Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn kinh doanh của DN

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và giải pháp giúp tăng cường QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 691 (Trang 34 - 37)

1.2.4.1 Nhân tố chủ quan

* Do cơ cấu đầu tư vốn bất hợp lý: Đây là nhân tố ảnh hưởng tương đối lớn đến hiệu quả sử dụng vốn bởi vì vốn đầu tư vào các tài sản không cần sử dụng chiếm tỷ trọng lớn thì không những nó phát huy được tác dụng trong quá trình SXKD mà còn bị hao hụt mất mát dần làm giảm hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp.

*Do việc lựa chọn phương hướng đầu tư: Đây là nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đầu tư các sản phẩm, lao vụ, dịch vụ chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá thành hạ, được thị trường chấp nhận thì tất yếu hiệu quả kinh doanh thực tế thu được sẽ rất lớn và ngược lại, nếu sản phẩm hàng hoá dịch vụ, lao vụ của doanh nghiệp có chất lượng kém, không phù hợp với yêu cầu của thị trường, thị hiếu người tiêu dùng dẫn đến không tiêu thụ được. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ứ đọng vốn dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp.

* Do việc xác định nhu cầu vốn thiếu chính xác dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong các giai đoạn của quá trình SXKD đều ảnh hưởng không tốt đến hoạt động cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thấp.

*Do ảnh hưởng của chu kỳ sản xuất: Đây là một đặc điểm quan trọng gắp trực tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn. Nếu chu kỳ ngắn, doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh nhằm tái đầu tư mở rộng SXKD. Ngược lại nếu chu kỳ dài, doanh nghiệp sẽ có một ghánh nặng là ứ đọng vốn và lãi trả các khoản vay hay các khoản phải trả.

Ngoài các nhân tố trên, hiệu quả sử dụng của doanh nghiệp còn bị ảnh hưởng bởi các nhân tố khác như: Việc sử dụng lãng phí vốn trong quá trình mua sắm dự trữ vật tư, do trình độ tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất, hạch toán nội bộ của doanh nghiệp hay do trình độ lao động, cơ chế khuyến khích và trách nhiệm vật chất trong doanh nghiệp...

1.2.4.2 Nhân tố khách quan

* Các chính sách vĩ mô của nhà nước:Chính sách vĩ mô của nhà nước tác động không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Từ cơ chế giao vốn, đánh giá TSCĐ, thuế lợi tức... đến chính sách cho vay bảo hộ và khuyến khích nhập một số loại công nghệ nhất định đều có thể làm tăng hay giảm hiệu quả sử dụng TSCĐ.

* Biến động của thị trường đầu ra: Có thể coi đây là một tác nhân trực tiếp và thực tế hiện nay trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt. Nếu nhu cầu về sản phẩm cùng loại trên thị trường trong nước cũng như trên thế giới tăng, doanh nghiệp có điều kiện tăng sản lượng hàng hoá tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm của mình, tạo điều kiện tăng doanh thu và lợi nhuận qua đó tăng hiệu quả sử dụng vốn. Còn khi thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn

định như: Khủng hoảng thừa, nhu cầu tiêu thụ giảm đột ngột mất uy tín của sản phẩm cùng loại... làm cho sức mua trên thị trường giảm thì khả năng rủi ro của doanh nghiệp tăng.

1.2.5.Giải pháp chung nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc tìm được nguồn vốn đã là rất khó khăn nhưng để quản trị vốn kinh doanh tốt lại là một điều khó khăn hơn nữa. Vì thế, để tăng cường quản trị vốn kinh doanh, doanh nghiệp cần:

-Lựa chọn phương án kinh doanh phù hợp, đảm bảo chất lượng, hạ giá thành hợp lý để đảm bảo được việc tiêu thụ trên thị trường, để thu được lợi nhuận và tăng khả năng cạnh tranh

- Xác định nhu cầu tối thiểu cho hoạt động vốn kinh doanh, từ đó lập kế hoạch huy động, phân bổ và sử dụng cơ cấu vốn hợp lý

- Lựa chọn các hình thức thu hút vốn tích cực, tổ chức khai thác triệt để nguồn vốn bên trong doanh nghiệp vừa đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh một cách chủ động, vừa giảm được chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp, tránh tình trạng vốn tồn tại dưới dạng tài sản không cần dùng, vật tư hàng hóa kém phẩm chất chiếm tỷ trọng lớn mà doanh nghiệp vẫn phải đi vay với lãi suất cao và phải gánh chịu sự giám sát của chủ nợ làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Lựa chọn hình thức khấu hao phù hợp đối với vốn cố định: mức trích khấu hao trong giá thành sản phẩm phải tương dương với mức độ hao mòn thực tế của tài sản thì mới thu hồi và bảo toàn được vốn đầu tư tài sản.

- Tính toán nhu cầu vốn trong các khâu dự trữ sản xuất, lưu thông đối với TSLĐ cho phù hợp, tạo một cơ cấu vốn cân đối tránh tình trạng vốn trong khâu này ứ đọng, trong khi các khâu khác lại quán nhỏm không đủ đảm bảo được tính liên tục sản xuất.

Trên đây là một số biện pháp chung nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh, tùy theo đặc điểm, tính chất và hoạt động của mỗi doanh nghiệp để áp dụng các biện pháp sao cho phù hợp nhất với từng doanh nghiệp để tăng cường quản trị vốn kinh doanh.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 69-1

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và giải pháp giúp tăng cường QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 691 (Trang 34 - 37)