Đổi mới chế độ tuyển chọn, sử dụng cán bộ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở Thái Bìnhtrong điều kiện cải cách hành chính nhà nước (Trang 87 - 90)

- Phải xây dựng quy chế tuyển chọn cán bộ: Tuyển chọn cán bộ là khâu quan trọng để thu hút phát hiện người có tài, có đức, đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu chức trách của cơng việc đặt ra. Việc tuyển chọn chính xác hay khơng tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như dân chủ xã hội, cơ chế cạnh tranh nhân tài, các chính sách thu hút nhân tài... Ngay từ xa xưa ông cha ta đã chú trọng đến việc tuyển chọn người hiền tài bằng nhiều hình thức khác nhau.

Việc phát hiện, lựa chọn người tài tuỳ thuộc vào việc xây dựng các quy trình, quy chế tuyển chọn cán bộ.

Quy chế tuyển chọn cán bộ cần quán triệt quan điểm trọng dụng người có tài, có đức thực sự, khơng câu nệ vào bằng cấp, cơ cấu, quá trình cống hiến, thành phần xuất thân... mọi người đều bình đẳng trong việc lựa chọn vào cương vị lãnh đạo. Mọi người đều có quyền và có điều kiện được bộc lộ phẩm chất tài năng của mình; ai có tài, có đức phải được trọng dụng. Khắc phục tư tưởng "sống lâu lên lão làng". Việc tuyển chọn cán bộ phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, khắc phục tình trạng ơ dù, bè phái, cục bộ, kéo bè kéo cánh hoặc đưa họ hàng thân thích vào bộ máy. Xây dựng quy chế tuyển chọn cán bộ cũng cần quán triệt quan điểm dựa vào quần chúng để lựa chọn nhân tài. Bất kỳ một vị trí nào, đều được giới thiệu cơng khai, rộng rãi, yêu cầu tiêu chuẩn

điều kiện cần thiết để mọi người có thể tham gia ứng cử, thi tuyển một cách dân chủ. Người tham gia ứng cử hoặc được đề cử có đề án cơng tác, có mục tiêu chương trình hành động cụ thể. Cần kết hợp thi tuyển, sát hạch năng lực với việc đánh giá các phẩm chất chính trị đạo đức thơng qua thăm dị tín nhiệm và sự lựa chọn dân chủ của quần chúng, của tổ chức Đảng.

Thực hiện quy chế tuyển chọn cán bộ có ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Một mặt đảm bảo sự trong sáng về chính trị, làm cho quần chúng được biết, được lựa chọn, được kiểm tra giám sát cán bộ, thực hiện được dân chủ trong công tác cán bộ. Mặt khác khắc phục được tình trạng cán bộ chỉ lo chạy chọt vào chức nọ chức kia mà khơng tự lo học tập, rèn luyện nâng cao trình độ mọi mặt của mình. Và cũng khắc phục được tình trạng cán bộ chỉ lo đối phó, chịu trách nhiệm trước cấp trên mà không quan tâm chịu trách nhiệm trước quần chúng và cấp dưới.

Cùng với việc thực hiện chế độ thi tuyển cần kết hợp với các hình thức khác như: khuyến khích cán bộ có thành tích xuất sắc; đồng thời thực hiện nghiêm chế độ thưởng, phạt đối với cán bộ có thành tích hoặc bị khuyết điểm làm cho đội ngũ cán bộ luôn được sàng lọc, được bổ sung.

- Thực hiện tốt quy trình quy chế bầu cử, bổ nhiệm và sử dụng cán bộ: Vấn đề bổ nhiệm công chức ở cấp xã đến nay chưa thực hiện. Đó là điều bất cập vì rất vơ lý là chính quyền 4 cấp mà cấp xã lại khơng nằm trong ngạch bậc công chức. Hiện nay các chức danh trong UBND hình thành theo cơ chế bầu. Các chức danh tài chính, văn phịng, địa chính, tư pháp được hưởng quy chế giống cơng chức, còn lại các chức danh khác đều hoạt động mang tính hồn tồn nghiệp dư, có thể thay thế bất kỳ lúc nào. Chính điều này tạo tâm lý không ổn định, trong hoạt động công tác của họ, tư tưởng "chụp giật, tranh thủ quyền lực" để thu vén cá nhân trong q trình cơng tác xảy ra, khơng chú tâm tu dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn phục vụ cho thực hiện nhiệm vụ được giao ở từng cương vị cơng tác, dẫn đến tình trạng làm việc được chăng hay chớ, thiếu trách nhiệm. Tình hình trên tất yếu ảnh hưởng đến kết quả công việc chung của UBND. Vì vậy nên nghiên cứu chuyển một số chức danh sang chế độ công chức (nếu chưa thực hiện chuyển được toàn bộ). Chẳng hạn như phụ trách địa chính, phụ

trách tư pháp hộ tịch. Những người này phải được đào tạo chuyên môn, được bổ nhiệm xếp vào một ngạch bậc của công chức và được giao việc ổn định, lâu dài.

Việc bầu cử bổ nhiệm và sử dụng cán bộ phải đảm bảo thực sự dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể. Bầu cử, bổ nhiệm và sử dụng cán bộ phải đúng lúc, đúng tầm, đúng việc, đúng tiêu chuẩn, hợp với năng lực và sở trường, đúng với chuyên môn đã được đào tạo. Giao việc cho cán bộ phải giao đúng lúc cán bộ đang độ chín, đang đi lên, không nên để lúc cán bộ đã chững lại hoặc có chiều hướng đi xuống mới đề bạt. Không nên để một người giữ chức vụ lãnh đạo quản lý chủ chốt kéo dài quá 2 nhiệm kỳ ở một địa phương, cơ sở. Đồng thời cũng không nên để một người đảm đương quá nhiều chức vụ, công việc làm ảnh hưởng đến hiệu quả của nhiệm vụ chủ yếu.

Tuy nhiên, để khơng lãng phí nhân tài, có trường hợp mà cán bộ thực sự xuất sắc, được tín nhiệm của tuyệt đại đa số quần chúng, được cơ quan cấp trên ủng hộ, thì có thể được tái cử lần thứ 3.

Trong việc bổ nhiệm cán bộ, giảm bớt chế độ uỷ nhiệm, tăng cường chế độ bổ nhiệm trực tiếp, vì nó làm tăng tính trách nhiệm của chủ thể bổ nhiệm trong việc quản lý, theo dõi và xử lý đối với cán bộ được đề bạt, đối với cán bộ được bổ nhiệm.

Cần quy định trong mỗi nhiệm kỳ, trong thời hạn được bổ nhiệm, cán bộ phải được lấy phiếu tín nhiệm và đánh giá kết quả công việc theo định kỳ và tiêu chí cụ thể. Nếu số cán bộ nào khơng đủ tín nhiệm của 2/3 quần chúng cấp dưới hoặc trong địa phương mình xảy ra nhiều vụ việc tiêu cực lớn thì buộc phải từ chức, khơng nhất thiết phải hết nhiệm kỳ hoặc hết thời hạn bổ nhiệm.

Bổ nhiệm và sử dụng cán bộ cần gắn chặt với công tác đào tạo bồi dưỡng và quy hoạch cán bộ. Chỉ bổ nhiệm cán bộ trong diện quy hoạch, đã được đào tạo bồi dưỡng, đủ tiêu chuẩn theo quy định của vị trí chức danh đó và phù hợp với chun môn đào tạo. Không bổ nhiệm cán bộ chưa được đào tạo; hạn chế bổ nhiệm cán bộ ngoài diện quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ không đúng chuyên môn được đào tạo hoặc quan niệm đã là cấp uỷ, thường vụ thì việc gì cũng làm được và có thể phân cơng bất kỳ vị trí nào. Cần nghiên cứu quy trình bầu cử, phải thực hiện quy trình "dân bầu, Đảng chọn" trong tuyển chọn cán bộ. Khắc phục tình trạng cơ cấu hình thức trong bộ máy cán bộ, khơng vì cơ cấu mà bổ nhiệm cả những người thiếu tiêu

chuẩn. Việc bố trí cán bộ phải nhằm mục đích cuối cùng là hiệu quả hoạt động của bộ máy, hiệu quả hoạt động của từng người chứ khơng phải để thực hiện chính sách cán bộ bằng cơ cấu và thông qua cơ cấu.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở Thái Bìnhtrong điều kiện cải cách hành chính nhà nước (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)