những bất cập của chính quyền cấp xã và đáp ứng cơng cuộc cải cách hành chính nói riêng và sự nghiệp đổi mới nói chung
Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta ln chăm lo kiện tồn và củng cố cấp cơ sở nói chung và chính quyền cấp xã nói riêng. Song từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã chậm đổi mới, cơng tác cán bộ và chế độ chính sách đối với cán bộ cấp xã chậm được chú ý đúng mức, luôn thay đổi, nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã và hiệu lực quản lý nhà nước ở cơ sở. Có thể nói, tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã thể hiện: năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức của cán bộ cấp xã vừa không đáp ứng được yêu cầu công cuộc đổi mới, vừa khơng đáp ứng được địi hỏi mong đợi của nhân dân; tổ chức bộ máy cồng kềnh, chức năng nhiệm vụ và hoạt động chồng chéo và nhất là sự suy thoái về đạo đức, phẩm chất, tệ tham nhũng lãng phí, quan liêu, cửa quyền, ức hiếp, sách nhiễu nhân dân của khơng ít cán bộ cấp xã. Qua triển khai Qui chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và qua kiểm tra của 6 đồn cơng tác liên ngành của Chính phủ năm 2000 cho thấy khơng chỉ có ở Thái Bình, mà ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có khơng ít chính quyền cấp xã khơng trong sạch, chưa thực sự là chính quyền của dân, do dân, vì dân. Một số nơi chính quyền đối lập với nhân dân, nhân dân mất lòng tin đối với cán bộ cấp xã.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khố VIII chỉ rõ: Phải tập trung sức kiện tồn chính quyền cấp xã. Trong thơng báo số 304/TB-TW ngày 22/6/2000, Bộ chính trị đã giao cho Ban tổ chức cán bộ Chính phủ chủ trì, phối hợp với một số ban của Đảng sớm tiến hành nghiên cứu một cách tồn diện về cơ sở. Trong chương trình xây dựng pháp luật năm 2001 của Quốc hội cũng đề ra nhiệm vụ phải hồn thiện pháp luật về chính quyền địa phương, trong đó có chính quyền cấp xã. Như vậy vấn đề hồn thiện tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã hiện nay là mục tiêu của hoàn thiện Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, đáp ứng đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố - hiện đại hoá đất nước, là nhiệm vụ cần thiết để giữ vững và phát huy bản chất cách mạng của nhà nước ta, để chính quyền cấp xã thực sự là của dân, do dân và vì dân; thực sự trong sạch, vững mạnh, hiệu quả, hiệu lực.