Đánh giá chung về tình hình quản trị vốn kinh doanh của công

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và giải pháp giúp tăng cường QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 691 (Trang 70 - 73)

2.2.3.1. Những kết quả đạt được

Công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thi công, xây lắp các công trình dự án lớn, phần lớn tài sản nằm ở các khoản phải thu và hàng tồn kho. Do sản phẩm của Công ty là các dây chuyền, hệ thống công nghệ, công trình. Đầu ra bị ảnh hưởng nhiều bởi tính chất cạnh tranh, biến động khó dự đoán của ngành xây dựng nói riêng và nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nói chung. Dù gặp nhiều khó khăn, Công ty vẫn không ngừng vươn lên để khẳng định vị trí đứng của Lilama 69-1 trên thị trường. Có được điều đó là nhờ hiệu quả quản lý của đội ngũ lãnh đạo và nỗ lực của cán bộ nhân viên toàn Công ty. Cụ thể, qua phân tích tình hình tài chính năm 2012-2013, ta đã thấy được một số thành tích đáng ghi nhận:

Doanh thu tăng trưởng mạnh so với các năm trước. Tốc độ quay vòng VKD được cải thiện.

Tỷ trọng nợ phải thu trên tổng Tài sản ngắn hạn và tỷ trọng Nợ phải thu trên Danh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đều giảm. Doanh nghiệp đang quản lý tốt hơn các KPThu của mình.

Trong năm 2013, Công ty thực hiện Chính sách bán hàng thận trọng, thắt chặt hơn và đã tổ chức lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi. Từ đó tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng nhiều, bên cạnh đó giúp doanh nghiệp có sự chuẩn bị ứng phó với trường hợp xấu khi nợ khó đòi thực sự xảy ra.

Tốc độ các khoản phải thu tăng, giúp giảm tình trạng vốn bị ứ đọng, bị chiếm dụng vốn.

Công ty đã có sự quan tâm, chú trọng và có biện pháp tích cực trong công tác thu hồi nợ.

Tổng quy mô chiếm dụng người bán tăng, giúp tạo nguồn tài trợ ngắn hạn cho tài sản. Bên cạnh đó quy mô vốn đi chiếm dụng lớn hơn quy mô vốn bị chiếm dụng cũng là một điểm tích cực giúp Công ty có nhiều vốn hơn để đáp ứng cho các nhu cầu chi tiêu của mình.

Tỷ trọng Nợ phải trả tăng, Công ty tận dụng đòn bảy tài chính, chi phí sử dụng vốn được hạ thấp do sử dụng nguồn tài trợ ngắn hạn thường có chi phí thấp hơn dùng nguồn tài trợ dài hạn để tài trợ cho tài sản.

Công ty thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế của mình. Trong năm Công ty cũng không phát sinh nợ quá hạn.

Quỹ đầu tư phát triển là quỹ được sử dụng vào việc đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, đầu tư chiều sâu của doanh nghiệp, hiện đại hóa máy móc, thiết bị, công nghệ, đào tạo nâng cao trình độ người lao động. Quỹ rất quan trọng với bất kỳ một doanh nghiệp nào, lại càng cần thiết hơn nữa với doanh nghiệp hay thực hiện xây dựng, lắp đặt nhưng công trình, dự án lớn có tầm quan trọng cao như Lilama 69-1. Thực tế doanh nghiệp đã chú ý trích lập, chú trọng đầu tư chiều sâu, mở rộng SXKD.

Máy móc thiết bị thi công, thiết bị dụng cụ quản lý đã được đầu tư đổi mới. Công suất máy được tăng lên, giúp tận dụng được trình độ, tay nghề người lao động.

2.2.3.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Tuy đã có nhiều nỗ lực nhưng Công ty cũng không thể tránh khỏi những điểm còn hạn chế.

Nền kinh tế nói chung và kinh tế ngành xây dựng nói riêng gặp nhiều khó khăn trong năm 2013 đã dẫn đến sự sụt giảm hoặc tăng không nhiều của các chỉ tiêu tài chính như sản lượng, doanh thu và lợi nhuận của Công ty.

Doanh thu thuần tuy tăng nhưng LNST lại giảm dẫn đến sự sụt giảm của các Tỷ số khả năng sinh lời ROA, ROE, Tỷ suất sinh lời doanh thu. Nguyên nhân là do Giá vốn hàng bán có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độc tăng của doanh thu thuần và sự gia tăng của thuế TNDN.

Nợ phải thu năm 2013 có giảm về tỷ trọng trong cơ cấu Tài sản ngắn hạn nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm tới 49,10% trong tổng VLĐ của Công ty, trong đó các khoản phải thu khách hàng là chủ yếu và chiếm tỷ trọng khá lớn. Tuy rằng trong nền kinh tế đang khó khăn, đặc thù của Công ty là chậm hạch toán doanh thu vì phải đợi quá trình nghiệm thu hoàn thành, nhưng Công ty vẫn nên chú ý theo dõi sát sao hơn nữa và cõ những biện pháp thích hợp, linh hoạt để thu hồi nợ.

Hiệu quả sử dụng vốn: Tuy tốc độ luân chuyển vốn tăng nhưng tỷ suất sinh lời giảm do LNST sụt giảm.

Hàng tồn kho tăng cao, chiếm tỷ trọng chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang do công ty đang tiến hành thi công dở các công trình, dự án mới làm nhu cầu mua nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ cho xây dựng lắp đặt tăng. Như vậy việc hàng tồn kho tăng là điều có thể chấp nhận được. Tuy vậy Công ty cũng cần chú ý để tính toán, tìm ra lượng dự trữ hàng tồn kho hợp lý, nhằm tránh ứ đọng vốn, giảm chi phí hàng tồn kho.

Lượng hàng tồn kho tăng nhanh và vốn bằng tiền nhỏ khiến cho khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời của công ty xuống mức thấp, gây giảm tính an toàn về khả năng thanh toán.

Từ thực tế này, công ty cần nhìn nhận và đánh giá lại thực tế hoạt động SXKD nói chung và tình hình tổ chức quản trị VKD nói riêng để tìm ra những

giải pháp hữu hiệu và cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản trị VKD

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và giải pháp giúp tăng cường QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 691 (Trang 70 - 73)