tràm và Bạch đàn.
Hình 3.1: Thí nghiệm tuyển chọn Bạch đàn Uro và Keo lá tràm.
Sau 6 tháng thí nghiệm trên 2 loại cây chủ: Keo lá tràm và Bạch đàn Uro chúng tôi tiến hành thu thập số liệu ( Hvn, Do) và phân lập mẫu giá thể trong các bầu đã tiến hành các thí nghiệm nhiễm AM trên các loại cây chủ trên. Kết quả phân tích được trình bày cụ thể trong Bảng 3.1 và Biểu đồ3.1 (a,b).
Quan sát Bảng 3.1 và Bảng 3.2 ta nhận thấy ở các chủng AM có sự khác nhau về các chỉ tiêu tuyển chọn: tỷ lệ cộng sinh, sinh khối khô, khả năng hấp thụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
lân P2O5và có sự khác nhau ở 2 loài cây chủ Keo lá tràm và Bạch đàn.
Đối với cây chủ Keo lá tràm:
+ Về chỉ tiêutỷ lệ cộng sinh:
Trong 11 chủng tuyển chọn nhóm các chủng tuyển chọn có tỷ lệ cộng sinh cao lần lượt là các chủng:M204 (88,34%), chủng M46 (86,01%), chủng M7T1 (82.76%). Tiếp theo là nhóm các chủng: chủng M43 (79,84%)và chủng M23T2 (78,76%). Nhóm các chủng có tỷ lệ cộng sinh chỉ cao hơn tiêu chí tuyển chọn 60% gồm các chủng sau: chủng M18T1 (67,77%), chủng MV ( 65,66%) chủng M13T1 ( 61,33%). Nhóm các chủng không thỏa mãn tiêu chí tuyển chọn,với tỷ lệ cộng sinh thấp hơn 60% gồm các chủng sau đây: chủng M14T1 ( 58,87%) chủng M9T1 ( 57,06%), chủng M25T1 (56,89%).Trong các chủng này chủng M204 (88,34%) có tỷ lệ cộng sinh cao nhất, chủng có tỷ lệ cộng sinh thấp nhất là đối chứng (24,93%).
Tiến hành tổng hợp phân tích thống kê ý nghĩa sai khác thí nghiệm của các chủng tuyển chọn bằng tiêu chuẩn Bonferroni, Duncan‟s multiple Range Test và Tamhane‟s T2, chúng tôi thấy chủng M204, chủng M46 và M7T1 là các chủng có giá trị lớn nhất và có sai khác ý nghĩa với các công thức còn lại (α= 0.05) tuy nhiên các công thức này không có sai khác có ý nghĩa với nhau. Chủng ĐC là chủng có giá trị trung bình thấp nhất và có sai khác có ý nghĩa với các chủng còn lại.
Từ kết quả tỷ lệ cộng sinh cho thấy có 8 chủng (M204, M46, M7T1, M43invi, M23T2, M18T1, MV, M13T1) thỏa mãn tiêu chí đặt ra của thí nghiệm tuyển chọn là tỷ lệ công sinh cao hơn 60% đối với 1 loài cây chủ.
+ Về chỉ tiêu sinh khối khô :
Trong 11 chủng tuyển chọnnhóm các chủng tuyển chọn có khối lượng sinh khối cao gồm các chủng sau: chủngM204 (27,2g) vượt 168% so với đối chứng, chủng M46(26,68g) vượt 162% so với đối chứng, chủng M23T2 (22,59g )vượt 115% so với đối chứng và chủng M7T1 (20,63g) vượt 103% so với đối chứng. Tiếp theo đó nhóm các chủng: chủng M43 (20,11g) vượt 98% so với đối chứng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chủng M18T1 (18,83g) vượt 85% so với đối chứng, chủng MV ( 15,75g) vượt 55% so với đối chứng. Nhóm các chủng không thỏa mãn tiêu chí tuyển chọn vì có tỷ lệ % sinh khối khô thấp hơn 50% so với đối chứng gồm: chủng M9T1 (14,22g) vượt 40% so với đối chứng, chủng M25T2 (14,06) vượt 38% so với đối chứng, chủng M13T1 ( 14,00g) vượt 38% so với đối chứng và thấp nhất là chủng M14T1 ( 13,81g) vượt 36% so với đối chứng. Trong các chủng thí nghiệm tuyển chọn chủng có sinh khối khô cao nhất là chủng M204 27,2g và chủng có sinh khối khô thấp nhất là đối chứng với 10,18g.
Tiến hành tổng hợp phân tích thống kê ý nghĩa sai khác thí nghiệm của các chủng tuyển chọn bằng tiêu chuẩn Bonferroni, Duncan‟s multiple Range Test và Tamhane‟s T2, chúng tôi thấy chủng M204, chủng M46, M23T2 M7T1 và M43 là các chủng có giá trị lớn nhất và có sai khác ý nghĩa với các công thức còn lại (α = 0,05) tuy nhiên các công thức này không có sai khác có ý nghĩa với nhau. Chủng ĐC có giá trị trung bình thấp nhất và chỉ có sai khác có ý nghĩa với 6 chủng: chủng M204, chủng M46, chủng M23T2, chủng M7T1 và M43, M18T1 và MV.
Từ kết quả sinh khối khô cho thấy có 6 chủng (chủng M204, chủng M46, chủng M23T2, chủng M7T1 và M43 và M18T1) thỏa mãn tiêu chí đặt ra của thí nghiệm tuyển chọn là tỷ lệ % sinh khối khô cao hơn 50% so với đối chứng.
+ Khả năng hấp thụ lân P2O5:
Trong các chủng tuyển chọn chủng M204 (1,36%) vượt 121% so với đối chứng là chủng cho kết quả hấp thụ lân P2O5 tốt nhất trong 11 chủng thí nghiệm.Sau đó là nhóm các chủng: chủng M23T2 (1,07%) vượt 64% so với đối chứng, chủng M46 (1,03%) vượt 60% so với đối chứng. Nhóm các chủng: chủng M7T1 (0,93%) vượt 59% so với đối chứng, chủng MV (0,83%) vượt 40% so với đối chứng, chủng M18T1 ( 0,80%) vượt 36% so với đối chứng, chủng M43 ( 0,79%) vượt 35% so với đối chứng. Nhóm các chủng còn lại gồm 4 chủng sau: chủng M14T1 ( 0,72%) vượt so với đối chứng 23%, chủngM13T1 (0,72%) vượt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
so với đối chúng 22%, chủngM25T1 (0,68%) và M9T1 (0,68%) vượt 17% so với đối chửng, các chủng này không thỏa mãn tiêu chí tuyển chọn với chỉ tiêu khả năng hấp thụ lân P2O5 của các chủng vượt so với Đối chứng 25%.
Tiến hành tổng hợp phân tích thống kê ý nghĩa sai khác thí nghiệm của các chủng tuyển chọn bằng tiêu chuẩn Bonferroni, Duncan‟s multiple Range Test và Tamhane‟s T2, chúng tôi thấy chủng M204 là chủng có giá trị hấp thụ lân tốt nhất và có sai khác với các chủng còn lại (α = 0,05). Tiếp đó là các chủng: chủng M23T2 và chủng M46invi tuy nhiên các chủng này không có sai khác có ý nghĩa với nhau. Chủng ĐC có giá trị trung bình thấp nhất và có sai khác có ý nghĩa các chủng còn lại.
Từ khả năng hấp thụ lân P2O5 cho thấy có 7 chủng (chủng M204, chủng M23T2, chủng M46, chủng M7T1, chủng MV, M18T1và chủng M43) thỏa mãn tiêu chí đặt ra của thí nghiệm tuyển chọn là tỷ lệ % P2O5cao hơn 25% so với đối chứng.
Sau khi tiến hành đánh giá độc lập 3 chỉ tiêu tuyển chọn: tỷ lệ cộng sinh,sinh khối khô, khả năng hấp thụ lân chúng tôi tiếp tục đánh giá tổng hợp cả 3 chỉ tiêu và đưa ra kết luận dựa trên tiêu chí tuyển chọn. Một chủng được tuyển chọn khi thỏa mãn ít nhất 2/3 tiêu chí tuyển chọn. Như vậy với cây chủ Keo lá tràm chúng tôi lựa chọn được 6 chủng: chủng M204, chủng M23T2, chủng M46, chủng M7T1, chủng M18T1và chủng M43 thỏa mãn các tiêu chí tuyển chọn: Tỷ lệ cộng sinh >60%, sinh khối khô vượt so với đối chứng >50% và khả năng hấp thụ lân P2O5 cao hơn 25% so với đối chứng.
Đối với cây chủ Bạch đàn:
+Về chỉ tiêu tỷ lệ cộng sinh:
Trong 11 chủng nấm tham gia thí nghiệm tuyển chọn nhóm các chủng có tỷ lệ cộng sinh cao gồm: chủng M204 (84,06%), chủng M46 (83,75%) và chủng M7T1 (82,68%). Tiếp theo đó là nhóm các chủng: chủng M43 (74,71%), chủng M13T1 (73,22%), chủng M18T1 (72,77%) và chủng M23T2 ( 67,79%). Nhóm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
các chủng có chỉ tiêu tuyển chọ tỷ lệ cộng sinh thấp hơn 60% gồm các chủng sau: chủng M14T1 ( 59,30%), chủng M9T1 ( 56,84%), chủng MV ( 56,04%) và chủng M25T1 (50,46%). Chủng có tỷ lệ cộng sinh tốt nhất là chủng M204 với 84,06%, thấp nhất là đối chứng với 24,36%.
Tiến hành tổng hợp phân tích thống kê ý nghĩa sai khác thí nghiệm của các chủng tuyển chọn bằng tiêu chuẩn Bonferroni, Duncan‟s multiple Range Test và Tamhane‟s T2, chúng tôi thấy chủng M204, chủng M46 và M7T1 là các chủng có giá trị lớn nhất và có sai khác ý nghĩa với các công thức còn lại (α = 0,05) tuy nhiên các công thức này không có sai khác có ý nghĩa với nhau. Chủng ĐC là chủng có giá trị trung bình thấp nhất và có sai khác có ý nghĩa với các chủng còn lại.
Từ kết quả tỷ lệ cộng sinh cho thấy có 7 chủng (M204, M46, M7T1, M43, M13T1, M18T1, M23T2) thỏa mãn tiêu chí đặt ra của thí nghiệm tuyển chọn là tỷ lệ công sinh cao hơn 60% đối với 1 loài cây chủ.
+Về chỉ tiêu sinh khối khô:
Trong các chủng tiến hành thí nghiệm tuyển chọn nhóm các chủng có sinh khối cao gồm các chủng M204 (20,43g) vượt 200% so với đối chứng và chủng M46 (20,05g) vượt 194% so với đối chứng. Tiếp theo đó là nhóm các chủng: chủng M43 (16,13g ) vượt 137% so với đối chứng, chủng M13T1 (13,05g) vượt 98% so với đối chứng, chủng M18T1 (12,21g) vượt 79% so với đối chứng, chủng M7T1 (12,19g) vượt 79% so với đối chứng, chủng M9T1 ( 11,20g) vượt 64% so với đối chứng, chủng M23T2 ( 11,02g) vượt 62% so với đối chứng và chủng MV (10,53g) vượt 54% so với đối chứng. Nhóm các chủng không thỏa mãn tiêu chí tuyên chọn vì tỷ lệ % sinh khối khô thấp hơn 50% so với đối chứng gồm các chủng: chủng M14T,( 9.42g) vượt 38% so với đối chứng và chủng M25T1 ( 8,69g) vượt 27% so với đối chứng.Trong các chủng tuyển chọn chủng có sinh khối khô cao nhất là chủng M204 với 20,43g và thấp nhất là đối chứng với 6,82g.
Tiến hành tổng hợp phân tích thống kê ý nghĩa sai khác thí nghiệm của các chủng tuyển chọn bằng tiêu chuẩn Bonferroni, Duncan‟s multiple Range Test và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tamhane‟s T2, chúng tôi thấy chủng M204 và chủng M46 là các chủng có giá trị lớn nhất và có sai khác ý nghĩa với các công thức còn lại (α = 0,05) tuy nhiên các công thức này không có sai khác có ý nghĩa với nhau. Chủng đối chứng có giá trị trung bình thấp nhất và có sai khác có ý nghĩa các chủng khác.
Từ kết quả sinh khối khô cho thấy có 9 chủng (chủng M204, chủng M46, chủng M43, chủng M13T1, chủng M18T1, chủng M7T1, chủng M9T1, chủng M23T2 và chủng MV) thỏa mãn tiêu chí đặt ra của thí nghiệm tuyển chọn là tỷ lệ % sinh khối khô cao hơn 50% so với đối chứng.
+Về chỉ tiêu hấp thụ lân P2O5:
Trong các chủng thí nghiệm tuyển chọn chủng có khả năng hấp thụ lân tốt nhất là chủng M7T1 (1,55%) vượt 118% so với đối chứng. Tiếp đó là các chủng: chủng M204 (1,37%) vượt 94% so với đối chứng, chủng M46 (1,34%) vượt 89% so với đối chứng. Sau đó là nhóm các chủng: chủngM43 (1,06%) vượt 50% so với đối chứng, chủng M13T1 (1,01%) vượt 42% so với đối chứng, chủng M18T1 ( 1,00%) vượt 41% so với đối chứng, chủng M23T2 ( 0,95%) vượt 33% so với đối chứng. Nhóm các chủng không thỏa mãn tiêu chí tuyển chọn vì tỷ lệ % hấp thụ lân thấp hơn 25% gồm các chủng sau: chủng MV( 0,89%) vươt đối chứng 25%, chủng M9T1 (0,83%) vượt 18% so với đối chứng, chủng M14T1 (0,81%) vượt 14% so với đối chứng và chủng M25T1 (0,74%) vượt 5% so với đối chứng. Trong nhóm các chủng tuyển chọn chủng có khả năng hấp thụ lân cao nhất là chủng M7T1 với 1,55% và thấp nhất là đối chứng 0,71%.
Tiến hành tổng hợp phân tích thống kê ý nghĩa sai khác thí nghiệm của các chủng tuyển chọn bằng tiêu chuẩn Bonferroni, Duncan‟s multiple Range Test và Tamhane‟s T2, chúng tôi thấy chủng M7T1là chủng có giá trị hấp thụ lân tốt nhất và có sai khác với các chủng còn lại (α = 0,05). Tiếp theo đó là chủng M204 và chủng M46, hai chủng này có sai khác ý nghĩa với các chủng khác tuy nhiên không có sai khác ý nghĩa với nhau. Đối chứng có giá trị trung bình thấp nhất và có sai khác có ý nghĩa các chủng còn lại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Từ khả năng hấp thụ lân P2O5 cho thấy có 7 chủng (chủng M7T1, chủng M204, chủng M46, chủng M43, chủng M13T1, chủng M18T1và chủng M23T2) thỏa mãn tiêu chí đặt ra của thí nghiệm tuyển chọn là tỷ lệ % P2O5 cao hơn 25% so với đối chứng.
Sau khi tiến hành đánh giá độc lập 3 chỉ tiêu tuyển chọn: tỷ lệ cộng sinh,sinh khối khô, khả năng hấp thụ lân chúng tôi tiếp tục đánh giá tổng hợp cả 3 chỉ tiêu và đưa ra kết luận dựa trên tiêu chí tuyển chọn. Một chủng được tuyển chọn khi thỏa mãn ít nhất 2/3 tiêu chí tuyển chọn. Như vậy với cây chủ Bạch đàn chúng tôi lựa chọn được 7 chủng: chủng M204, chủng M7T1, chủng M46,chủngM43, chủng M23T2 ,chủng M13T1 và chủng M18T1và thỏa mãn các tiêu chí tuyển chọn: Tỷ lệ cộng sinh >60%, sinh khối khô vượt so với đối chứng > 50% và khả năng hấp thụ lân P2O5 cao hơn 25% so với đối chứng.
Dựa trên kết quả thí nghiệm tuyển chọn trên 2 loài cây chủ Bạch đàn Uro và Keo lá tràm tác giả chọn ra 6 chủng có kết quả tuyển chọn tốt nhất để tiếp tục tiến hành các bước nghiên cứu tiếp theo. Gồm các chủng sau: M204, M23T2, M46, M7T1, M18T1và M43.
- Từ Bảng3.1 và Bảng 3.2 nhận xét sơ bộ thấy rằng tỷ lệ cộng sinh càng cao thì khối lượng sinh khối khô và khả năng hấp thụ lân P2O5 ở cả 2 loài cây chủ cũng càng cao.Để làm rõ hơn tác giả tiến hành phân tích mối liên hệ giữa tỷ lệ cộng sinh với 2 chỉ tiêu sinh khối khô và khả năng hấp thụ lân P2O5, khả năng hấp thụ lân P2O5 với chỉ tiêu sinh khối khô bằng phương pháp toán học phân tích hồi quy tuyến tính đơn giản bằng R và được biểu diễn cụ thể ở Biểu đồ 3.1((a),(b)) và Biểu đồ 3.2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.1: Bảng tóm tắt giá trị tuyệt đối tỷ lệ cộng sinh, khả năng hấp thụ lân, sinh khối khô của các chủng nấm rễ AM. CTTN M7T1 M23T2 M13T1 MV M43 M46 M14T1 M18T1 M25T1 M9T1 204 ĐC KLT SKK 20,63b 22,59a 14,00d 15,75c 20,11b 26,68a 13,81d 18,83b 14,06d 14,22c 27,20a 10,18e P2O5 0,93b 1,07b 0,72d 0,82c 0,79hc 1,03b 0,72d 0,80c 0,68d 0,68d 1,36a 0,59e TLCS% 82,76a 78,76a 61,33b 65,66b 79,84a 86,01a 58,87b 67,77 56,89b 57,06b 88,34a 24,93c BĐ SKK 12,19c 11,02d 13,50c 10,53d 16,13b 20,05a 9,42e 12,21c 8,69e 11,20e 20,43a 6,82g P2O5 1,55a 0,95d 1,01d 0,89e 1,06d 1,34b 0,81g 1,00e 0,74g 0,83g 1,37b 0,71g TLCS% 82,68a 67,79b 73,22b 56,04c 74,71b 83,75a 59,30c 72,77b 50,46 56,84c 84,06a 24,36d
Giá trị TB có chữ cái giống nhau: khác nhau không ý nghĩa α=0,05.
Bảng 3.2. Bảng tóm tắt giá trị tƣơng đối tỷ lệ cộng sinh, khả năng hấp thụ lân, sinh khối khô của các chủng nấm rễ AM so với đối chứng. CTTN M7T1 M23T2 M13T1 MV M43 M46 M14T1 M18T1 M25T1 M9T1 204 ĐC KLT % so với ĐC TLCS 334 317 246 264 322 347 236 274 230 231 357 100 SKK 203 215 138 155 198 262 136 185 138 140 268 100 P2O5 159 164 122 140 135 160 123 136 117 117 221 100 BĐ % so TLCS 337 277 299 229 304 342 242 297 206 232 344 100 SKK 179 162 198 154 237 294 138 179 127 164 300 100
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
với
ĐC P2O5 218 133 142 125 150 189 114 141 105 118 194 100
(a) (b)
Biểu đồ 3.1.Tỷ lệ cộng sinh, khả năng hấp thụ lân, sinh khối khô của các chủng nấm rễ AM tuyển chọn trên Keo lá tràm (a) và Bạch đàn (b).
y = 0.267x - 0.182 R² = 0.711 y = 0.009x + 0.220 R² = 0.655 0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 1.40 1.60 0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0 0.0 20.0 40.0 60.0 80.0 100.0 Sinh khối khô (g) P2O5 % Sin h khối khô P2 O5 tron g Tỷ lệ cộng sinh AM rễ Keo lá y = 0.200x - 0.431 R² = 0.652 y = 0.013x + 0.168 R² = 0.684 0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 1.40 1.60 1.80 0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 0.0 20.0 40.0 60.0 80.0 100.0
Sinh khối khô (g) Sin h khối khô (g ) Tỷ lệ cộng sinh AM rễ Bạch đàn (%) P2 O5 tron g lá (%)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Biểu đồ 3.2.Khả năng hấp thụ lân và sinh khối khô của các chủng nấm rễ AM tuyển chọn trên Keo lá tràm và Bạch đàn.
y = 22.01x - 0.567 R² = 0.751 y = 11.77x + 0.713 R² = 0.555 0 5 10 15 20 25 30 0 0.5 1 1.5 2 SINH KH Ố I K HÔ (G) P2O5 % SKK Keo lá tràm SKK Bạch đàn Linear (SKK Keo lá tràm) Linear (SKK Bạch đàn)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Quan sát trên Biểu đồ 3.1 ((a),(b)) và Biểu đồ 3.2 cho thấy mối liên hệ giữa: Tỷ lệ cộng sinh và sinh khối khô, tỷ lệ cộng sinh với khả năng hấp thụ lân P2O5 là 1 đường thẳng (Tuyến tính). Để đánh giá mối tương quan này ta dựa vào trị số R2 (Hệ số tương quan). Giá trị R2 có giá trị từ 0 đến 100% (hay 1) khi R2 càng tiến gần đến 1 thì chứng tỏ mối liên hệ giữa 2 biến: Tỷ lệ cộng sinh với sinh khối khô; tỷ lệ cộng sinh với khả năng hấp thụ lân P2O5 và khả năng hấp thụ lân P2O5 với sinh khối khô càng chặt chẽ.
Với từng đối tượng cây chủ, hệ số tương quan giữa các biến có sự khác nhau:
Đối với cây chủ Keo lá tràm :
Hệ số tương quan giữa tỷ lệ cộng sinh với 2 biến phụ thuộc là sinh khối khô và khả năng hấp thụ lân P2O5 tương ứng là R2
= 0,71 và R2= 0,66. Trị số R2 tiến gần đến 1 và > 0,5 chứng tỏ mối tương quan giữa tỷ lệ cộng sinh và 2 biến phụ thuộc sinh khối khô và khả năng hấp thụ lân P2O5 là tương đối chặt chẽ. Trị số R2 giữa tỷ lệ cộng sinh và sinh khối khô ( R2= 0,71) lớn hơn trị số R2 giữa tỷ lệ