Kiểm tra giám sát và quản lý cán bộ là hoạt động nhằm nắm chắc thông tin, diễn biến về tư tưởng, hoạt động của cán bộ, giúp cho cấp uỷ, lãnh đạo phát hiện vấn đề nảy sinh, kịp thời điều chỉnh và tác động làm cho đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ luôn luôn hoạt động đúng hướng, đúng nguyên tắc quy định.
Thực tế cho thấy, một số cán bộ khi mới được bầu, được bổ nhiệm đều là những người tốt, có đạo đức, trung thành tận tụy, liêm khiết, có uy tín. Song trong q trình hoạt động, một phần do thiếu sự kiểm tra giám sát chặt chẽ, không được quản lý tốt đã dẫn đến thoái hoá biến chất, sa ngã.
Để giữ gìn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cần phải tăng cường công tác quản lý, kiểm tra giám sát cán bộ theo phương châm:
- Mọi hoạt động của cán bộ đều phải được quản lý kiểm tra và giám sát chặt chẽ. - Cấp uỷ và tổ chức Đảng phải trực tiếp tiến hành quản lý, kiểm tra cán bộ. - Tăng cường việc kiểm tra giám sát của quần chúng đối với cán bộ, của cán bộ cấp dưới đối với cán bộ cấp trên và ngược lại.
- Kiểm tra phải có kết luận cụ thể rõ ràng, phải đạt được mục đích là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.
Việc quản lý, kiểm tra, giám sát cán bộ phải chú trọng tính tồn diện, tính kịp thời cả về chính trị, tư tưởng đạo đức và kết quả hoạt động chuyên môn; về sinh hoạt tư tưởng; quản lý và kiểm tra chế độ tự học tập, rèn luyện của cán bộ. Kết hợp chế độ kiểm tra định kỳ thường xuyên với việc kiểm tra đột xuất. Đặc biệt là xây dựng quy chế bắt buộc mọi cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt phải chịu sự kiểm tra giám sát của quần chúng. Thực tế trong những năm qua, quần chúng có vai trị rất lớn trong việc quản lý, kiểm tra, giám sát cán bộ, nhiều vụ việc tiêu cực tham nhũng của cán bộ đều do quần chúng hoặc các cơ quan thông tin đại chúng phát hiện, tố giác và đấu tranh. Cần có quy chế cụ thể để quần chúng tham gia vào hoạt động này.
Làm tốt việc kiểm tra giám sát sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân loại, phân cấp quản lý, theo dõi giám sát bảo vệ cán bộ, đưa công tác này vào nền nếp.