Lợi thế và vướng mắc khi thực hiện mua bán, sáp nhập

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp xu hướng và những giải pháp lành mạnh hóa hoạt động này ở việt nam (Trang 25 - 58)

Y ếu tố bên trong: Vấn đề quản lý

1.5.3.Lợi thế và vướng mắc khi thực hiện mua bán, sáp nhập

1.5.3.1 Những điều kiện thuận lợi của Trung Quốc thúc đẩy hoạt động mua bán sáp nhập

- Nền kinh tế đang phát triển rất nhanh của TQ là thị trường mục tiêu của nhiều công ty.

- Công ty của Trung Quốc rẻ hơn rất nhiều so với các công tương tự ở Nhật Bản và Hàn Quốc.

- Các chi phí ở Trung Quốc thấp: nguồn lao động phổ thông dồi dào nên chi phí nhân công rẻ, nguyên vật liệu sử dụng có giá thấp tương đối so với các quốc gia khác,…

- Là một quốc gia có dân sốđông nhất thế giới, vào khoảng 1.3 tỷ dân Trung Quốc trở thành thịtrường tiêu thụ hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nước ngoài. - Trung Quốc là một phần của thị trường Châu Á năng động là mục tiêu hướng

đến của các tập đoàn kinh tế Châu Âu và Mỹ.

- Những cải cách kinh tế ở Trung Quốc dẫn tới sự tăng trưởng linh hoạt của hoạt động mua bán sáp nhập đang gia tăng.

- Việc Trung Quốc gia nhập WTO đã mở ra những cánh cửa cho đầu tư nước ngoài tới các ngành công nghiệp khác nhau của Trung Quốc, điều này cũng có tác động đáng kể trên sự tăng trưởng của hoạt động mua bán sáp nhập ở Trung Quốc.

- Chính phủ Trung Quốc đóng vai trò quan trọng vì đã điều chỉnh hoạt động mua bán sáp nhập để hoạt động này được xem xét và chấp nhận cả vềthương mại lẫn xã hội.

1.5.3.2 Hạn chế của Trung Quốc đối với hoạt động mua bán sáp nhập

- Các tập đoàn ở Mỹ và Châu Âu chưa biết nhiều về Trung Quốc. - Sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ.

- Sự không thống nhất quan điểm của các nhà lãnh đạo, có ý kiến cho rằng sẽ kiểm soát chặt chẽ những thương vụ làm “ảnh hưởng đến an ninh kinh tế quốc gia”, trong khi đó lại có những phát biểu bác bỏ quan điểm trên và cho rằng chưa hề có lĩnh vực công nghiệp nào của Trung Quốc bị bên ngoài kiểm soát và chiếm độc quyền.

- Chính quyền Trung Quốc không đưa ra các tiêu chí đểxác định rõ ở mức độ nào thì được coi là ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và không quy định rõ những ngành công nghiệp nào được phép cạnh tranh hoàn toàn, những ngành nào được cạnh tranh một cách hạn chế và những ngành công nghiệp thuộc độc quyền của nhà nước làm cho các nhà đầu tư nước ngoài bối rối khi thực hiện.

1.6 Tác dụng của hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp

Từ những mục tiêu mà nhà quản trị muốn đạt được khi thực hiện mua bán sáp nhập, các thương vụđạt được kết quả hoạt động như mong muốn sẽ làm:

- Gia tăng lợi nhuận của công ty. - Gia tăng giá trị của cổđông.

- Giảm đối thủ cạnh tranh và mức độ cạnh tranh. - Tăng vị thế của công ty trong nền kinh tế.

Có thể khẳng định rằng các vụ sáp nhập luôn tạo ra những lợi ích đáng kể cho các công ty, khách hàng và đối tác kinh doanh, cụ thể là:

- Mở rộng: Sáp nhập sẽ giúp mở rộng các dịch vụ và loại hình kinh doanh cho bất kỳ cấp độ nào của công ty. Những mặt mạnh của các bên giờ đây sẽ hợp chung thành những thế mạnh của công ty hợp nhất.

- Chuyên sâu: Sự kết hợp của công nghệ và chuyên môn giữa các công ty sẽ tạo ra những tập đoàn mới có tính chuyên sâu, cung cấp những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao hơn, hiện đại và tiên tiến hơn.

- Vươn tới toàn cầu: Thông qua sáp nhập, các công ty tận dụng được lợi thế thị trường và kênh phân phối của nhau, qua đó hệ thống bán hàng và dịch vụ sẽ được mở rộng, các kênh phân phối được nối dài tới hàng triệu người tiêu dùng và khách hàng là các công ty nhỏ, vừa và lớn trên toàn thế giới.

Bên cạnh những tác dụng tích cực đối với doanh nghiệp thì hoạt động mua bán sáp nhập cũng mang lại những lợi ích nhất định cho nước sở tại:

- Thu hút vốn đầu tư bên ngoài giúp phát triển kinh tế.

- Tiếp cận với công nghệ tiên tiến do các công ty nước ngoài đầu tư vào sau khi thực hiện mua bán sáp nhập.

- Đào tạo tay nghềđối với công nhân. - Học hỏi kinh nghiệm quản lý. - Giải quyết vấn đề lao động. - Thúc đẩy quá trình hội nhập.

- Đa dạng hóa ngành nghềtrong nước.

- Đáp ứng nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ trong nước.

1.7 Mặt trái của các hoạt động mua bán sáp nhập:

Mua bán sáp nhập thành công đem lại cho các doanh nghiệp sự gia tăng giá trị tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực vẫn tồn tại song song những hậu quả xấu do hoạt động này mang lại:

Đối với nền kinh tế:

- Làm thay đổi cấu trúc thị trường xuất hiện các doanh nghiệp độc quyền chi phối nền kinh tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lạm phát cao khi mà các tập đoàn kinh tế đổ xô vào làm thịtrường tăng trưởng nhanh chóng và bất ổn.

- Các công ty đa quốc gia chiếm lĩnh vai trò chủ đạo trong nền kinh tế và từng bước khai tử ngành công nghiệp truyền thống tại các nước đó.

- Trao đổi thương mại giữa các chi nhánh trong nội bộcông ty đa quốc gia thường đi cùng với định giá chuyển giao, làm thiệt hại đến nền kinh tếnước chủ nhà.

Hoạt động mua bán sáp nhập đã làm cho các nhà nước trở nên lúng túng trong việc đưa ra các chính sách của mình, một mặt đểthu hút đầu tư nước ngoài họ gắng sức tỏ ra hấp dẫn nhất đặc biệt về chính sách thuế và tính mềm dẻo xã hội, mặt khác họ muốn kìm hãm mong muốn độc quyền của các tập đoàn thông qua việc củng cố khung pháp lý.

Đối với doanh nghiệp:

- Bị thâu tóm, mất quyền kiểm soát.

- Bị chi phối, chèn ép bởi các tập đoàn giữ thếđộc quyền. - Rủi ro tài chính cao khi thực hiện mua bán sáp nhập.

1.8. Những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện mua bán, sáp nhập

Trên thịtrường phương Tây, khi thông báo về việc thôn tính, giá cổ phiếu của công ty mục tiêu thường tăng lên khoảng 40%. Ví dụ, cách đây không lâu, sau khi thông báo về khả năng tập đoàn Đức HENKEL mua lại hãng mỹ phẩm WELLA, giá cổ phiếu của hãng này tăng vọt thêm 41%. Lý do khiến cho cổ phiếu của công ty mục tiêu thường tăng đó là công ty tiến hành sáp nhập thường phải trả một khoản chi phí lớn cho hoạt động sáp nhập của họ. Nếu như công ty này không đưa ra một mức giá cao hơn mức giá đang được chào bán trên thịtrường cho cổ phiếu của công ty mục tiêu thì những người chủ sở hữu hiện tại của công ty sẽ không sẵn sàng bán cổ phần của họ cho công ty thôn tính.

Những lợi ích thì đã rõ, nhưng kèm theo đó là rất nhiều khó khăn phát sinh trước khi có một cuộc sáp nhập thành công thực sự. Các công ty không thể tránh khỏi việc phải đối mặt với những vấn đề khá phức tạp như độc quyền, thuế, kế toán, chuyển đổi tài sản, phân chia lợi nhuận, trách nhiệm giải quyết các khoản nợ chưa thanh toán của mỗi công ty, giải quyết lao động dôi dư, môi trường văn hóa công ty, trách nhiệm bảo vệ môi trường, tính toán các vấn đề hậu sáp nhập làm sao cho giá trị công ty ngày càng tăng để hấp dẫn các nhà đầu tư. Những rắc rối này đôi khi đòi hỏi các công ty phải biết từ bỏ một phần lợi ích riêng đểcùng đạt được mục đích chung.

Thiệt thòi trong những thương vụ mua bán sáp nhập chính là những người mua. Thông thường sau khi thông báo về kế hoạch mua, giá cổ phiếu các công ty bắt đầu giảm xuống (đây là thước đo cho thấy rằng thịtrường thường coi việc sáp nhập là sai lầm). “Phần thưởng” của thịtrường dành cho cổ đông công ty mục tiêu lớn bao nhiêu thì giá cổ phiếu của công ty sáp nhập giảm bấy nhiêu, và như vậy thiệt hại của cổ đông là không thểnào đo lường được. Như đã đề cập ở trên, công ty sáp nhập thường phải chi

trả số tiền lớn hơn nhiều so với giá trị thực của công ty mà nó thôn tính. Thêm vào đó có rất nhiều rủi ro và bất trắc tiềm ẩn trong một vụ sáp nhập. Dưới đây là một số những khó khăn mà công ty sáp nhập có thể gặp phải:

- Những thay đổi bất thường trong quá trình sáp nhập, sự khác biệt về văn hóa công ty

- Giảm năng suất vì những xung đột trong ban quản trị

- Gánh thêm các khoản nợ và các chi phí khác liên quan đến hoạt động sáp nhập. - Các vấn đề về mặt kế toán có thể ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty

sáp nhập, ví dụnhư chi phí tái cấu trúc tổ chức, hay các vấn đề có liên quan đến uy tín, thương hiệu công ty...

- Sựra đi của các nhân sự chủ chốt của 2 doanh nghiệp do bất đồng quan điểm - Trên thực tế không tồn tại phương pháp tài chính hoàn hảo nào tính toán lợi ích

việc sát nhập. Phương pháp quy đổi dòng tiền tương lai thường hay được sử dụng nhưng phức tạp đến mức, đôi khi chính những chuyên gia phân tích lại để xót nhiều lỗi.

Chính vì vậy, nhiều chuyên gia tài chính phương Tây khuyên nhủ rằng, chỉ nên sử dụng việc quy đổi đối với những dòng tiền bổ sung có được từ việc sáp nhập, và sau đó, kết quả này cộng với giá trị thị trường của công ty đi thôn tính. Trong trường hợp này, các nhà phân tích chỉ cần tính toán kỹ những dựđoán liên quan đến việc phát sinh thêm dòng tiền trong tương lai.

- Những sai lầm trong công tác đánh giá tài sản và các khoản nợ.

- Các chi phí từ quản lý tập trung để điều hành một tập đoàn lớn với nhiều chi nhánh phức tạp hơn cần đội ngũ cán bộ quản lý lớn và cồng kềnh hơn.

- Xuất hiện các chi phí bất thường.

- Sự thiếu thông tin về công ty mục tiêu cũng như các quy định của nước sở tại. - Những khó khăn khi thực hiện các thủ tục hành chính.

Kết luận chương 1:

Sự phát triển của nền kinh tế dẫn đến sự lớn mạnh của một số doanh nghiệp và sự suy thoái của các doanh nghiệp không theo kịp đà phát triển, sự ra đời của các doanh nghiệp đa ngành nghề, nhu cầu hợp tác giữa các doanh nghiệp,… là bước đầu cho hoạt động mua bán sáp nhập diễn ra trong nước.

Quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, nền kinh tế thế giới bước vào thời kỳ hội nhập, sự giao thương gia tăng giữa các quốc gia, các hoạt động đầu tư ra nước ngoài tăng lên nhanh chóng kéo theo đó là hoạt động mua bán sáp nhập xuyên quốc gia diễn ra mạnh mẽ.

Làn sóng mua bán sáp nhập gia tăng giúp nền kinh tế phát triển, giúp các doanh nghiệp lớn mạnh và đạt được mục đích của mình, tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực thì hoạt động này cũng có những tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp tham gia và cảđối với nền kinh tế. Điều này đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết đối với mỗi nền kinh tế, mỗi quốc gia.

Chương 2:

BƯỚC ĐẦU THC HIN MUA BÁN, SÁP NHP DOANH

NGHIP VIT NAM THI GIAN QUA (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1 Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua

2.1.1 Thực trạng chung của nền kinh tế

Thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế và tiến đến nền kinh tế thị trường, hội nhập với thế giới, Việt Nam đã có sự phát triển kinh tếtăng cao trong những năm qua:

Hình 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 1998 2000 2002 2004 2006 2008 Năm % tốc độ tăng trưởng kinh tế Linear (tốc độ tăng trưởng kinh tế) Nguồn: www.unctad.org

Nền kinh tế mở cửa có tốc độ phát triển kinh tế nhanh đã trở thành mục tiêu của các nhà đầu tư trên thế giới làm cho nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam gia tăng, trong đó có hoạt động mua bán - sáp nhập doanh nghiệp đang là xu hướng trong nền kinh tế (hình 2.2).

Trên thế giới, các hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp được hình thành rất sớm và phổ biến ởcác nước có nền kinh tế thịtrường với sự cạnh tranh quyết liệt giữa các công ty, tập đoàn đa quốc gia với nhau. Vô hình chung, các hoạt động này đã tạo ra một xu thế, hướng các công ty, tập đoàn đến việc liên kết tập trung nhằm tận dụng giá trị cộng hưởng từthương hiệu, tài chính và thịtrường.

2005, cả nước đã có 18 vụ mua bán sáp nhập với tổng giá trị là 61 triệu USD, năm 2006, số vụ mua bán sáp nhập là 32 với tổng giá trị là 245 triệu USD, 6 tháng đầu năm 2007 có 46 vụ với tổng giá trị là 626 triệu USD.

Hình 2.2: Tổng nguồn FDI vào Việt Nam

Tổng nguồn FDI vào Việt Nam

- 500 1 000 1 500 2 000 2 500 3 000 1990 1995 2000 2005 2010 Năm T ri u U S D FDI Linear (FDI) Nguồn: www.unctad.org Bảng 2.1: Một số vụM&A điển hình

Bên mua Bên bán Giá trị

Ngân hàng Sumitomo Mitsu

Eximbank 15% cổ phần 225 triệu USD

Ngân hàng OCBC VPBank 10% cổ phần -

Ngân hàng Standard Chartered.

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

10% cổ phần -

Kinh Đô Kem Wall’s 100% -

Tập đoàn Sojitz - Nhật Bản

Interflour Viet Nam 20% cổ phần 80 triệu USD

VinaCapital Khách sạn Omni Saigon

52% cổ phần 16.5 triệu USD.

Anco Nhà máy sữa của Nestlé

100% -

Indochina Capital Công ty cổ phần Địa ốc Hoàng Quân

20% cổ phiếu

20 triệu USD

Đáng chú ý là hai vụ mua bán DN có nguồn vốn nhà nước quản lý là Daiichi mua lại toàn bộ Bảo Minh CMG; Qantas Airlines (Australia) mua 30% cổ phần của Pacific Airlines. Đây là hai vụmua bán được đánh giá cực kỳ thành công không chỉ về giá trị hợp đồng mà còn có ý nghĩa lớn trong việc cơ cấu lại các DN Nhà nước đang gặp khó khăn. Qua hai vụ mua bán sáp nhập thành công này, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước đã bước đầu khẳng định được uy tín của mình trên một lĩnh vực hoàn toàn mới ở Việt Nam: đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 2.3: Tình hình M&A xuyên quốc gia của Việt Nam

Tì nh hình M&A xuyên quốc gi a của Việt Nam

- 20 40 60 80 100 120 140 160 180 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Năm T r i u U S D - 1 2 3 4 5 6 7 8 9 S t h ư ơ n g v Giá trị mua Giá trị bán Số lượng mua Số lượng bán Nguồn: www.unctad.org

Hoạt động mua bán sáp nhập của Việt Nam được thực hiện bởi các công ty nước ngoài, bởi nội bộ các doanh nghiệp trong nước và cả các doanh nghiệp trong nước mua lại của nước ngoài.

Hiện nay đã xuất hiện ngày càng nhiều nhu cầu bán và nhu cầu mua doanh nghiệp, đồng thời, xu hướng hình thành các tập đoàn kinh doanh, xu hướng đầu tư chéo giữa các doanh nghiệp cũng ngày càng phổ biến, đây là một tín hiệu tốt cho nền kinh tế, làm tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.

Nhu cầu mua bán sáp nhập ở thị trường Việt Nam là rất lớn. Một bên là các doanh nghiệp Việt Nam, chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, với một thời gian hội nhập ngắn

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp xu hướng và những giải pháp lành mạnh hóa hoạt động này ở việt nam (Trang 25 - 58)