Phân loại thực vật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng bón nhiễm chế phẩm nấm rễ nội cộng sinh AM (Arbuscularmycorrhiza) tới sinh trưởng keo lá tràm (Acacia Uriculiformis) và bạch đàn URO (Eucalyptus Urophylla) tại vườn ươm và rừng trồng (Trang 35 - 97)

Giới ( Regnum):Plantae ( Thực vật).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Lớp ( Class):Eudicots ( Thực vật hai lá mầm).

Bộ ( Ordo):Fabales ( Bộ Đậu).

Họ ( Familia): Fabalceae ( Họ Đậu).

Chi ( genus): Acacia ( Chi Keo).

Loài ( species): A.auriculiformis.

Tên khoa học: Acacia auriculiformis (Keo lá tràm).

Tên khác : Tràm bông vàng(Nam 2010). 1.4.2 Đặc điểm hình thái

Là cây gỗ nhỡ, chiều cao có thể hơn 25m, đường kính ngang ngực (1,3m) 30-40cm nếu sinh trưởng trong điều kiện lập địa thuận lợi thì cây có thể cao tới 30m và đường kính ngang ngực có thể lên tới 80cm(Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Tổng cục Lâm nghiệp 2010). Thân tròn thẳng, tán rộng và phân cành thấp, cành thường phấn nhánh đôi, vỏ dày màu nâu đen.

Cây con ở giai đoạn 2-3 tuần kể từ khi nẩy mầm có 1-2 lá kép lông chim 2 lần chẵn được gọi là lá thật. Tiếp theo sau đó xuất hiện lá biến dạng trung gian phần đầu vẫn là lá kép, phần cuống phình ra tạo thành hình mũi mác thẳng, dài và rộng bản. Sau đó, lá kép bị mất hoàn toàn được thay thế bằng lá đơn trưởng thành, mọc cách, mép lá không có rang cưa, phiến hơi cong như hình lưỡi liềm, gọi là lá giả. Loại lá này được tồn tại trong suốt thời gian sống của cây, lá dày, màu xanh thẫm, cuống ngắn có 3 gân gốc chạy song song dọc theo phiến lá.

Hoa tự hình bông dài 8-15cm, mọc ở nách lá gần đầu cành, tràng màu vàng nhiều nhị vươn dài ra ngoài hoa.

Quả đậu xoắn, hạt nằm ngang, tròn và dẹt khi khô màu nâu bóng, dây rốn dài, quấn quanh hạt.Khi còn non quả hình dẹt, mỏng, thẳng, màu vàng khi già chuyển sán mầu nâu nhạt, vỏ quả khô hình xoắn, mỗi quả có từ 5-7 hạt.

Khi chín vỏ quả khô và nứt ra, hạt vẫn dược dính với vỏ bằng 1 sợi dây màu vàng ở rốn hạt. Hạt màu nâu đên và bóng, mỗi kg có 45.000-50.000 hạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(Nam 2010). Muốn có 1kg hạt cần chế biến 3 – 4kg quả(Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Tổng cục Lâm nghiệp 2010).

1.4.3 Đặc tính sinh thái và sử dụng

Keo lá tràm phân bố tự nhiên chủ yếu ở phía Bắc bang Queensland và Northern Territory của Oxtraylia và nhiều vùng của Papua new guinea, kéo dài tới Irian Jaya và quần đảo Kai của Indonesia. Phạm vi phân bố nằm giữa vĩ độ 50 và 170 Nam, nhưng tập trung chủ yếu ở các vĩ độ từ 8-160 Nam, độ cao tuyệt đối dưới 100m. Hiện nay Keo lá tràm đã được nhân rộng và gây trồng ở nhiều nước trên thế giới như Thái lan, Trung Quốc, Malaysia, Philippin , Việt Nam, Ấn Độ …

Ở nước ta Keo lá tràm được nhập nội và trồng thử nghiệm vào những năm 1960 tại miền Nam, đến đầu những năm 70 đã được mở rộng them diện tích trồng ra một số tỉnh miền Trung, tại Huế Keo lá tràm đã được sử dụng làm cây xanh đô thị dọc hai bên bờ song Hương. Cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX Keo lá tràm đã được gây trồng ở hầu hết các tổ chức quốc tế như SAREC, SIDA, FAO, PAM, … vào đầu những năm 80 nhiều nguồn giống có giá trị đã được đưa vào nước ta trồng sản xuất và phục vụ cho công tác nghiên cứu.

Keo lá tràm là loài cây ưa sáng mạnh , khả năng thích ứng rộng, chúng có thể sống được ở những vùng có mùa khô kéo dài từ 4-6 tháng, lượng mưa hàng năm chỉ khoảng 600 – 700mm, hoặc những vùng lạnh nhiệt độ xuống dưới 100

C nhưng phát triển kém. Tuy nhiên, chúng sinh trưởng tốt ở những nơi có khí hậu nóng ẩm và cận ẩm, nhiệt độ trung bình năm trên 240C, nhiệt độ tháng nóng nhất từ 32-340C, tháng lạnh nhất từ 17-220C. Lượng mưa trung bình năm trong khoảng 2000-2500mm, và chỉ có từ 1-2 tháng mùa khô, độ cao từ 0-600m, tốt nhất ở độ cao dưới 100m so với mực nước biển.

Keo lá tràm là loài cây dễ gây trồng, thích nghi được với nhiều loài đất đai khác nhau như đất cát ven biển, đất đồi núi phát triển trên phiến thạch sét, phiến thạch mica, nai, granit, phù sa cổ…, với độ pH từ 3-9. Chúng thích nghi tốt với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

những nơi có tầng đất sâu ẩm, giầu dinh dưỡng và nơi có pH trung tính hoặc hơi chua. Tuy nhiên các cây họ Đậu nói chung và Keo lá tràm nói riêng nhờ có nốt sần và có khả năng cố định đạm nên chúng không những có khả năng thích ứng tốt trên những loại đất xấu, thoái hóa, nghèo kiệt dinh dưỡng, nhất là nghèo đạm mà còn có tác dụng cải tạo đất rất tốt (Nam 2010).

Keo lá tràm là cây thường xanh với tán lá khá dày, hệ rễ phát triển và có nấm cộng sinh cố định đạm nên có tác dụng chống xói mòn, phòng hộ và cải tạo đất rất tốt.

Cây Keo lá tràm có những đặc điểm ưu việt hơn các loài keo khác về khả năng chịu hạn, chịu nóng và chịu lạnh tốt hơn các loài keo khác như Keo tai tượng, Keo lá liềm… Chính vì vậy Keo lá tràm có giải phân bố rộng hơn các loài keo khác.

Là cây đa tác dụng, mọi sản phẩm thu từ cây đều có giá trị kinh tế. Gỗ có tỷ trọng khá cao (0,6-0,75), mầu nâu đỏ hoặc xám nâu, nặng và rắn, có vân thớ đẹp giống như gỗ Cẩm lai Bà Rịa (Dalbergia barilensis) nên có nhiều nơi gọi là Cẩm lai giả. Gỗ Keo lá tràm có giác và lõi phân biệt, gỗ giác có màu trắng ngà, gỗ lõi có mầu nâu đen (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Tổng cục Lâm nghiệp 2010). Gỗ được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như làm trụ mỏ, ván dăm, nguyên liệu giấy, xây dựng nhà cửa, làm đồ gia dụng và đồ mộc xuất khẩu, … Cây cũng có thể dùng làm cây chủ để nuôi thả cánh kiến đỏ, làm giá thể để nuôi mộc nhĩ hoặc làm củi. Vỏ chứa tanin (hàm lượng 13%) có thể dùng cho nghề thuộc da (Nam 2010).

Năm 2002, gỗ Keo lá tràm có đường kính >30cm có giá tới 1-1,2 triệu đồng Việt Nam/m3

, có thời kỳ khan hiếm gỗ, giá lên cao tới 2 triệu đồng Việt Nam/m3(Sơn 2006).

Rừng Keo lá tràm sản xuất gỗ lớn, khi khai thác gỗ thương phẩm đạt tỷ lệ 60 – 80%.Tỷ lệ gỗ củi khá lớn 20 – 40%.Gỗ Keo lá tràm có năng lượng trung bình 4,800kcal/1kg. Cho nên khi trồng rừng Keo lá tràm trên đất xấu (bị thoái hóa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mạnh về độ phì) có thể kết với cải tạo đất với kinh doanh rừng gỗ nhỏ (Nghĩa 2003).

Ngoài giá trị từ gỗ và vỏ, hoa Keo lá tràm còn có thể sử dụng để sản xuất nước hoa và phục vụ cho nghề nuôi ong vừa cung cấp mật ong cho thị trường vừa góp phần gián tiếp thúc đẩy quá trình thụ phấn cho cây trồng. Keo lá tràm có hoa màu vàng tươi và có thể ra nhiều lần trong năm, có bộ tán khá đẹp, cây dễ trồng, ít sâu bọ nên có thể trồng làm cây xanh, cây trang trí trong các công viên và ven các đường phố(Nam 2010).

1.4.4 Tổng quan nghiên cứu gây trồng cây Keo lá tràm a) Trên Thế giới a) Trên Thế giới

Keo Acacia là một chi thực vật họ phụ Trinh nữ (Mimosoideae) thuộc họ Đậu (Leguminosae) bao gồm khoảng 1200 loài có phân bố rộng ở châu Á, và châu Đại Dương. Riêng Austrailia có khoảng 850 loài Keo Acacia với hàng trăm loài có lá giả (Pedley 1987).

Nghiên cứu của Pinyopusarerk (Pinyopusarerk 1984)về Keo lá tràm cho thấy ở vùng nguyên sản sinh trưởng tốt ở độ cao thấp hơn 400m, nhiệt độ trung bình 28- 30oC không có sương mù. Lượng mưa hàng năm thay đổi từ 760mm đến 2000mm, số ngày mưa thông thường từ 80 - 100 ngày trong một năm và phân bố theo mùa.

Theo Turnbull và các cộng sự(Turnbull 1997). Keo lá tràm mọc được trên nhiều loại đất. Ở Papua New Guinea chúng mọc được trên đất chua đến đất glay hoá mạnh, úng nước với pH từ 4- 6 và có thể mọc được trên đất có tính kiềm cao pH từ 8- 9 ở Northern Territory Keo lá tràm còn có khả năng sinh trưởng và phát triển ở những nơi có hoàn cảnh khác hẳn so với vùng nguyên sản, như có mùa khô kéo dài, lượng mưa trung bình hàng năm nhỏ hơn 650mm, hoặc ở những vùng đất hoang hoá bị xói mòn mạnh kể cả chịu ảnh hưởng của khí độc công nghiệp như ở một số nơi của Trung Quốc và Ấn Độ nó vẫn sống và phát triển tốt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhanh, có khả năng cố định đạm trong đất, cải tạo đất, cải tạo môi trường và phát triển được trong nhiều hoàn cảnh dù là khắc nghiệt ít loài cây khác mọc được. Theo Banerjee (Banerjee 1973)“Ít có loài cây nào có khả năng thích nghi rộng rãi với hoàn cảnh sống như Keo lá tràm, nó có vai trò đặc biệt trong việc trồng lại rừng ở những lập địa khó khăn, đất đai nghèo dinh dưỡng do xói mòn vì thiếu hiểu biết khi canh tác”.

Do có nhiều ưu điểm như đã trình bày, Keo lá tràm nhanh chóng được các nước ở vùng nhiệt đới trồng thành những vùng rộng lớn như là một loài chủ yếu phủ xanh đất trống, đồi trọc. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu sinh trưởng của Keo lá tràm cũng được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm.

Theo Brewbaker (Brewbaker 1986)khi tổng kết tình hình sinh trưởng của Keo lá tràm ở Indonesia cho thấy trong những điều kiện thuận lợi về khí hậu (lượng mưa bình quân >2000mm) đất đai tốt thì Keo lá tràm sinh trưởng mạnh ở tuổi 10 đến 12 cao từ 15m- 18m, đường kính 15cm – 20cm và năng suất có thể đạt được 20m3– 25m3/ha/năm. Tuy vậy trên những vùng đất bạc màu bị xói mòn mạnh thì năng suất chỉ đạt 8m3 – 10m3/ha/năm và ở những nơi có lượng mưa thấp, mùa khô kéo dài trồng không bón phân thì năng suất chỉ còn 2m3 đến 4m3/ha/năm. Điều này giống với năng suất rừng Keo lá tràm trồng quảng canh ở nước ta hiện nay.

Nghiên cứu tuổi khai thác của Keo lá tràm trồng trên đất hoang hoá ở Indonesia của Djuwadi, Fanani và Durbaricho thấy lượng tăng trưởng hàng năm và lượng tăng trưởng bình quân hàng năm bằng nhau ở tuổi 14, sau đó giảm dần và đến tuổi 18 thì lượng tăng trưởng hàng năm bằng không. Vì vậy, tác giả đề nghị tuổi khai thác của Keo lá tràm nên ở tuổi 14. Tuy nhiên tác giả không đề cập đến mục đích kinh doanh rừng Keo lá tràm vì mục đích kinh doanh là một chỉ tiêu rất quan trọng để quyết định tuổi khai thác rừng trồng(Djuwadi 1981).

Nghiên cứu về sinh khối Keo lá tràm ở tỉnh Pangnga, nam Thái Lan của Tampibal và cộng sự cho thấy tăng trưởng của Keo lá tràm phụ thuộc rất nhiều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vào xuất xứ. Tuy tác giả không nêu mật độ trồng và thí nghiệm không nhiều xuất xứ, nhưng với các cấp tuổi khác nhau thì giống xuất xứ từ Balamuk của Papua New Guinea đều có lượng tăng trưởng gấp 2 đến 3 lần giống xuất xứ từ Springvale ở Queensland(Thojib.A 1981).

Ngoài ra còn một số tác giả nghiên cứu về giá trị sử dụng của gỗ Keo lá tràm. Theo Chomcharn và cộng sựcho thấy gỗ Keo lá tràm bên cạnh tính năng thích hợp với các công trình xây dựng và làm đồ gia dụng như bàn, tủ, giường, chạm khắc… thì trong công nghệ sản xuất bột giấy, Keo lá tràm có tính chất bột tương đương với một số loài bạch đàn(Chomcharn 1986). Soetrisno còn cho rằng Keo lá tràm có thể ghép vào nhóm những cây có tỷ trọng cao, sợi ngắn và thành phần lignin thấp có tính chất dễ hoà tan khi đun nóng với axit sunfuric 15% sẽ cho sản phẩm bột giấy có tính chất vật lý phù hợp với sản phẩm giấy có chất lượng cao(Soetrisno 1990).

b) Trong nước

Ở Việt Nam, vào đầu những năm 1960 gần 20 loài Keo Acacia được đưa vào thử nghiệm gây trồng, Keo lá tràm là một trong những loài có khả năng thích nghi cao và sinh trưởng nhanh do đó trở thành loài cây trồng rừng phổ biến ở các tỉnh phía Nam (Nghĩa 2003).

Trong các năm 1996 - 1999 dự án FORTIP (Regional Project on Forest Tree Impovement) về cải thiện giống cây rừng do Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng thuộc Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam hợp tác với CSIRO (Tổ chức khoa học và công nghệ Australia) đã trồng 8 ha vườn giống Keo lá tràm tại Ba Vì (Hà Tây) và Chơn Thành (Bình Phước). Điều đáng tiếc là vườn giống Chơn Thành hiện nay không còn do địa phương trưng dụng lô đất đó để xây dựng khu công nghiệp. Vật liệu để xây dựng vườn giống là hạt giống được thu từ các cây trội đã được chọn lọc tại Papua New Guinea (PNG) và các bang Queensland (Qld), Northern Territory (NT) của Australia cũng như từ vườn giống Sakaerat của Thái Lan. Các vùng lấy giống là những xuất xứ đã được khảo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghiệm trước đây tại Việt Nam và Thái Lan được đánh giá là những xuất xứ tốt nhất. Mỗi xuất xứ được lấy từ một số cây trội nhất định, hạt lấy từ cây trội được thụ phấn tự do coi là một gia đình (family)(Hai 1999). Các gia đình này được trồng thành vườn giống theo khối hàng 4 cây lặp lại 8 lần hoàn toàn ngẫu nhiên. Đánh giá tổng hợp các vườn giống sau 3 năm về sinh trưởng của cây theo gia đình và theo xuất xứ, từ đó giữ lại những gia đình tốt nhất của các xuất xứ có triển vọng, tỉa bỏ những cá thể và những gia đình xấu để thành vườn giống lấy hạt (Seed orchard) cung cấp giống trồng rừng ở Việt Nam (Khả 2003).

Muốn trồng rừng thành công đối với bất cứ một loài cây nào ở một vùng sinh thái cụ thể, cũng cần phải nghiên cứu để hiểu biết đầy đủ về đặc tính sinh vật học, lâm học… của loài cây đó(Chỉnh 2013). Tuy nhiên để nâng cao sản lượng gỗ và tăng hiệu quả kinh tế ngoài các biện pháp lâm sinh chúng ta cũng cần mở rộng nghiên cứu tới mối quan hệ cộng sinh giữa nấm rễ nội cộng sinh với cây chủ. 1.5 Keo tai tƣợng 1.5.1Phân loại thực vật Giới ( Regnum):Plantae ( Thực vật). Ngành ( Divisio):Angiospermae ( Thực vật hạt kín). Lớp ( Class):Eudicots ( Thực vật hai lá mầm). Bộ ( Ordo):Fabales ( Bộ Đậu). Họ ( Familia):Fabalceae ( Họ Đậu).

Chi ( genus): Acacia ( Chi Keo).

Loài ( species): A.auriculiformis.

Tên khoa học: Acacia mangium (Keo tai tượng).

Tên khác : Keo lá to, Keo hạt (Nam 2010). 1.5.2 Đặc điểm hình thái

Cây gỗ trung bình, chiều cao biến động từ 7-30m, đường kính từ 25 – 35cm, đôi khi lên đến 50cm. Thân thẳng, vỏ có mầu nâu xám đến nâu, xù xì, có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vết nứt dọc. Tán lá xanh quanh năm, hình trứng hoặc hình tháp, thường phân cành cao. Cây mầm giai đoạn vài tháng tuổi có lá kép lông chim 2 lần, cuống lá thường dẹt gọi là lá thật, các lá ra sau gọi là lá đơn, mọc cách, gọi là lá giả, phiến lá hình trứng hoặc trái xoan dài, đầu có mũi lồi tù. Lá giả có 4 gân dọc song song nổi rõ và cũng là loại lá trưởng thành tồn tại đến hết đời của cây.

Hoa tự bông dài gần bằng lá, mọc lẻ hoặc tập trung 2-4 hoa tự ở nách lá. Hoa đều lưỡng tính có màu trắng nhạt hoặc màu kem, cây 18-24 tháng tuổi đã có thể ra hoa nhưng hoa nhiều nhất vào tuổi 4-5, mùa hoa chính thường vào tháng 6-7.

Quả đậu, dẹt, mỏng, khi già khô vỏ quả cong xoắn lại. Hạt hình trái xoan hơi dẹt, màu đên và bóng, vỏ dày, cứng, có dính giải màu đỏ vàng, khi chin và khô vỏ nứt hạt rơi ra mang theo giải đó hấp dẫn kiến và chim giúp phát tán hạt đi xa hơn. Một kg hạt có từ 52000-95000 hạt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Rễ phát triển mạnh cả rễ cọc vvaf rễ bang, đầu rễ cám có nhiều nốt sần chứa vi khuẩn cộng sinh có khả năng cố định đạm (Nam 2010).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng bón nhiễm chế phẩm nấm rễ nội cộng sinh AM (Arbuscularmycorrhiza) tới sinh trưởng keo lá tràm (Acacia Uriculiformis) và bạch đàn URO (Eucalyptus Urophylla) tại vườn ươm và rừng trồng (Trang 35 - 97)