Bảng 4.10. Kết quả kiểm định KMO và Barlett’s của các nhân tố độc lập
Giá trị Kết quả Đánh giá
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,858 Chấp nhận
Mức ý nghĩa (Sig.) 0,000 Chấp nhận
Kiểm định KMO và Barlett’s trong phân tích nhân tố cho thấy KMO = 0,858 thuộc vào khoảng [0,5;1] và sig = 0,0000 < 0,05. Như vậy, các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau và phân tích nhân tố là thích hợp.
Tiếp theo, thực hiện phương pháp trích trong phân tích nhân tố - Phương pháp phân tích nhân tố chính (Principal component analysis), kết quả phân tích nhân tố cho thấy các nhân tố có Eigenevalue lớn hơn 1 và giải thích được 72,410% biến thiên của dữ liệu.
Phương pháp xoay được chọn ở đây là Varimax procedure, xoay nguyên góc các nhân tố để tối thiểu hóa số lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố, vì vậy có thể tăng cường khả năng giải thích của nhân tố. Sau khi xoay ta cũng loại bỏ các biến có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5. 31 biến quan sát của 6 thang đo thành phần của Giá trị mối quan hệ được đưa vào kiểm định EFA.
Kết quả phân tích cho thấy hệ số KMO = 0,858 (>0,5), mức ý nghĩa 1% (Sig = 0,000) trích được 6 nhân tố có tổng phương sai trích là 72,410% lớn hơn 50%; hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5; sự khác biệt về hệ số tải nhân tố giữa các nhân tố đều lớn hơn 0,3. Kết quả này chỉ ra rằng các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau và phân tích nhân tố là phù hợp với dữ liệu.
Bảng 4.11. Kết quả phân tích nhân tố sau khi xoay của các nhân tố độc lập
Tên biến Nhân tố
1 2 3 4 5 6
Tương tác trong công việc TTCV_6 ,865 TTCV_5 ,822 TTCV_3 ,822 TTCV_2 ,786 TTCV_1 ,764 Chất lượng sản phẩm CLSP_4 ,849 CLSP_1 ,811 CLSP_2 ,794 CLSP_5 ,711 CLSP_3 ,666 Bí quyết cơng nghệ của nhà cung cấp BQCN_4 ,858 BQCN_3 ,812 BQCN_1 ,792 BQCN_2 ,761 Dịch vụ hỗ trợ DVHT_2 ,799 DVHT_4 ,791 DVHT_1 ,790 DVHT_3 ,712
Thời gian đưa sản phẩm ra thị trường
TSTT_1 ,812
TSTT_2 ,768
TSTT_3 ,765
Hiệu quả giao hàng
HQGH_2 ,412 ,805
HQGH_1 ,765
HQGH_3 ,347 ,678
Trong ma trận nhân tố sau khi xoay, sự tập trung của các biến quan sát theo từng nhân tố đã hiện rõ ràng, các biến quan sát có hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,5 thể hiện
độ kết dính cao. Phân tích nhân tố EFA cho thấy 6 nhân tố cơ bản giải thích được 72,410% của biến động. Bảng 4.11 báo cáo kết quả của phân tích nhân tố dưới hình thức: tên, hệ số tải của từng nhân tố, biến động được giải thích của từng nhân tố, và hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Sáu nhân tố được xác định trong bảng 4.11 có thể được mơ tả như sau:
Nhân tố 1: Gồm 5 biến quan sát của thành phần tương tác trong công việc nên
tên gọi được giữ nguyên là “Tương tác trong công việc”, ký hiệu là TTCV.
Nhân tố 2: Gồm 5 biến quan sát của thành phần chất lượng sản phẩm nên tên gọi
được giữ nguyên là “Chất lượng sản phẩm”, ký hiệu là CLSP.
Nhân tố 3: Gồm 4 biến quan sát của thành phần bí quyết cơng nghệ của nhà cung
cấp nên tên gọi được giữ ngun là “Bí quyết cơng nghệ của nhà cung cấp”, ký hiệu là BQCN.
Nhân tố 4: Gồm 4 biến quan sát của thành phần hỗ trợ dịch vụ nên tên gọi được giữ nguyên là “Dịch vụ hỗ trợ”, ký hiệu là DVHT.
Nhân tố 5: Gồm 3 biến quan sát của thành phần thời gian đưa sản phẩm ra thị
trường nên tên gọi được giữ nguyên là “Thời gian đưa sản phẩm ra thị trường”, ký hiệu là TSTT.
Nhân tố 6: Gồm 3 biến quan sát của thành phần hiệu quả giao hàng nên tên gọi
được giữ nguyên là “Hiệu quả giao hàng”, ký hiệu là HQGH. Mặc dù hai biến HQGH_2 và HQGH_3 tải đồng thời 2 nhân tố nhưng nhân tố 6 có hệ số cao hơn hẳn (hiệu số > 0,3) nên nhóm hai biến này vào nhân tố 6 là HQGH.
Tiếp theo, nghiên cứu xem xét đến mức độ tác động của từng nhân tố đến cảm nhận giá trị bằng phân tích hồi qui tuyến tính.