá nhân phụ trách trực tiếp công tác mua vật tư sản xuất cho doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu: các doanh nghiệp sản xuất trực tiếp sản phẩm trong ngành công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Mỗi doanh nghiệp tiến hành lấy 1 mẫu.
Về kích cỡ mẫu khảo sát: theo Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cho rằng cỡ mẫu phải bằng 4 hay 5 lần số biến. Nghiên cứu này có 32 biến quan sát. Nếu mỗi biến cần 5 phần tử mẫu thì kích thước mẫu tối thiểu phải là 160. Kích thước mẫu của nghiên cứu này thu thập được là 165 nên thỏa mãn điều kiện yêu cầu về kích thước mẫu.
Sau đó, các biến quan sát sẽ được mã hóa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu bằng phần mềm SPSS phiên bản 18 và tiến hành thống kê, phân tích dữ liệu đã được thu thập.
Sử dụng hệ số Cronbach Alpha để kiểm định độ tin cậy của thang đo, các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại bỏ, tiêu chuẩn để chọn thang đo là khi giá trị Cronbach Alpha có giá trị lớn hơn hoặc bằng 0,6.
Phân tích nhân tố EFA được sử dụng nhằm xác định các nhân tố và biến quan sát giải thích cho nhân tố, biến quan sát được chọn là biến có hệ số tải nhân tố > 0,5, kiểm định KMO với 0,5 < KMO < 1.
Sau khi phân tích nhân tố, tiến hành xem xét mối tương quan giữa các nhân tố và phân tích hồi quy.
Bước cuối cùng là báo cáo kết quả, đưa ra kết luận và một số kiến nghị.
3.4. XÂY DỰNG THANG ĐO
Thang đo được sử dụng là thang đo Likert 7 điểm (hồn tồn khơng đồng ý đến hoàn toàn đồng ý) để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến Giá trị mối
quan hệ giữa nhà cung cấp và nhà sản xuất. Thang đo này được tham khảo từ các
nghiên cứu trước đây, và đã điều chỉnh, bổ sung thông qua việc phỏng vấn trực tiếp với đại diện của các nhà sản xuất.
Nhân tố Chất lượng sản phẩm được đo bằng 5 biến quan sát. Thang đo dựa trên nghiên cứu của Ulaga & Eggert (2006):
Bảng 3.1. Thang đo các biến quan sát của Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm (CLSP) Tên biến
Nhà cung cấp X cung cấp sản phẩm có chất lượng cao CLSP_1 Nhà cung cấp X luôn đáp ứng đúng yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng CLSP_2 Sản phẩm của nhà cung cấp X có chất lượng đáng tin cậy CLSP_3 Sản phẩm của nhà cung cấp X có chất lượng đồng nhất CLSP_4
Sản phẩm của nhà cung cấp X ít khi có lỗi CLSP_5
Nhân tố Dịch vụ hỗ trợ bao gồm 4 biến quan sát sau khi đã chỉnh sửa ngôn ngữ
cho dễ đọc và phù hợp. Thang đo dựa trên nghiên cứu của Ulaga & Eggert (2006):
Bảng 3.2. Thang đo các biến quan sát của Dịch vụ hỗ trợ
Dịch vụ hỗ trợ (DVHT) Tên biến
Nhà cung cấp X cung cấp dịch vụ hỗ trợ tốt DVHT_1 Nhà cung cấp X sẵn sàng cung cấp thông tin khi cần DVHT_2 Nhà cung cấp X cung cấp thông tin chính xác DVHT_3 Nhà cung cấp X phản hồi thơng tin một cách nhanh chóng DVHT_4
Nhân tố Hiệu quả giao hàng bao gồm 3 biến quan sát, cả 3 biến này đều dựa vào nghiên cứu của Ulaga & Eggert (2006):
Bảng 3.3. Thang đo các biến quan sát của Hiệu quả giao hàng
Hiệu quả giao hàng (HQGH) Tên biến
Nhà cung cấp X luôn giao hàng đúng hạn HQGH_1
Nhà cung cấp X ít khi giao hàng lỗi HQGH_2
Nhân tố Tương tác trong công việc bao gồm 6 biến quan sát sau khi loại bỏ biến
"Nhà cung cấp X luôn tạo cho chúng tơi có cảm giác là một khách hàng quan trọng". Các biến này dựa trên nghiên cứu của Ulaga & Eggert (2006):
Bảng 3.4. Thang đo các biến quan sát của Tương tác trong công việc
Tương tác trong công việc (TTCV) Tên biến
Chúng tôi dễ dàng làm việc với nhà cung cấp X TTCV_1 Chúng tơi có mối quan hệ làm việc tốt với nhà cung cấp X TTCV_2 Nhân viên của chúng tôi và của nhà cung cấp X có tương tác tốt với
nhau
TTCV_3
Chúng tơi có tương tác tốt với nhà cung cấp X TTCV_4 Chúng tôi dễ dàng chuyển các vấn đề cần xử lý tới nhà cung cấp X TTCV_5 Chúng tôi dễ dàng bàn luận về các vấn đề xảy ra về sản phẩm với nhà
cung cấp X
TTCV_6
Nhân tố Bí quyết cơng nghệ của nhà cung cấp bao gồm 4 biến sau khi loại bỏ biến "Nhà cung cấp X biết cách cải thiện sản phẩm của chúng tôi". Cả 4 biến này dựa trên nghiên cứu của Ulaga & Eggert (2006):
Bảng 3.5. Thang đo các biến quan sát của Bí quyết cơng nghệ của nhà cung cấp