Bước đầu thực hiện chống độc quyền và các biện pháp của

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp xu hướng và những giải pháp lành mạnh hóa hoạt động này ở việt nam (Trang 44 - 46)

Y ếu tố bên trong: Vấn đề quản lý

3.2. Bước đầu thực hiện chống độc quyền và các biện pháp của

Khi hoạt động mua bán sáp nhập diễn ra mạnh mẽ, các công ty đa quốc gia bắt đầu tiến hành các thương vụ mua bán sáp nhập trên các lĩnh vực trong nền kinh tế là lúc Chính phủ cần có các biện pháp để chống mong muốn độc quyền của các công ty này. Hiện nay các hoạt động này được kiểm soát bởi luật cạnh tranh và luật đầu tư, tuy nhiên các quy định của những luật này cũng chưa đủ để loại bỏ khả năng độc quyền của các công ty đa quốc gia ở Việt Nam. Trên thế giới đã có nhiều nước ban hành luật chống độc quyền đểđảm bảo tính cân đối cho nền kinh tế. Có hay không nên việc thực hiện luật chống độc quyền tại Việt Nam:

Nếu có luật chống độc quyền, các doanh nghiệp sẽcó cơ hội thành công ngang nhau, tính chất cạnh tranh lành mạnh, đánh giá thành công của doanh nghiệp là từ phía người tiêu dùng, các doanh nghiệp sẽ hoàn thiện sản phẩm của mình phù hợp với nhu cầu của xã hội. Chất lượng sản phẩm nâng cao, giá thành cạnh tranh, dịch vụ tốt, … đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Tuy nhiên để có thể hình thành nên luật chống độc quyền Việt Nam cón có nhiều việc phải giải quyết, Việt Nam cần phải xóa bỏ thế độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước, đây là điều mà Chính phủ đang thực hiện từng buớc trong chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Hoàn thiện khung pháp lý

Pháp luật về kiểm soát hoạt động sáp nhập, mua lại của Việt Nam đã tương đối đầy đủ (đã có những quy định cụ thể trong Luật Cạnh tranh và trong Nghịđịnh Quy định chi tiết thi hành một sốđiều trong Luật Cạnh tranh) và theo mô hình châu Âu - hướng đến hạn chế những tác động tiêu cực của kiểm soát tập trung kinh tế. Việc khống chế, kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng trong hội nhập kinh tế quốc tế. Khi hội nhập Việt Nam phải mở cửa cho các tập đoàn đa quốc gia vào. Với sức mạnh kinh tế vượt trội, các tập đoàn này có khả năng thôn tính các doanh nghiệp khác, nhất là các doanh nghiệp trong nước. Nếu hoạt động này không được kiểm soát sẽ gây lũng đoạn và khống chế thịtrường ở mức độ cao.

Về tổ chức, nên có một bộ phận riêng nằm trong Cục Quản lý cạnh tranh để thi hành các quy định về việc xem xét các vụ sáp nhập, mua lại và để phối hợp với các cơ quan khác trong kiểm soát hoạt động sáp nhập, mua lại. Theo Luật cạnh tranh năm 2004 và Luật doanh nghiệp năm 2005, việc kiểm soát các hành vi sáp nhập, hợp nhất, mua lại và liên doanh giữa các doanh nghiệp có sự tham gia của các cơ quan:

(ii) Hội đồng cạnh tranh xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế;

(iii) Cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký kinh doanh trong các trường hợp sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh. Để các cơ quan thực hiện tốt chức năng của mình, đòi hỏi phải giải quyết được những vấn đề sau:

- Một là, đểxác định các trường hợp tập trung kinh tế cụ thể, cần kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm được thực hiện chủ yếu dựa vào việc xác định chính xác thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia. Muốn thực hiện hiệu quả, đòi hỏi khảnăng dự báo của các cơ quan hữu trách về tình hình và mức độ tập trung của các thịtrường cụ thể.

- Hai là, sự phối hợp trong họat động giữa các cơ quan với nhau đểđảm bảo hiệu quả của việc kiểm soát tập trung kinh tế.

- Ba là, những hành vi tập trung kinh tế vi phạm pháp luật cạnh tranh, suy cho cùng là những trường hợp doanh nghiệp vi phạm đã hoàn tất việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại hoặc liên doanh cả về phương diện thực tế lẫn pháp lý. Do đó, để phát hiện sự vi phạm đòi hỏi các cơ quan đăng ký kinh doanh kiểm soát được tình hình tập trung kinh tế trong địa bàn mình quản lý bằng các số liệu thống kê và cần phải công khai các số liệu này.

Theo dõi hoạt động mua bán sáp nhập thông qua thị trường chứng khoán (TTCK). Thông qua hoạt động của TTCK, nhiều doanh nghiệp (DN) có thể thực hiện việc thôn tính, chi phối DN khác thông qua con đường tập trung kinh tế. Ở nước ta, quy định hoạt động mua bán sáp nhập phải từ 30- 50% trở lên mới phải báo cáo. Còn ở Thái Lan, việc chào mua hay bất cứhành động nào khác để một người có được hoặc sở hữu được 25% hay nhiều hơn tổng số chứng khoán đã bán ra của công ty sẽ được coi là việc mua chứng khoán để thâu tóm doanh nghiệp. Câu hỏi đặt ra là thị phần doanh nghiệp (bao gồm cả thị phần hàng hoá, dịch vụ và thị phần kết hợp) sẽđược xác định như thế nào và thẩm định sự chính xác của chỉtiêu này trên cơ sở khoa học nào? Kinh nghiệm của thế giới cho thấy có thể sử dụng một số tiêu chí khác để đánh giá dự án tập trung kinh tếnhư tổng doanh thu chưa tính thuế trên phạm vi toàn cầu của toàn bộ các doanh nghiệp hoặc nhóm pháp nhân, thể nhân tham gia vụ tập trung kinh tế; tổng doanh thu chưa tính thuếđược thực hiện trên lãnh thổ quốc gia bởi hai doanh nghiệp hoặc nhóm pháp nhân, thể nhân liên quan.

Cần nhanh chóng xây dựng cơ chế phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước như Cục Quản lý cạnh tranh với Bộ Kế hoạch Đầu tư để kiểm soát tập trung kinh tế

thông qua hoạt động mua bán sáp nhập nói chung, hay kết hợp giữa Cục Quản lý cạnh tranh với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước để kiểm soát tập trung kinh tế đối với giao dịch chứng khoán nói riêng. Hiện nay có bao nhiêu thương vụ mua bán sáp nhập thông qua giao dịch trên thịtrường chứng khoán, Cục không thể nắm được, kiểm soát vấn đề này cần phải thông qua báo cáo định kỳ của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Hiện hoạt động mua bán sáp nhập thông qua việc mua cổ phiếu nhằm thôn tính lẫn nhau đang có nguy cơ xảy ra.

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp xu hướng và những giải pháp lành mạnh hóa hoạt động này ở việt nam (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)