Nhóm giải pháp chung

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và giải pháp giúp tăng cường QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 691 (Trang 75 - 80)

3.3.1.1 Chủ động xây dựng kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn

Bất cứ một doanh nghiệp nào hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều muốn doanh nghiệp mình có nguồn vốn chủ động để hoạt động SXKD

hiệu quả mà không phải lo đến việc trả nợ, một doanh nghiệp đang và sẽ đứng vững trong nền kinh tế đương đại phải là doanh nghiệp có cơ cấu vốn và nguồn vốn hợp lý. Vốn là điều kiện vật chất không thể thiếu để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, thiếu vốn là mất đi nguồn lực quan trọng phục vụ cho quá trình kinh doanh. Ngược lại, việc tổ chức đảm bảo vốn đầy đủ kịp thời có tác động đến việc xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng VKD, là một trong những biện pháp tài chính hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả VKD của công ty

Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, xây dựng nên đòi hỏi VLĐ là rất lớn. Tuy nhiên, cần phải tính toán dự tính được sát nhu cầu thực hiện được VLĐ tránh tình trạng quá thừa hay quá thiếu so với thực tế

Để có kế hoạch xây dựng, huy động và sử dụng hợp lý vốn thì công ty cần phải xác định được nhu cầu vốn của mình. Để xác định một cách đúng đắn nhu cầu vốn thì cần phải xác định số vốn cần thiết tùy theo hoạt động kinh doanh của từng bộ phận và của từng đơn vị, xác định cơ cấu nguồn vốn hợp lý theo sự phát triển của quy mô kinh doanh

Để nâng cao hiệu quả sử dụng VKD thì việc xây dựng được một cơ cấu vốn và cơ cấu nguồn vốn hợp lý là vấn đề cốt lõi. Công ty cần chú trọng đến một số vấn đề sau :

- Xây dựng kế hoạch huy động vốn, lựa chọn nguồn tài trợ tối ưu. Do mỗi nguồn vốn có chi phí sử dụng vốn khác nhau, công ty cần cân nhắc tính toán kỹ lưỡng giữa hiệu quả sử dụng nguồn tài trợ với chi phí sử dụng nguồn tài trợ đó.

- Khi có nguồn tài trợ công ty cần chú trọng lập kế hoạch về phân phối và sử dụng hợp lý đạt kết quả cao nhất. Khi sử dụng vốn, công ty cần phải căn cứ vào kế hoạch đã lập làm cơ sở điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế, nếu phát sinh thêm nhu cầu vốn công ty cần phải đáp ứng kịp thời, nếu thừa vốn cần xử lý ngay không để vốn bị ứ đọng.

- Về vấn đề cấp vốn đối với từng công trình : Hiện nay tình trạng lãng phí vốn khi không cân đối khối lượng vốn cấp giữa các công trình thường xuyên xảy ra. Vì vậy, để sử dụng có hiệu quả khoản vốn này công ty nên thực hiện theo nguyên tắc : mọi chi phí hoạt động của từng công trình, chủ đầu tư hoặc các đội sản xuất phải tự chịu trách nhiệm, chỉ được quyết toán vào từng giai đoạn và khi hoàn thành. Để tăng hoạt động xây lắp, tránh bị ứ đọng vốn công ty nên hạn chế đấu thầu các công trình nhỏ lẻ có nguồn vốn đầu tư của các tỉnh, tập trung hoàn thành các công trình trọng điểm và các công trình trúng thầu theo đúng tiến độ đã thoả thuận.

3.3.1.2 Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, cải thiện tình hình thanh toán của công ty

Công tác thu hồi nợ và tình hình thanh toán là chỉ tiêu quan trọng đánh giá tình hình quản lý và sử dụng VKD của công ty

Do rất nhiều nguyên nhân mà trong các doanh nghiệp luôn luôn tồn tại hai khoản vốn trong quá trình thanh toán, một là khoản vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng và khoản vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng. Hiện tượng chiếm dụng vốn đang xảy ra phổ biến hiện nay, do các khoản này lại có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động SXKD của cácdoanh nghiệp nên vấn đề đặt ra là phải quản lý chặt chẽ các khoản này nhằm tăng hiệu quả sử dụng VKD

Vấn đề thu hồi công nợ cần phải được giải quyết kịp thời, trong thời gian tới công ty cần phải :

- Quy định rõ về các điều khoản thanh toán trong hợp đồng như phương thức thanh toán, thời gian thanh toán… Nếu chủ đầu tư thực hiện sai hợp đồng thì phải bị phạt tài chính tùy theo mứcđộ vi phạm, với giải pháp này công ty sẽ ràng buộc khách hàng hơn với trách nhiệm thanh toán

- Khi ký hợp đồng với chủ đầu tư, công ty phải dứt khoát không thi công những công trình thiếu vốn hoặc có vốn đến đâu làm tới đó đồng thời chủ đầu tư phải ứng trước một phần giá trị công trình ( khoảng 20%- 30%)

trên giá trị hợp đồng đã ký. Trường hợp cùng một lúc thực hiện nhiều hợp đồng thi công, công ty cần thu thập các thông tin về chủ đầu tư qua đó phân tích xem xét chủ đầu tư nào có khả năng thanh toán nhanh thì ưu tiên thi công dứt điểm công trình đó.

- Tăng cường áp dụng các biện pháp khuyến khích khách hàng thanh toán sớm tiền tiền hàng trước thời hạn công trình hoàn thành bàn giao

- Cần ghi sổ đối chiếu hàng ngày và theo dõi chặt chẽ các khoản nợ phải thu, lập kế hoạch cụ thể về việc thu hồi các khoản nợ này đối với từng đối tượng

- Đối với những khách hàng có mối quan hệ thường xuyên và chấp hành đúng chế độ thanh toán đối với công ty thì công ty có thể ưu tiên thực thi hợp đồng và cố gắng thực hiện bàn giao thanh quyết toán công trình trước thời hạn

- Đối với các khoản nợ khó đòi, cần tiếp tục theo dõi, đôn đốc thu hồi.

- Bên cạnh đó, công ty cần phải có kế hoạch trả các khoản nợ phải trả và các khoản vốn chiếm dụng. Trong chừng mực nhất định số vốn chiếm dụng được phần nào giảm bớt sự thiếu hụt về VKD, nếu công ty có kế hoạch trả nợ phù hợp thì không những giải quyết khó khăn về VKD mà còn giữ mối quan hệ với bạn hàng. Ngược lại, nếu chiếm dụng vốn quá lớn mà không chấp hành đúng kỷ luật trong thanh toán thì công ty không những làm mất uy tín với bạn hàng mà còn tăng thêm gánh nặng nợ cho mình.

3.3.1.3 Nâng cao chất lượng các công trình xây dựng, tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất kinh doanh

Việc nâng cao chất lượng các công trình cần thực hiện ở mọi khâu, mọi giai đoạn từ khâu chuẩn bịđầu tư cho đến khi bàn giao công trình vàđưa vào sử dụng. Đểđảm bảo VKD mang lại hiệu quả cao thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm công ty cần chú trọng :

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho CBCNV đặc biệtđối với công nhân bậc cao trong lĩnh vực xây dựng và xây lắp bởi chính họ là người tạo ra sản phẩm

- Trong quá trình thi công cần quản lý tốt khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm một cách chặt chẽ thể hiện trìnhđộ của người cán bộđồng thời thể hiện khả năng của phương tiện kiểm tra tính kỹ thuật của công trình. Khi phát hiện ra công trình không đảm bảo thì cần rõ do khâu nào, xác định mức độ thiệt hại và xử lý kịp thời

- Đi đôi với việc cần nâng cao chất lượng sản phẩm thì công ty cần có biện pháp để hạ giá thành sản phẩm, trong cạnh tranh thì giá cả là một vũ khí lợi hại và sắc bén. Hạ giá thành giúp cho công ty tăng số vòng quay VLĐ từ đó giảm bớt số vốn vay ngân hàng

3.2.1.4 Đẩy mạnh hơn nữa công tác hạch toán kế toán đi đôi với phân tích tài chính

Đây là một việc làm hết sức quan trọng giúp cho công ty có cái nhìn đúng đắn về những việc đã làm từ đó có biện pháp khắc phục những hạn chế để đạt kết quả tốt hơn

Nhìn chung giải pháp này nhằm tăng cường công tác quản trị, kiểm tra đối với hoạt động SXKD nói chung cũng như tăng cường công tác quản trị tài chính nói riêng, qua đó nâng cao hiệu quả trong quá trình sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp

Công tác này ở công ty đã được chú trọng hơn trong những năm gần đây tuy nhiên vẫn chưa có hiệu quả cao. Thông qua công tác hạch toán kế toán mà các thông tin về tình hình hoạt động SXKD của công ty được phản ánh kịp thời, phục vụ cho việc đưa ra các quyết định quản lý.

3.2.1.5 Chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro và tăng cường công tác đào tào, bồi dưỡng CBCNV (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì vấn đề giảm thiểu rủi ro cần phải hết sức chú ý, để công việc kinh doanh được thực hiện bình thường công ty cần :

- Mua bảo hiểm cho tài sản

- Trích lập các quỹ dự phòng tài chính theo quy định

Quỹ dự phòng tài chính dùng để bù đắp những khoản chênh lệch từ tổn thất, thiệt hại về tài sản hoặc rủi ro trong kinh doanh làm công ty gặp phải khi những tổn thất này chưa được tính vào giá thành và đền bù của cơ quan bảo hiểm. Lập quỹ này sẽ giúp cho công ty hoạtđộngđược thường xuyên liên tục khi gặp phải rủi ro

Bên cạnh đó việc đào tạo nghiệp vụ cho CBCNV là hết sức cần thiết bởi chính họ là người trực tiếp đem lại hiệu quả kinh doanh cho công ty, mọi việc sẽ diễn ra thuận lợi khi trình độ của họ được nâng lên.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và giải pháp giúp tăng cường QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 691 (Trang 75 - 80)