Y ếu tố bên trong: Vấn đề quản lý
2.1.1 Thực trạng chung của nền kinh tế
Thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế và tiến đến nền kinh tế thị trường, hội nhập với thế giới, Việt Nam đã có sự phát triển kinh tếtăng cao trong những năm qua:
Hình 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 1998 2000 2002 2004 2006 2008 Năm % tốc độ tăng trưởng kinh tế Linear (tốc độ tăng trưởng kinh tế) Nguồn: www.unctad.org
Nền kinh tế mở cửa có tốc độ phát triển kinh tế nhanh đã trở thành mục tiêu của các nhà đầu tư trên thế giới làm cho nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam gia tăng, trong đó có hoạt động mua bán - sáp nhập doanh nghiệp đang là xu hướng trong nền kinh tế (hình 2.2).
Trên thế giới, các hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp được hình thành rất sớm và phổ biến ởcác nước có nền kinh tế thịtrường với sự cạnh tranh quyết liệt giữa các công ty, tập đoàn đa quốc gia với nhau. Vô hình chung, các hoạt động này đã tạo ra một xu thế, hướng các công ty, tập đoàn đến việc liên kết tập trung nhằm tận dụng giá trị cộng hưởng từthương hiệu, tài chính và thịtrường.
2005, cả nước đã có 18 vụ mua bán sáp nhập với tổng giá trị là 61 triệu USD, năm 2006, số vụ mua bán sáp nhập là 32 với tổng giá trị là 245 triệu USD, 6 tháng đầu năm 2007 có 46 vụ với tổng giá trị là 626 triệu USD.
Hình 2.2: Tổng nguồn FDI vào Việt Nam
Tổng nguồn FDI vào Việt Nam
- 500 1 000 1 500 2 000 2 500 3 000 1990 1995 2000 2005 2010 Năm T ri ệ u U S D FDI Linear (FDI) Nguồn: www.unctad.org Bảng 2.1: Một số vụM&A điển hình
Bên mua Bên bán Giá trị
Ngân hàng Sumitomo Mitsu
Eximbank 15% cổ phần 225 triệu USD
Ngân hàng OCBC VPBank 10% cổ phần -
Ngân hàng Standard Chartered.
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
10% cổ phần -
Kinh Đô Kem Wall’s 100% -
Tập đoàn Sojitz - Nhật Bản
Interflour Viet Nam 20% cổ phần 80 triệu USD
VinaCapital Khách sạn Omni Saigon
52% cổ phần 16.5 triệu USD.
Anco Nhà máy sữa của Nestlé
100% -
Indochina Capital Công ty cổ phần Địa ốc Hoàng Quân
20% cổ phiếu
20 triệu USD
Đáng chú ý là hai vụ mua bán DN có nguồn vốn nhà nước quản lý là Daiichi mua lại toàn bộ Bảo Minh CMG; Qantas Airlines (Australia) mua 30% cổ phần của Pacific Airlines. Đây là hai vụmua bán được đánh giá cực kỳ thành công không chỉ về giá trị hợp đồng mà còn có ý nghĩa lớn trong việc cơ cấu lại các DN Nhà nước đang gặp khó khăn. Qua hai vụ mua bán sáp nhập thành công này, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước đã bước đầu khẳng định được uy tín của mình trên một lĩnh vực hoàn toàn mới ở Việt Nam: đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.
Hình 2.3: Tình hình M&A xuyên quốc gia của Việt Nam
Tì nh hình M&A xuyên quốc gi a của Việt Nam
- 20 40 60 80 100 120 140 160 180 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Năm T r i ệ u U S D - 1 2 3 4 5 6 7 8 9 S ố t h ư ơ n g v ụ Giá trị mua Giá trị bán Số lượng mua Số lượng bán Nguồn: www.unctad.org
Hoạt động mua bán sáp nhập của Việt Nam được thực hiện bởi các công ty nước ngoài, bởi nội bộ các doanh nghiệp trong nước và cả các doanh nghiệp trong nước mua lại của nước ngoài.
Hiện nay đã xuất hiện ngày càng nhiều nhu cầu bán và nhu cầu mua doanh nghiệp, đồng thời, xu hướng hình thành các tập đoàn kinh doanh, xu hướng đầu tư chéo giữa các doanh nghiệp cũng ngày càng phổ biến, đây là một tín hiệu tốt cho nền kinh tế, làm tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.
Nhu cầu mua bán sáp nhập ở thị trường Việt Nam là rất lớn. Một bên là các doanh nghiệp Việt Nam, chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, với một thời gian hội nhập ngắn ngủi nên chưa có thông tin và không biết làm cách nào để tiếp cận các nhà đầu tư. Một bên là các quỹđầu tư doanh nghiệp nước ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt ở Việt Nam. Tuy nhiên, các quỹnày đang gặp khó khăn trong quá trình tìm kiếm và tiếp cận những cơ hội đầu tư do hạn chế về mặt nhân lực, do thời gian hiện diện của họ tại Việt Nam chưa lâu, sự kết nối thịtrường trong nước và các doanh nghiệp địa phương còn chưa rộng, đặc biệt là trong bối cảnh các doanh nghiệp trong nước chưa đáp ứng được những chuẩn mực quốc tế khiến cho quá trình tìm hiểu của các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp càng khó khăn hơn.
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang rất quan tâm đến việc đầu tư vào thị trường Việt Nam, thể hiện qua con số đăng ký đầu tư nước ngoài tăng mạnh trong thời gian gần đây. Các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng hình thức đầu tư thông qua hoạt động mua bán sáp nhập công ty là cách thức tiếp cận hiệu quả, nhanh chóng và đỡ tốn kém nhất. Nắm bắt được nhu cầu trên, tại Việt Nam đã xuất hiện các sàn giao dịch trực tuyến mua bán, sáp nhập đóng vai trò là cầu nối giữa các nhà đầu tư trong, ngoài nước với các doanh nghiệp. Các sàn giao dịch giúp người bán tìm được nhà đầu tư phù hợp, có thể cùng hợp tác kinh doanh hoặc chuyển nhượng lại. Đối với người mua, sàn giao dịch giúp mởra các cơ hội đầu tư, nhanh chóng mở rộng quy mô hoạt động, tận dụng được nhãn hiệu, nhân lực, hệ thống làm việc của công ty mà họ mua lại với giá cả hợp lý. Bên cạnh đó, các sàn giao dịch còn kết hợp với các hoạt động tư vấn chuyên nghiệp trong suốt quá trình mua bán sáp nhập, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật về các thủ tục pháp lý, tài chính doanh nghiệp, định giá doanh nghiệp và các dịch vụ khác như tái cơ cấu công ty, xác lập giá trị thương hiệu... nhằm tạo nên các giá trị gia tăng cho khách hàng.
Không nằm ngoài xu hướng chung, các công ty chứng khoán vào cuộc với các dịch vụ tư vấn về mua bán sáp nhập giúp gia tăng số lượng cũng như chất lượng của các thương vụ mua bán sáp nhập, đây là điều kiện giúp nhà đầu tư và bên bán đảm bảo được quyền lợi của của mình, giúp nâng cao nhận thức nhằm đạt được lợi ích tốt nhất từ một vụ mua bán sáp nhập.
động mua bán sáp nhập có xu hướng diễn ra ngay trong nội bộ ngành tài chính chứng khoán khi hàng loạt các ngân hàng và các công ty chứng khoán mở ra và nhiều công ty hoạt động với lợi nhuận không đủ bù đắp chi phí. Trong khi nhiều công ty chứng khoán đang lâm vào tình thếkhó khăn, làm ăn thua lỗ thì nhiều tổ chức tài chính nước ngoài lại đang nhòm ngó các công ty chứng khoán Việt Nam. Xu hướng đầu tư vào các công ty chứng khoán thông qua mua cổ phần, sáp nhập đang ngày càng rõ nét. Sự kiện gần đây nhất là Công ty Cổ phần Chứng khoán Âu Lạc chính thức bán 4,9 triệu cổ phần, tương đương 49% vốn điều lệ cho đối tác nước ngoài là Công ty Technology CX. Hiện đang có rất nhiều CTCK tự rao bán hoặc thông qua các công ty môi giới để kêu gọi các công ty khác sáp nhập và mong muốn của hầu hết các công ty này là tìm được đối tác chiến lược nước ngoài nhằm tăng cường năng lực quản lý, kinh nghiệm hoạt động, khảnăng cạnh tranh.
Cùng với lộ trình hội nhập và theo những cam kết về mở cửa thịtrường tài chính ngân hàng Việt Nam khi gia nhập WTO, những hoạt động mua bán sáp nhập trong lĩnh vực tài chính là một điều tất yếu.