Thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa HĐND và UBND với Đảng uỷ và các đoàn thể nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở Thái Bìnhtrong điều kiện cải cách hành chính nhà nước (Trang 63 - 67)

uỷ và các đoàn thể nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ

- Mối quan hệ giữa HĐND và UBND:

Chính quyền cấp xã gồm HĐND và UBND. HĐND với tư cách là cơ quan đại biểu của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương quyết định những vấn đề quan trọng nhất ở địa phương; UBND là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở cơ sở. Mối quan hệ giữa hai cơ quan này là mối quan hệ trong hệ thống chính quyền cơ sở.

Thực hiện luật tổ chức HĐND và UBND sửa đổi năm 1994. Quan hệ giữa hai cơ quan này ở Thái Bình nhìn chung tương đối tốt. Đã phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện Hiến pháp, pháp lụât của Nhà nước, các quyết định, Chỉ thị của cơ quan Nhà nước cấp trên. Nghiêm chỉnh chỉ đạo và thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, thu chi ngân sách và giữ vững an ninh quốc phịng ở địa phương. HĐND xã có nhiều tiến bộ trong việc giám sát kiểm tra đối với UBND trong việc thi hành Nghị quyết của hội đồng, góp ý kiến uốn nắn kịp thời trong công tác quản lý nhà nước ở địa phương. UBND cấp xã thực hiện đầy đủ việc trình ra HĐND những vấn đề quan trọng của địa phương theo lụât định để HĐND quyết định và tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết của HĐND. Giữa 2 kỳ họp có sự phối hợp trong việc đơn đốc tổ chức thực hiện các Nghị quyết đã được HĐND thông qua.

Điều thuận lợi nữa hiện nay ở Thái Bình, phần lớn bí thư Đảng uỷ kiêm chủ tịch HĐND (79%) nên việc quyết đáp kiểm tra giám sát hoạt động UBND thuận lợi hơn, tổ chức việc tiếp dân, đôn đốc kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại tố cáo của nhân dân có tốt hơn. Tuy nhiên do kiêm nhiệm 2 nhiệm vụ nên công việc trực thường xuyên do phó chủ tịch HĐND đảm nhiệm nên đôi lúc giải quyết công việc thiếu kịp thời. Mặt khác do cơ chế tài chính ngân sách, hoạt động của HĐND phụ thuộc vào UBND nên cũng vì nể nang mà HĐND không cương quyết ngăn chặn một số việc làm sai trái của UBND. Một điều nữa là do năng lực của một số đại biểu còn hạn chế nên khơng tập trung trí tuệ để ra Nghị quyết theo như mong muốn của cơ quan quyền lực. Vai trị hoạt động của HĐND có lúc cịn hình thức. Nhiều cuộc họp sau khi UBND báo cáo khơng có ý kiến phát biểu chất vấn.

- Mối quan hệ giữa chính quyền cấp xã với Đảng bộ cơ sở:

Đảng bộ cơ sở là hạt nhân lãnh đạo thực hiện đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ở xã. Trong những năm qua Đảng bộ cơ sở, trực tiếp là Đảng uỷ luôn chăm lo củng cố phát huy vai trò quản lý điều hành của các bộ máy chính quyền cấp xã.

Đảng bộ cơ sở đã bàn và ra những Nghị quyết về phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, phát triển ngành nghề, xây dựng cơ sở hạ tầng,

phát triển sự nghiệp văn hoá giáo dục, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, cơng tác an ninh quốc phịng. Những Nghị quyết của Đảng bộ xã, phường, thị trấn đã được HĐND bàn bạc và cụ thể hoá thành Nghị quyết của chính quyền và biến thành kế hoạch thực hiện của UBND xã. Đảng bộ luôn quan tâm chăm lo đào tạo đội ngũ cán bộ, chọn cử những đảng viên tốt sang công tác bên chính quyền. Đặc biệt là quan tâm giáo dục, vận động nhân dân và đảng viên thực hiện pháp luật, nhiệm vụ chính quyền đề ra, ở mỗi xóm đều có bí thư chi bộ lãnh đạo điều hành theo đường lối chung của Đảng uỷ xã. Tuy nhiên mối quan hệ, lề lối làm việc giữa Đảng, chính quyền nhiều nơi chưa tách bạch rõ ràng, còn biểu hiện lệch lạc, vừa bao biện làm thay, vừa có biểu hiện bng lỏng sự lãnh đạo hoặc có nơi Đảng uỷ chưa làm tốt công tác kiểm tra đảng viên để dẫn tới vi phạm kỷ lụât phải xử lý.

- Mối quan hệ giữa chính quyền cấp xã với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở cấp xã:

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cơ sở làm tốt chức năng tham gia xây dựng củng cố và giám sát hoạt động của chính quyền. Định kỳ 3 tháng 1 lần các xã, phường, thị trấn đều tổ chức hội nghị liên tịch giữa HĐND, UBND và các đồn thể để đánh giá tình hình chuẩn bị chương trình đưa ra HĐND bàn bạc góp ý kiến cho UBND trong việc quản lý điều hành. Các đồn thể đã làm tốt cơng tác tun truyền vận động nhân dân trong việc thực hiện Nghị quyết của Đảng uỷ và nhiệm vụ của chính quyền, vận động nhân dân chấp hành tốt đường lối chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Ngược lại UBND xã, phường, thị trấn tạo điều kiện cho các tổ chức đoàn thể hoạt động như cơ sở vật chất, cấp kinh phí kịp thời... Tuy nhiên một số nơi trong mối quan hệ có biểu hiện ban ơn của chính quyền đối với đồn thể, trong tư tưởng cịn có nhận thức lệch lạc, chưa tạo điều kiện cho đoàn thể hoạt động tốt. Các phong trào thì cần có tiền mà kinh phí thì có hạn, nên hoạt động của đồn thể cũng hạn chế, do đó một số đồng chí cấp uỷ được phân cơng phụ trách đồn thể thiếu phấn khởi.

Đánh giá chung: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở Thái Bình trong

những năm qua có những thành tựu nổi bật đó là: Chất lượng hoạt động của HĐND có tiến bộ rõ rệt, nhất là từ khi triển khai quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, chất

lượng các kỳ họp, chất lượng các Nghị quyết của HĐND được nâng lên và có tính khả thi hơn: HĐND đã bớt hành chính hố các cơng việc của dân - việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn trước đây HĐND xã ra Nghị quyết thì nay đưa trả lại để dân bàn, dân quyết định, dân làm, dân giám sát, kiểm tra. Công tác giám sát hoạt động của UBND được tăng cường, coi trọng việc chất vấn, trả lời chất vấn trong các kỳ họp. Quan tâm đến việc tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo của dân: coi trọng việc tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp. Hiệu quả hoạt động của HĐND đã có những chuyển biến tốt.

- UBND đã phát huy được vai trị là cơng cụ quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, chăm lo phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Từ khi triển khai Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, lề lối làm việc của UBND xã và tác phong làm việc của cán bộ chính quyền đã có những chuyển biến rõ rệt theo hướng dân chủ hoá, sát dân, sát thực tế, bước đầu khắc phục có hiệu quả tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu sách nhiễu dân của cán bộ cấp xã; trình độ mọi mặt của cán bộ được nâng lên một bước.

Bên cạnh những thành tựu nổi bật, tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã còn bộc lộ những yếu kém và hạn chế nhất định:

- Trình độ kiến thức pháp luật, quản lý nhà nước của các đại biểu HĐND còn hạn chế, phương tiện và điều kiện làm việc của HĐND chưa được quan tâm đúng mức.

- HĐND chưa thực sự trở thành cơ quan đại diện của nhân dân và là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương trong việc xem xét quyết định những vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội của xã, phường, thị trấn - chất lượng hoạt động chưa cao, cịn mang nặng tính hình thức; hiệu quả giám sát còn hạn chế, việc giám sát của HĐND mới được thực hiện chủ yếu thông qua các kỳ họp. Hoạt động của đại biểu HĐND chỉ bó hẹp trong các cuộc tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp HĐND.

- Lề lối làm việc của UBND cịn mang nặng tính chất hành chính quan liêu, khơng sát thực tế.

Vai trò trách nhiệm của các uỷ viên UBND chưa được khẳng định, không sâu sát địa bàn dân cư, chưa thể hiện và phát huy vai trò cá nhân trong hoạt động chung của UBND.

- Quản lý lãnh thổ, quản lý đất đai và vốn đầu tư cho các cơng trình chưa chặt chẽ, tình trạng lãng phí, cấp đất, bán đất trái phép, không đúng thẩm quyền xảy ra phổ biến.

- Quản lý khai sinh, khai tử, kết hôn, chứng nhận lý lịch cịn lỏng lẻo. Quản lý tài chính cịn tuỳ tiện, khơng tn thủ đúng quy định của Nhà nước.

Trong quản lý điều hành ít dựa vào luật pháp, mà chủ yếu là thực hiện nhiệm vụ chỉ thị của cấp trên, giải quyết công việc theo ý muốn chủ quan.

- Công tác tiếp dân cịn mang tính hình thức, kém hiệu quả, lãnh đạo còn né tránh đùn đẩy khi tiếp xúc với những vụ khiếu nại phức tạp.

- Đội ngũ cán bộ cấp xã đông nhưng không mạnh, chất lượng hoạt động, hiệu lực hiệu quả quản lý thấp.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở Thái Bìnhtrong điều kiện cải cách hành chính nhà nước (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)