Y ếu tố bên trong: Vấn đề quản lý
3.4. Phát triển dịch vụ tư vấn
Hoạt động mua bán sáp nhập còn rất mới mẻ ở Việt Nam, rất ít các doanh nghiệp có thể hiểu rõ và tự thực hiện có hiệu quả hoạt động này và sự trợ giúp từcác công ty tư vấn là rất ít. Đón đầu làn sóng sáp nhập sắp tới nên có nhiều công ty chuyên về lĩnh vực tư vấn được thành lập và các công ty chứng khoán cũng không ngoài cuộc. Sự cần thiết của lĩnh vực này đã rõ, tuy nhiên chúng ta nên hoàn thiện một số vấn đề:
- Tham gia vào các hiệp hội, đoàn thể môi giới, tư vấn mua bán sáp nhập.
- Có những chương trình, kế hoạch đào tạo để có được đội ngũ chuyên gia tư vấn, môi giới chuyên nghiệp, có như vậy thị trường mua bán sáp nhập Việt Nam mới hoạt động tốt và đi vào chuyên nghiệp, qua đó bảo vệđược quyền lợi hợp pháp của các bên trong giao dịch mua bán sáp nhập..
- Chính phủcó văn bản hướng dẫn cụ thể cho các công ty thực hiện dịch vụtư vấn nhằm tránh những hoạt động sai trái làm sai lệch thịtrường.
Sự gia tăng các thương vụ mua bán sáp nhập trong tương lai của Việt Nam là tất yếu khi Việt Nam đã gia nhập WTO và thực hiện chính sách nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, để thị trường mua bán sáp nhập có thể phát triển tốt, Việt Nam cần chuẩn bị một sốđiều kiện khác, cụ thể là:
- Việt Nam cần hoàn thiện thể chế kinh tế thịtrường để nhu cầu mua bán sáp nhập của các doanh nghiệp ngày càng tăng. Ngoài ra, cần tạo ra nhu cầu nội tại của thị trường, trong môi trường kinh doanh đó phải có sự cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp.
- Việt Nam cần phải xây dựng được kênh kiểm soát thông tin, tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động mua bán sáp nhập nói riêng. Bởi vì trong hoạt động mua bán sáp nhập, thông tin về giá cả, thương hiệu, thị trường, thị phần, quản trị... là rất cần thiết cho cả bên mua, bên bán.
- Thị trường mua bán sáp nhập là một thị trường cần sự tham gia, tham vấn của nhiều chuyên gia có kinh nghiệm chuyên sâu về các lĩnh vực khác nhau như luật pháp, tài chính, thương hiệu... do đó, cần có những chương trình đào tạo để có được đội ngũ chuyên gia tốt, những người môi giới, tư vấn cho cả bên mua, bên
bán, đồng thời là người cung cấp thông tin tốt nhất về thịtrường. Có như vậy thị trường mua bán sáp nhập Việt Nam mới hoạt động tốt và đi vào chuyên nghiệp. - Thiết lập và hoàn thiện cơ chế bảo hiểm xã hội (BHXH), giảm nhẹ hiệu ứng phụ
do điều chỉnh ngành nghề và cải cách doanh nghiệp gây ra. Các hiện tượng phá sản và sáp nhập doanh nghiệp tất nhiên sẽ làm cho một bộ phận lao động rơi vào tình trạng thất nghiệp. Chính phủ chủ trương xây dựng một cơ chế BHXH như: trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp xã hội, hướng dẫn tái lập nghiệp, v..v.. để duy trì an sinh xã hội. Thiết lập và kiện toàn hệ thống BHXH là một công việc quan trọng hàng đầu không những liên quan đến sự hình thành công tác quản lý kinh tế, bảo đảm sự ổn định lâu dài cho xã hội mà còn góp phần ổn định sức mua của thị trường, kích thích nền kinh tế phát triển.
Kết luận chương 3:
Các giải pháp đưa ra đã phần nào giải quyết được những vần đề mà thị trường mua bán sáp nhập hiện nay đang gặp phải đồng thời tạo ra một môi trường thuận lợi để phát triển hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam.
Trong các giải pháp trên thì hoàn thiện khung pháp lý là một trong những giải pháp quan trọng nhất, những quy định rõ ràng của nhà nước sẽ làm kim chỉ nam cho các bên thực hiện và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài hơn. Họ muốn đầu tư khi môi trường đầu tư là lành mạnh và cảm thấy an toàn khi được pháp luật bảo vệ.
Mỗi nền kinh tế khác nhau sẽ có những giải pháp cho riêng mình để khắc phục những khó khăn mà nền kinh tế gặp phải và phương hướng cho sự phát triển trong tương lai, những giải pháp mà được đưa ra trên đây dựa trên kinh nghiệm của các nước đã trải qua quá trình này và điều kiện thực tế ởnước ta, khi các giải pháp này phát huy được hiệu quả thì thịtrường mua bán sáp nhập Việt Nam sẽ thực sự phát triển.
KẾT LUẬN
Mua bán, sáp nhập là xu hướng tất yếu trong nền kinh tế thế giới và Việt Nam hiện nay,
điều này thể hiện tính hội nhập và toàn cầu hóa của thế giới. Mua bán sáp nhập doanh
nghiệp không chỉ là một dịch vụ đơn thuần mà còn là con đường nhanh nhất để các
doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực, phát triển nhanh về quy mô và công nghệ tiên
tiến.
Mặc dù hoạt động mua bán sáp nhập không thể tránh khỏi những tác động tiêu cực đối
với doanh nghiệp và cả nền kinh tế, nhưng những lợi ích to lớn do hoạt động này mang
lại và những biện pháp khắc phục những hạn chế trên của Chính phủ mỗi quốc gia cũng
như các doanh nghiệp đã phát huy tác dụng, nên việc mua bán sáp nhập vẫn đang phát
triển và có những tác động tích cực đến sựtăng trưởng kinh tế thế giới.
Với những điều kiện thuận lợi sẵn có để phát triển hoạt động mua bán sáp nhập các
doanh nghiệp Việt Nam cần có sự nhìn nhận đúng đắn và hành động sao cho đem lại hiệu
quả cao nhất đối với hoạt động mua bán sáp nhập.
Bài viết này đã đưa ra một số nhìn nhận tổng quan về hoạt động mua bán sáp nhập và
một số phương pháp cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với hoạt động còn mới này,
nhằm giúp các doanh nghiệp có cái nhìn đúng hơn về hoạt động mua bán sáp nhập và có
những giải pháp thích hợp với mục đích của mình để tăng hiệu quả của hoạt động mua
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách.
[1]. L. Alan Winters và Shahid Yusuf, “Vũđiệu với người khổng lồ - Trung Quốc, Ấn Độ và nền kinh tế toàn cầu”. Ấn phẩm chung của Ngân hàng Thế giới và Viện Nghiên cứu chính sách (Singapore).
[2]. VũXuân Đào (1992), “Độc quyền và những biện pháp cơ bản chống độc quyền”.
[3]. Nhà xuất bản chính trị quốc gia, “Luật Doanh Nghiệp”. [4]. Nhà xuất bản chính trị quốc gia, “Luật Cạnh Tranh”. [5]. Nhà xuất bản chính trị quốc gia, “Luật Đầu Tư”. [6]. Nhà xuất bản chính trị quốc gia, “Luật Chứng Khoán”.
[7]. Nguyễn Thiết Sơn, “Các công ty xuyên quốc gia: khái niệm, đặc trưng và những biểu hiện mới”.
[8]. Lại Văn Toàn, “ Sáp nhập một xu thế phổ biến trong điều kiện cạnh tranh hiện tại”
[9]. Ban vật giá thuộc Vụ tổng hợp – thông tin tuyên truyền và kiểm định giá miền Nam, “Những tiêu chuẩn thẩm định giá 2002”
[10]. Cục thống kê, “Niêm giám thống kê 2006”
[11]. GS.TS.Trần Ngọc Thơ – chủ biên, “Tài chính doanh nghiệp hiện đại”.
[12]. GS.TS. Trần Ngọc Thơ, TS. Nguyễn Ngọc Định – chủ biên, “Tài chính quốc tế”.
[13]. PGS.TS.Nguyễn Thị Ngọc Trang, TS. Nguyễn Thị Liên Hoa – chủ biên, “Phân Tích Tài Chính”.
Báo và Tạp chí.
[1]. Tạp chí Kinh tế châu Á Thái Bình Dương số 43 (186) ngày 23/10/2007. [2]. Tạp chí Kinh tế châu Á Thái Bình Dương số 41 (184) ngày 09/10/2007. [3]. Tạp chí Đầu tư chứng khoán số 33 – 34 tháng 8/2007.
[4]. Tạp chí Đầu tư chứng khoán số 94 tháng 11/2007. [5]. Tạp chí Nhà quản lý số 51 tháng 12/2007.
[6]. Tạp chí Nhà quản lý số7 năm 2001.
[7]. Tạp chí Tài chính số 8 (514) tháng 8/2007.
[8]. Tạp chí thịtrường tài chính tiền tệ, Số135 năm 2003 [9]. Tạp chí điện tử Chinadaily: www.chinadaily.com.cn.
[10].Tạp chí điện tử Business World Portal : www.bwportal.com.vn [11]. Tạp chí điện tử Business Week: www.businessweek.com. [12]. Tạp chí điện tử châu Á Thái Bình Dương:
http://www.pwchk.com/home/eng/m&abulletin_ap_mid2007.html
http://www.pwchk.com/home/eng/m&abulletin_ap_mid2007.html
http://www.wachovia.com/wnewsletter
[13]. The Chinabusinessreview: http://www.chinabusinessreview.com/
[14]. Báo Tuổi Trẻ Online: www.tuoitreonline.com.vn
[15]. Tổ chức về Phát triển và Thương mại LHQ http://www.unctad.org
[16]. Báo điện tử Diễn Đàn Doanh Nghiệp: http://www.dddn.com.vn
[17]. Công ty Cổ phần Mua Bán Sáp Nhập Doanh nghiệp:
http://www.muabansapnhap.com
Và một số trang web: http://www.standardandpoors.com http://finance.mapsofworld.com http://www.logisticsmgmt.com http://www.indianmba.com http://www.pwc.com
PHỤ LỤC 1: CÁC BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ
Bảng 1.1: Giá trị và sốthương vụ mua bán, sáp nhập trên thế giới ... 8
Bảng 1.2: Một số thương vụ mua lại doanh nghiệp lớn ở Trung Quốc ... 18
Bảng 1.3: Một số thương vụ sáp nhập lớn ... 18
Bảng 2.1: Một số vụM&A điển hình ... 29
Hình 1.1: Tỷ trọng M&A trên thế giới ... 9
Hình 1.2: Tình hình M&A xuyên quốc gia trên thế giới ... 9
Hình 1.3: Tình hình M&A xuyên quốc gia ởĐông Nam Á ... 16
Hình 1.4: Tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc ... 17
Hình 1.5: Hoạt động M&A ở Trung Quốc ... 17
Hình 1.6: Tình hình M&A xuyên quốc gia của Trung Quốc ... 19
Hình 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ... 28
Hình 2.2: Tổng nguồn FDI vào Việt Nam ... 29
PHỤ LỤC 2: THỦ TỤC THỰC HIỆN SÁP NHẬP – MUA LẠI DOANH NGHIỆP
1. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết :
Sở Kế hoạch và Đầu tư
2. Hồsơ gồm :
1. Văn bản đề nghị sáp nhập, mua lại doanh nghiệp.
2. Quyết định của Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc của Đại hội
đồng cổđông v/v bán doanh nghiệp.
3. Hợp đồng sáp nhập, mua lại doanh nghiệp.
4. Điều lệ của doanh nghiệp bị sáp nhập, mua lại.
5. Dự thảo Điều lệ của doanh nghiệp sau khi được phép sáp nhập, mua lại (nếu có sự thay
đổi).
6. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài gồm: Bản sao quyết định
thành lập hoặc giấy tờ có giá trị tương đương khác với nhà đầu tư là tổ chức kinh tế, hoặc bản
sao
hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân.
Sốlượng hồsơ nộp :
- 03 bộ, trong đó có 1 bộ hồsơ gốc (trường hợp dự án sáp nhập, mua lại thuộc lĩnh vực đăng
ký cấp giấy chứng nhận đầu tư)
- 08 bộ, trong đó có 1 bộ hồsơ gốc (trường hợp dự án sáp nhập, mua lại thuộc lĩnh vực thẩm
tra cấp giấy chứng nhận đầu tư.
3. Thời gian giải quyết :