2.1.1. Về địa lý
Thái Bình là tỉnh ven biển thuộc lưu vực sông Hồng, nằm ở toạ độ từ 20017' đến 20044' vĩ bắc và 1060 06' đến 106039' kinh đơng. Diện tích tự nhiên 1.537 km2 [18, tr.1].
Thái Bình có vị trí Bắc và Tây Bắc giáp các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phịng; phía Tây và Nam giáp tỉnh Hà Nam, Nam Định; phía Đơng giáp vịnh Bắc Bộ. Đất đai Thái Bình được bao bọc bằng các con sông lớn và biển cả. Phía Tây Bắc là sơng Luộc; phía Đơng Bắc là sơng Hố; phía Tây Nam là sông Hồng. Bờ biển Thái Bình dài 54km với 3 cửa sông lớn đổ ra biển là: cửa sơng Thái Bình, cửa sơng Trà Lý và cửa Ba Lạt của sơng Hồng [56, tr.14].
Thái Bình là một tỉnh đồng bằng duy nhất khơng có rừng núi, đất đai phì nhiêu, hệ thống giao thơng thuỷ bộ thuận tiện. Quốc lộ 10 đi qua tỉnh nối liền hai thành phố lớn là Hải Phòng và Nam Định; đường 39 nối Thái Bình với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Hà Nội với các tỉnh phía Bắc [56, tr.15].
Nằm trong quá trình cải tạo hàng chục vạn năm của vùng đồng bằng Bắc Bộ, đất đai Thái Bình được hình thành chủ yếu do sự bồi tụ phù sa của 2 con sông lớn là sông Hồng và sơng Thái Bình cùng với cơng cuộc quai đê lấn biển khẩn hoang của nhiều thế hệ cư dân.
Do đặc điểm trên, nền kinh tế Thái Bình chủ yếu là sản xuất nơng nghiệp. Bên cạnh đó, bờ biển dài 54 km là lợi thế trong việc phát triển đánh bắt cá, ni trồng thuỷ sản. Ngồi ra, Thái Bình cịn nổi tiếng với các nghề thủ cơng truyền thống như dệt vải, tơ lụa (Hưng Hà, Đông Hưng), dệt chiếu (Hưng Hà, Quỳnh Phụ), đúc đồng (Quỳnh
phụ), rèn sắt (Thái Thụy), chạm bạc (Kiến Xương). Song Thái Bình bao bọc bởi các con sơng lớn và biển cả, vì vậy có khó khăn cho việc mở rộng giao lưu phát triển kinh tế với các tỉnh.