2.2.1. Tình hình vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Lilama 69-1.
Bảng 2.3. Tình hình biến động vốn kinh doanh năm 2013
Qua bảng phân tích trên, ta thấy, trong năm 2013, VKD của Công ty đã có sự thay đổi cả về quy mô lẫn cơ cấu vốn:
a.
Về quy mô:
Tổng tài sản của doanh nghiệp cuối năm 2013 đạt 620.915.547 nghìn đồng (tăng 32,12% tương đương 150.947.424 nghìn đồng so với cuối năm 2012), trong đó:
- Vốn lưu động tại thời điểm cuối năm 2013 đạt 481.045.622 nghìn đồng , tăng 40,96% so với thời điểm cuối năm 2012, làm cho VKD tăng lên một lượng tương ứng là 139.792.173 nghìn đồng. Nguyên nhân là do sự gia tăng mạnh mẽ của Hàng tồn kho và Các khoản phải thu.
- Vốn cố định tại thời điểm cuối năm 2013 đạt 92.765.493 nghìn đồng tăng 403.717 nghìn đồng so với cuối năm 2012, tương ứng tăng 0,44% làm cho VKD tăng một lượng tương ứng là 403.717 nghìn đồng. Nguyên nhân do trong năm 2013, doanh nghiệp đã tiến hành thuê thêm TSCĐ thuê tài chính mới đưa vào phục vụ sản xuất kinh doanh đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục với công nghệ hiện đại, tiên tiến.
Quy mô tài sản của doanh nghiệp đang được tăng lên, đây là tín hiệu đáng mừng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp duy trì năng lực sản xuất đủ để đáp ứng các đơn đặt hàng của khách hàng đồng thời duy trì khả năng cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác trong việc chiếm lĩnh thị trường và đảm bảo an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
b.
Cơ cấu phân bổ vốn thay đổi theo xu hướng đầu tư vào vốn lưu động, tỷ trọng VLĐ cuối năm 2013 đạt 77,47% (tăng 4,86%) so với thời điểm cuối năm 2012. Với đặc điểm ngành nghề kinh doanh là sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, xây lắp như Công ty thì cơ cấu phần vốn tập trung vào VLĐ như trên được coi là hợp lý.
- Cơ cấu Vốn lưu động:
Trong Vốn lưu động thì Hàng tồn kho và Các khoản phải thu luôn chiếm tỷ trọng áp đảo so với các khoản mục khác. Cụ thể như sau:
+ Hàng tồn kho:
Cuối năm 2013, HTK đạt 198.349.873 nghìn đồng chiếm 41,23% tỷ trọng tài sản ngắn hạn, tăng cả về tỷ trọng và số lượng so với cuối năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm 2013, Công ty ký được nhiều hợp đồng với các đối tác, thi công được nhiều công trình hơn, những công trình này phần lớn còn dang dở tại thời điểm cuối năm nên được hạch toán vào khoản mục Chi phí SXKD dở dang, khiến cho giá trị của HTk tăng lên đột biến. Điều này cho thấy mặt tích cực là công ty đang hoạt động tốt, ngày càng có uy tín và mở rộng được thị trường, tuy nhiên nó cũng đồng nghĩa với việc công ty cần nhiều vốn hơn để bù đắp lượng vốn ứ đọng trong HTK, dẫn tới chi phí sử dụng vốn cao hơn.
+ Các khoản phải thu ngắn hạn:
Cuối năm 2013, giá trị Các Khoản phải thu đạt 236.184.136 nghìn đồng, tăng 22,71% tương ứng 43.703.295 nghìn đồng so với năm 2012 và chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản ngắn hạn của công ty ( chiếm 49,10% TSNH). Trong đó, Các khoản phải thu khách hàng cuối năm 2013 đạt 233.712.011 nghìn đồng , tăng 22,01% so với cuối năm 2012 đây là điều bình thường khi mà doanh thu năm 2013 tăng mạnh, tăng 38% so với năm 2012.
Cuối năm 2013, Tiền và các khoản tương đương tiền đạt 41.487.163 nghìn đồng , tăng 69,30% so với cuối năm 2012, giúp nâng cao khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần xem xét tích trữ tiền mặt hợp lý tránh ứ đọng vốn.
- Cơ cấu Vốn cố định:
Cuối năm 2013, vốn cố định của Công ty là 139.869.925 nghìn đồng, tăng 8,67% tương đương 11.155.251 nghìn đồng so với cuối năm 2012. Tỷ trọng của VCĐ trong tổng vốn kinh doanh giảm 4,86% so với cuối năm 2012. Nguyên nhân một phần do thông tư 45 làm một lượng tài sản trước là tài sản cố định nay chuyển sang là tài sản ngắn hạn, một phần do sự gia tăng mạnh của HTK và CKPT.
+ Tài sản cố định của Công ty đạt 92.765.493 nghìn đồng tăng 0,44% tương ứng 403.717 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó TSCĐ hữu hình là 69.047.997 nghìn đồng, giảm 5.217.967 nghìn đồng, chủ yếu là do hao mòn; TSCĐ thuê tài chính thì có sự gia tăng, từ 16.637.851 nghìn đồng tại cuối năm 2012 lên 23.717.496 nghìn đồng tại cuối năm 2013.
+ Các khoản đầu tư tài chính dài hạn của công ty không đổi, đạt giá trị 21.506.116 nghìn đồng ở cả đầu năm và cuối năm, trong đó có 11.700.000 nghìn đồng là khoản đầu tư vào công ty con LILAMA 69-1 Phả Lại, còn lại là các khoản đầu tư khác.
+Tài sản dài hạn khác cuối năm đạt 25.598.315 nghìn đồng, tăng 10.751.534 nghìn đồng so với đầu năm.
Có thể thấy Vốn cố định của Công ty chủ yếu nằm ở phần TSCĐ; còn các khoản phải thu dài hạn, đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác không nhiều, công ty không có bất động sản đầu tư.
Kết luận:
Ta có thể thấy rằng, quy mô tài sản của công ty ngày càng tăng lên. Tài sản của công ty tập trung chủ yếu ở Hàng tồn kho và Các khoản phải thu Khách hàng. Đây là dấu hiệu đáng mừng do công ty nhận được nhiều hợp
đồng thi công hơn, tuy nhiên nó cũng làm tăng rủi ro cho công ty, đòi hỏi công ty phải có phương pháp quản lý chặt chẽ hơn HTK và CKPT.
2.2.1.2. Tình hình nguồn vốn kinh doanh
Bảng 2.4. Tình hình biến động nguồn vốn năm 2013
Qua bảng phân tích trên, cùng với sự biến động của VKD, nguồn hình thành VKD cũng có sự thay đổi cả về quy mô lẫn cơ cấu.
a.
Về quy mô:
Tổng nguồn vốn cuối năm 2013 đạt 620.915.547 nghìn đồng, tăng 32,12% tương đương 150.947.424 nghìn đồng so với đầu năm cho thấy quy mô nguồn tài chính của doanh nghiệp đang được mở rộng trong năm 2013, để hiểu rõ nguyên nhân ta đi vào phân tích cụ thể:
- Nợ phải trả:
Nợ phải trả cuối năm 2013 đạt 496.775.540 nghìn đồng tương ứng tăng 145.591.107 nghìn đồng ~ 41,46% so với cuối năm 2012. Nợ phải trả tăng lên do việc huy động cả nguồn nợ ngắn hạn và dài hạn đều tăng, trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn cuối năm 2013 là 480.641.437 nghđ, tăng 142.547.587 nghìn đồng ~ 42,16% so với đầu năm; trong khi đó nợ dài hạn tăng lên không nhiều: đạt 16.134.103 nghđ. Tăng 3.043.520 nghdd~,25% so với đầu năm.
- Vốn chủ sở hữu:
Vốn chủ sở hữu cuối năm 2013 đạt 124.140.007 nghìn đồng tăng 5.356.317 nghìn đồng ~ 4,51% so với cuối năm 2012. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng do sự tăng lên của quỹ đầu tư phát triển, quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu và lợi nhuận chưa phân phối, nhưng chủ yếu là do sự tăng lên của quỹ đầu tư phát triển. Quỹ đầu tư phát triển tăng 25,55%, tương ứng tăng 4.234.771 nghìn đồng , quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu tăng 211,06%, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng 1,60%.
b.
Cơ cấu nguồn vốn của công ty thiên về huy động từ vốn vay: Tại thời điểm cuối năm 2013, Nợ phải trả chiếm tỷ trọng 80,01% trong Tổng nguồn vốn, tăng 5,28% so với đầu năm. Tương ứng, VCSH đạt 19,99% trong Tổng nguồn vốn, giảm 5,28% so với đầu năm. Điều này cho thấy công ty đang gia tăng sử dụng đòn bảy tài chính, đồng nghĩa với mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp giảm đi.
Để hiểu chi tiết hơn về tình hình tài chính của Công ty, ta có thể xem xét một số chỉ tiêu:
Bảng 2.5. Tình hình tự tài trợ (em xem có cần thiết đưa bảng này vào ko?)
Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2012 12/31/2011 1. Tổng tài sản 620.915.547 469.968.124 396.014.034 2. Tài sản dài hạn 139.869.925 128.714.674 121.840.924 3. Tài sản ngắn hạn 481.045.622 341.253.450 274.173.109 4. Nợ phải trả 496.775.540 351.184.433 285.448.360 5. Vốn chủ sở hữu 124.140.007 118.783.690 110.565.674
6. Tỷ suất đầu tư vào TSNH= (3)/
(1) 0,7747 0,7261 0,6923
7. Tỷ suất đầu tư vào TSDH= (2)/
(1) 0,2253 0,2739 0,3077
8. Hệ số nợ= (4)/(1) 0,8001 0,7473 0,7208
9. Hệ số vốn chủ sở hữu= (5)/(1) 0,1999 0,2527 0,2792
Qua bảng phân tích tình hình tự tài trợ của công ty tại ba thời điểm cuối năm 2011, 2012, 2013, có thể rút ra một vài nhận xét:
- Hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu: Hệ số này cho biết mức độ sử dụng nợ và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp so với tổng tài sản. Trong ba năm gần đây, hệ số nợ của công ty có giá trị từ 0,7 đến 0,8 cho thấy Cơ cấu nguồn vốn nghiêng hẳn về Nợ phải trả. Đây là điều hợp lý với tình hình của Công ty: công ty đang trên đà phát triển, cần nhiều vốn để tài trợ cho TSNH mà việc huy động vốn chủ lại rất hạn chế về quy mô và độ linh hoạt, do đó việc vay
vốn ngắn hạn để tài trợ cho TSNH là hợp lý và đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều nợ vay cũng làm độ tự chủ tài chính của Công ty suy giảm, điều này không chỉ làm tăng độ rủi ro trong thanh toán mà còn tác động tới tâm lý của các nhà đầu tư, do đó công ty cần giữ hệ số nợ trong phạm vi an toàn và có kế hoạch trả nợ hợp lý.
2.2.2. Thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Lilama 69-1.
2.2.2.1. Về quản trị vốn lưu động
Vốn lưu động chiếm tỷ trọng khá lớn và có xu hướng tiếp tục tăng trong tổng vốn kinh doanh của Công ty. Nghiên cứu cơ cấu vốn lưu động giúp ta thấy được tình hình phân bổ vốn lưu động và thực trạng của từng khoản mục trong các giai đoạn luân chuyển của quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó việc quản trị Vốn lưu động hợp lý mang tính quyết định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trước mắt cũng như hiệu quả lâu dài. Để hiểu rõ tình hình quản trị Vốn lưu động của doanh nghiệp, ta xem xét một số chỉ tiêu sau.
Bảng 2.6. Tình hình phân bổ vốn lưu động
VLĐ của doanh nghiệp cuối năm 2013 đạt 481.045.622 nghìn đồng , tăng 40,96% so với cùng kỳ năm 2012 tương ứng với mức tăng 139.792.173 nghìn đồng, được phân bổ cho các khoản mục sau:
- Hàng tồn kho:
Cuối năm 2013, HTK đạt 198.349.873 nghìn đồng chiếm 41,23% tỷ trọng tài sản ngắn hạn, tăng cả về tỷ trọng và số lượng so với cuối năm 2012.
- Các khoản phải thu ngắn hạn:
Cuối năm 2013, CKPTNH đạt 236.184.136 nghìn đồng, tăng 22,71% tương đương 43.703.295 nghìn đồng và chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản ngắn hạn công ty (49,10%). Tỷ lệ các khoản phải thu/ doanh thu của cuối năm 2013 là 33,29% giảm so với cùng kỳ năm 2012 là 4,15% do công ty đang quản lý chặt chẽ hơn các KPT khách hàng nhằm bảo toàn vốn của công
ty. Các khoản phải thu khách hàng cuối năm đạt 233.712.011 nghìn đồng , tăng 22,01% so với cuối nắm 2012.
- Tiền và các khoản tương đương tiền:
Cuối năm 2013 đạt 41.487.163 nghìn đồng , tăng 69,30% so với đầu năm, làm cho khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp tăng lên. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần xem xét đến chi phí sử dụng tiền để tránh gây ra tồn đọng tiền mặt quá nhiều.
- Tài sản ngắn hạn khác:
Chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng VLĐ cuối năm 2013 với tỷ trọng 1,04% , giảm 1,18% về tỷ trọng và 33,69% về quy mô so với thời điểm cuối năm 2012.
Kết luận:
Có thể thấy, cơ cấu phân bổ VLĐ của doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho. Mặc dù doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức và sử dụng VLĐ trong năm vừa qua nhưng vẫn cần xem xét lại chính sách hàng tồn kho trên cơ sở biến động thị trường và nhu cầu sản xuất, tránh phải dự trữ nguyên vật liệu gây ứ đọng, lãng phí vốn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu, đảm bảo thu hồi đủ và kịp thời các khoản nợ đến hạn.
» Tình hình khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Bảng 2.7. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty
Qua bảng chỉ tiêu, ta thấy:
- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời: cuối năm 2013 hệ số khả năng thanh toán hiện hành là 1,0008, giảm so với cuối năm 2012 (1,0093). Hệ số này giảm nhưng vẫn lớn hơn 1, cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp vẫn được đảm bảo.
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh: cuối năm 2013 hệ số khả năng thanh toán nhanh là 0,5882, giảm so với cuối năm 2012 (0,6642). Nguyên
nhân là hàng tồn kho tăng khá nhiều trong năm 2013 làm cho hệ số này bị giảm sút.
- Hệ số khả năng thanh toán tức thời: cuối năm 2013 hệ số khả năng thanh toán tức thời là 0,0863, tăng so với cuối năm 2012 ( 0,0725). Hệ số này tăng cho thấy khả năng thanh toán ngay các khoản nợ của doanh nghiệp đang tăng lên do lượng tiền mặt trong quỹ của doanh nghiệp có sự tăng lên.
- Hệ số thanh toán lãi vay cuối năm 2013 là 1,5454, giảm đi so với cuối năm 2012 (1,5622) nhưng vẫn ở mức cao cho thấy doanh nghiệp vẫn có đủ khả năng để thanh toán các khoản lãi vay.
Nhìn chung, khả năng thanh toán của doanh nghiệp không có sự thay đổi nào đáng kể so với cuối năm 2012. Doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và các khoản lãi vay. Tuy không có khả năng thanh toán nhanh và tức thời nhưng doanh nghiệp đã có kế hoạch trả nợ cụ thể và phù hợp với dòng tiền nên không cần thiết có hai khả năng thanh toán này để tránh đọng vốn trong vốn bằng tiền hay các KPT.
» Tình hình quản lý các khoản phải thu
Bảng 2.8. Tình hình biến động các chỉ tiêu trong khoản phải thu ngắn hạn
Các khoản phải thu cuối năm 2013 là 236.184.136 nghđ, trong đó các KPT khách hàng là 233.712.011 nghđ, chiếm tới 98,95%. So với đầu năm thì các KPT tăng khá nhiều, tăng 43.703.295 nghđ ~ 22,71%.
Có thể thấy, giá trị các KPT của công ty khá cao và ngày càng tăng. Tuy nhiên với đặc thù của ngành nghê thì là hợp lý vì khi thi công một công trình nào đó, Công ty thường được chủ đầu tư ứng trước khoảng 30% giá trị hợp đồng, số còn lại sẽ được thanh toán dần hoặc thanh toán một lần sau khi
nghiệm thu công trình, mà các công trình xây lắp thường kéo dài nhiều tháng, thậm chí vài năm, nên giá trị của các KPT luôn ở mức cao.
Để có những nhận xét chính xác hơn, ta đi xem xét chỉ tiêu số vòng quay các khoản phải thu và kì thu tiền bình quân theo bảng 2.9 như sau:
Bảng 2.9 Chỉ tiêu phản ánh tình hình nợ phải thu
Trong năm 2013, số vòng quay nợ phải thu đạt 3,3162 vòng, tăng 0,3034 vòng so với năm 2012. Nguyên nhân do doanh thu bán hàng và nợ phải thu bình quân đều tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu bán hàng lớn hơn. Số vòng quay nợ phải thu tăng dẫn đến thời gian vốn bị chiếm dụng giảm, tốc độ luân chuyển vốn trong thanh toán tăng, từ đó rủi ro tài chính của doanh nghiệp giảm. Trong kỳ tới, doanh nghiệp cần chú trọng quản lý tốt các khoản nợ phải thu để tránh những khoản nợ khó đòi từ đó làm giảm kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp.
» Tình hình quản lý hàng tồn kho
Bảng 2.10. Cơ cấu hàng tồn kho
Hàng tồn kho của Công ty là rất lớn, chiếm gần 42% tỷ trọng vốn lưu động. Vào thời điểm cuối năm 2013, tỷ trọng hàng tồn kho tăng 69,98% so với cuối năm 2012. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm tỉ trọng lớn