Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở Thái Bình có những thành tựu nổi bật, ngun nhân dẫn đến những kết quả đáng khích lệ đó thể hiện trên những điểm sau:
- Do nhận thức được vị trí vai trị của chính quyền cấp xã là một tế bào quan trọng cấu thành đất nước, là nơi tổ chức thực hiện thắng lợi mọi chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
- Các cấp uỷ Đảng Thái Bình từ tỉnh đến cơ sở quan tâm lãnh đạo việc đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã. Coi trọng bố trí trong bộ máy chính quyền cấp xã hoạt động có hiệu quả. Đảng bộ cơ sở đã thường xuyên kiểm tra giúp chính quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn, chăm lo bồi dưỡng cán bộ cơng tác chính quyền.
- Phong trào xây dựng chính quyền cấp xã vững mạnh được cấp uỷ Đảng cơ sở trực tiếp lãnh đạo gắn với việc xây dựng Đảng bộ vững mạnh và được Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể tham gia tích cực.
- Trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển, chính quyền cấp xã đã có những biện pháp tích cực bảo đảm ngân sách vật tư, tiền vốn xây dựng kết cấu hạ tầng. Trong điều hành quản lý kinh tế có nhiều tiến bộ, kịp thời thể chế hoá các Nghị quyết của Đảng, tạo điều kiện cho đồn thể hoạt động; mối quan hệ giữa chính quyền và đồn thể được giữ vững, đó là điều kiện để chính quyền hồn thành nhiệm vụ.
- Bản thân đội ngũ cán bộ cấp xã đã có nhiều cố gắng rèn luyện tu dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt, củng cố đồn kết, khắc phục khó khăn hồn thành nhiệm vụ.
- Hoạt động của chính quyền cấp xã đã đi vào nề nếp hơn.
- Tổ chức xóm từng bước được củng cố hồn thiện, tuy khơng phải là cấp hành chính, khơng có chính quyền nhưng thực sự là cánh tay vươn dài của UBND xã đến nhân dân, giúp chính quyền rất nhiều việc.
Tuy nhiên cũng như tình hình chung trong cả nước, tổ chức hoạt động của chính quyền cấp xã ở Thái Bình vẫn cịn nhiều yếu kém khuyết điểm mà nguyên nhân của tình hình đó là:
- ở những nơi chính quyền yếu kém trước hết là Đảng bộ ở đó chưa được củng cố, và cũng là Đảng bộ yếu kém, ở đây thường xảy ra mất đoàn kết, bè phái cục bộ, chỉ lo đối phó nhau, ít lo lắng đến việc chung.
- Việc nhận thức về vị trí vai trị, nhiệm vụ của bộ máy chính quyền cịn chưa đủ rõ, chưa đạt tới sự thống nhất cao. Chẳng hạn quan niệm xã là cấp chính quyền nhà nước hay cấp tự quản của cộng đồng. Do chưa thống nhất trong nhận thức về vị trí vai trị của cấp xã, nên hiện đang còn tồn tại nhiều quan điểm rất khác nhau về xây dựng kiện tồn đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị cơ sở nói chung và chính quyền cấp xã nói riêng. Điều đó được thể hiện trực tiếp trong cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể.
- Những năm gần đây mặc dù Đảng, Nhà nước ta đã có một số chủ trương giải pháp tích cực để củng cố kiện tồn cán bộ cấp xã, nhưng các giải pháp cịn tính chắp
vá, xử lý tình thế thiếu tính tổng thể đồng bộ lâu dài. Cụ thể chưa có một chiến lược quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã đáp ứng yêu cầu đổi mới.
- Chưa chủ động, tích cực làm cơng tác chuẩn bị nguồn cho cán bộ cấp xã mà chủ yếu cịn mang tính chất tự phát ngẫu nhiên.
- Chưa xác định được rõ những yêu cầu tiêu chuẩn cụ thể cho từng loại cán bộ xã nên việc bố trí sử dụng cịn tuỳ tiện, thiếu ổn định, thiếu nhất quán.
- Cấp trên trực tiếp là UBND huyện, thị xã thiếu quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ kiểm tra uốn nắn, từ đó dẫn đến một số cán bộ vi phạm pháp luật, cửa quyền, tham nhũng quan liêu, trù dập ức hiếp quần chúng. Một số vụ việc tranh chấp về ruộng đất của nơng dân, tỉnh, huyện khơng có kế hoạch chỉ đạo giải quyết dứt điểm, còn đùn đẩy kéo dài, làm cho tình hình ngày càng phức tạp.
- Chưa phân cấp phân quyền cho chính quyền cấp xã một cách rành mạch rõ ràng giữa huyện và xã; cơ sở như các túi đựng, phải làm rất nhiều việc, nhưng điều kiện làm việc thiếu thốn, thiếu thông tin, phương tiện nghèo nàn lạc hậu, cán bộ đào tạo thiếu cơ bản dẫn đến hoạt động của cơ sở ở một số nơi kém hiệu lực, thậm chí sai lầm cũng là điều khó tránh khỏi.
- Cán bộ cấp cơ sở do cơ chế bầu cử mà hình thành, sau mỗi nhiệm kỳ hoạt động nếu không trúng cử lại trở về lao động sản xuất, gây cho cán bộ tâm lý coi công tác xã là hoạt động nghiệp dư.
Cán bộ xã chưa được quy định là công chức, nguyên nhân này tác động đến tư tưởng nhận thức của cán bộ xã, đa số không quyết tâm học tập phấn đấu vươn lên, số tốt nghiệp các hệ đào tạo thuộc tầng lớp trẻ tuổi không muốn về công tác ở xã.
- Về chính sách đối với cán bộ cấp xã nhìn chung chưa thoả đáng. Chính phủ có Nghị định 09/CP tăng phụ cấp sinh hoạt phí cho cán bộ cấp xã, song vẫn chưa đồng bộ, chưa cơ bản và chưa thật sự đáp ứng yêu cầu đối với cán bộ cấp cơ sở.
- Tác động của nền kinh tế thị trường cũng ảnh hưởng lớn đến tâm tư tình cảm, đời sống cán bộ. Nhiều người có vốn, có năng lực, kinh nghiệm khơng thích tham gia
vào cơng tác chính quyền mà thích đi vào con đường sản xuất kinh doanh, quan tâm nhiều hơn đến lợi ích kinh tế cuối cùng, mục tiêu lý tưởng bị phai nhạt.
Chính vì vậy xây dựng chính quyền cấp xã và việc đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở Thái Bình nói riêng và cả nước nói chung có ý nghĩa sống cịn đối với sự nghiệp cách mạng nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Chương 3
Phương hướng, giải pháp
đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở tỉnh Thái Bình