Xu hướng phát triển của thị trường xăng dầu và định hướng kinh doanh

Một phần của tài liệu 935ed64a-8ede-4e8b-9a0f-c66f01534566 (Trang 92 - 96)

6 .Kết cấu của đề tài

3.1 Xu hướng phát triển của thị trường xăng dầu và định hướng kinh doanh

doanh của Cảng dầu B12-Công ty xăng dầu B12 đến năm 2025

3.1.1 Xu hướng phát triển của thị trường xăng dầu Việt nam và thế giới

Xu hướng phát triển thị trường xăng dầu thời gian tới

- Chuyển kinh doanh xăng dầu sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước hướng tới 3 mục tiêu:

+ Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phát triển kinh tế đất nước, bình ổn thị trường xăng dầu trong mọi tình huống.

+ Giá bán xăng dầu thực sự được vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

+ Hài hồ ba lợi ích Nhà nước ổn định nguồn thu - Người tiêu dùng được mua với mức giá hợp lý - Doanh nghiệp kinh doanh có tích luỹ cho đầu tư phát triển.

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư, tham gia thị trường từ khâu thượng đến hạ nguồn theo đúng quy hoạch nhằm tạo lập mơi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, không ngừng nâng cao chất lượng, dịch vụ, văn minh thương mại.

Ngoài ra cần giải quyết một số vần đề sau:

- Về số lượng doanh nghiệp đầu mối, cần xem xét, đánh giá lại để xác định số doanh nghiệp đầu mối phù hợp, có đủ tiềm lực, làm nịng cốt và là lực lượng để Nhà nước bình ổn định thị trường trong mọi tình huống.

- Khâu phân phối bán lẻ, cần khuyến khích thương nhân tham gia phát triển hệ thống cửa hàng theo đúng quy hoạch, phát triển đồng đều trên các vùng miền nhất là vùng sâu vùng xa để đem lại cho người tiêu dùng có nhiều lựa chọn dịch vụ có chất lượng tốt nhất, giá cả cạnh tranh.

- Cơ chế điều hành nguồn

cầu xã hội; nguồn xăng dầu này trước hết phải được tiêu dùng tại thị trường trong nước thông qua cơ chế đấu giá cạnh tranh để các doanh nghiệp đầu mối tiêu thụ như xăng dầu nhập khẩu.

Trong một vài năm tới, nước ta vẫn phải nhập khẩu trên 6 % nhu cầu xăng dầu cả nước, việc phân giao hạn ngạch nhập khẩu cho các đầu mối sau khi được sắp xếp lại không nên chia đều bình qn các sản phẩm sẽ là lãng phí xã hội nếu như doanh nghiệp nhập khẩu với một khối lượng quá nhỏ được chia đều cho cả năm kế hoạch.

- Cơ chế điều hành giá bán xăng dầu

Từ những bài học kinh nghiệm rút ra, xuất phát từ yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và xuất phát từ tính chất nhạy cảm của mặt hàng, việc định giá bán tại thị trường trong nước cần có sự thay đổi căn bản, cần hướng tới các mục tiêu sau:

+ Sự bình ổn giá, ngăn ngừa tác động tự phát của giá xăng dầu trên thị trường thế giới vào hệ thống giá xăng dầu trong nước, đẩy giá bán trong nước lên quá cao hoặc giảm quá thấp không hợp lý, khuyến khích cạnh tranh về giá.

+ Nguyên tắc điều hành giá theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, có lên, có xuống theo tín hiệu của thị trường thế giới, mức giá bán lẻ xăng của Việt Nam tương đương với mặt bằng giá của các nước có chung đường biên giới để ngăn ngừa và hạn chế tình trạng bn lậu xăng dầu qua biên giới.

- Cơ chế điều hành thuế khâu nhập khẩu

Trong thời gian qua, nguồn cung cấp xăng dầu cho tiêu thụ trong nước được đáp ứng từ nguồn nhập khẩu, vì vậy để thu tập trung và để tránh gian lận thương mại, nên các khoản thu của ngân sách hiện nay chủ yếu thu ở khâu nhập khẩu qua thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (mặt hàng xăng); các khoản thu còn lại gồm thuế VAT, phí xăng, dầu, thuế thu nhập doanh nghiệp được thu ở khâu bán ra.

Với cách điều hành thuế nhập khẩu hiện nay đáp ứng được yêu cầu nguồn thu ngân sách được tập trung, tận thu khi giá xăng dầu trên thị trường thế giới xuống thấp. Tuy nhiên, khi xăng dầu tiêu thụ trong nước được đáp ứng từ 2 nguồn nhập khẩu và sản xuất trong nước, nếu để thuế nhập khẩu cao (tối đa 4 %) sẽ không khuyến khích nhà máy lọc dầu hạ thấp chi phí vì được bảo hộ thơng qua thuế nhập khẩu cao, dễ dẫn

đến nguy cơ thiếu nguồn cung do nhập khẩu không cạnh tranh được.

Cần thiết phải cải cách thuế nhập khẩu một cách căn bản, theo cam kết giảm thuế, thay thế bằng khoản thu mới, bù đắp phần hụt thu do giảm thu thuế nhập khẩu; lượng xăng dầu được sản xuất trong nước cần được thu tương đương với nguồn nhập khẩu để bình đẳng giữa kinh doanh xăng dầu nhập khẩu với kinh doanh xăng dầu sản xuất trong nước.

- Cơ chế Phòng ngừa rủi ro giá dầu

Nhà nước tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu cũng như các hộ sản xuất sử dụng nhiều xăng dầu (than, điện, xi măng, sắt thép...) có điều kiện áp dụng cơ chế “Phịng ngừa rủi ro giá dầu” thông qua phương thức mua bán xăng dầu phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm ổn định đầu vào của sản xuất, bình ổn thị trường trong nước trước biến động khó lường của giá dầu thế giới.

3.1.2 Định hướng kinh doanh của Cảng dầu B12 - Công ty xăng dầu B12 tới năm 2025 tới năm 2025

Trong một số năm vừa qua nói chung Cảng dầu B12 đã kinh doanh trong điều kiện khó khăn do giá xăng dầu thế giới liên tục tăng cao. Sang năm 2 21 năm đầu tiên của kế hoạch 5 năm 2 2 -2 25 Cảng đã có một số biện pháp mới nhằm ổn định và phát triển thị trưòng đẩy mạnh việc kinh doanh của Cảng ngày càng phát triển .

Như chúng ta đã biết năm 2 2 là năm có vị trí rất quan trọng , là năm thực hiện các nghị quyết của đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 tạo ra bước phát triển mới thực hiện kế hoạch 5 năm 2 2 – 2 25. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế kéo theo nhu cầu xăng dầu và các sản phẩm gốc dầu mỏ tăng cao, dự kiến khoảng 8,5 triệu tấn. Điều này vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với nghành xăng dầu nói chung và Cảng dầu B1- Cơng ty xăng dầu b12 nói riêng. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế và tiêu dùng xăng dầu ngày càng tăng nhanh ở Quảng ninh do ngành than đã cơ bản bắt đầu có xu hướng sử dụng nhiều xăng dầu. Hơn nữa một vài năm gần đây một số nghành công nghiệp đã phát triển mạnh ở Quảng ninh như : giao thông cơ sở hạ tầng, nghề cá đánh bắt hải sản...đây là những dấu hiệu đáng mừng cho việc kinh doanh các mặt hàng xăng dầu trên địa bàn.

Đứng trước những thuận lợi và khó khăn trên định hướng kinh doanh của Cảng năm 2 2 đã được xác định trên cơ sở định hướng chiến lược kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 là : Tiếp nhận vận hành bơm chuyển năng xuất chất lượng, an toàn hiệu quả và giảm hao hụt từ khâu nhập đến khâu xuất bán hàng hoá ; đáp ứng đủ nguồn hàng cho các đơn vị bạn ở tuyến sau. Thực hiện sự chỉ đạo thống nhất nắm bắt tình hình kinh doanh tồn cơng ty một cách có hệ thống để phục vụ tốt chiến lược và tình hình kinh doanh. Chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện thống nhất trong quá trình vận dụng cơ chế kinh doanh mới ( theo cơ chế giá giao). Nhằm đáp ứng phù hợp với diễn biến của thị trường ở từng thời điểm, đẩy mạnh sản lượng xuất bán, quản lý tốt cơng nợ đảm bảo an tồn về tài chính. Tập trung đầu tư có trọng tâm trọng điểm theo hướng hiện đại hố. Ưu tiên các cơng trình thực hiện dây truyền sản xuất chính, đáp ứng kịp thời có hiệu quả cho kế hoạch kinh doanh, đảm bảo việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động. Phấn đấu năm 2 2 đạt mức tăng trưởng chung khoảng từ 8 % – 1 %, Công ty ổn định và phát triển bền vững.

Thực hiện tốt định hướng này Cảng cần phải tập trung làm tốt các công việc sau:

- Tổ chức tốt các công tác tiếp nhận bơm chuyển bảo quản tồn chứa đảm bảo an toàn tuyệt đối, đạt năng suất chất lượng hiệu quả và phấn đấu giảm hao hụt so với định mức Công ty quy định.

- Giữ vững và ổn định thị trường được giao quản lý bằng cách xác lập và hoàn thiện phương thức kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ dịch vụ trong và sau bán hàng, củng cố mối quan hệ với khách hàng, phấn đấu đạt mức tăng trưởng sản lượng xuất bán trực tiếp tăng từ 8% - 8,5% so với năm 2 17

- Khai thác và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật nguồn vốn được giao nhằm chống xuống cấp và từng bước hiện đại hoá kho bể, hệ thống cửa hàng xăng dầu.

- Đẩy nhanh tiến độ thi cơng các cơng trình, tăng cường cơng tác sửa chữa dự phòng đảm bảo tốt phục vụ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Cảng.

Triệt để thực hiện tiết kiệm chi phí thực hiện khốn chi đối với các khốn chi phí có thể khốn được. Đẩy mạnh tiết kiệm chi phí hao hụt, chi phí điện năng, điện thoại, hành chính....

- Tiếp tục nghiên cứu sắp xếp lại tổ chức, bố trí lại đội ngũ lao động, bảo đảm hợp lý và tiết kiệm, đẩy mạnh các hình thức khốn sản phẩm cho các bộ phận và người lao động. Thực hiện đúng , đầy đủ các chế độ chính sách đối với người lao động.

- Tăng cường công tác bảo vệ, phối kết hợp chặt chẽ với các địa phương cơ quan công an các địa phương có các cơng trình xăng dầu, kho bể tuyến ống và các cửa hàng xăng dầu.

- Duy trì thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ phong trào tự quản và chế độ thông tin báo cáo. Không để xảy ra các vụ việc tiêu cực, mất đoàn kết nội bộ. Xây dựng bầu khơng khí lao động sản xuất hồ hởi, phấn khởi sáng tạo và đời sống xã hội lành mạnh tươi vui phát huy bản sắc văn hoá doanh nghiệp ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu 935ed64a-8ede-4e8b-9a0f-c66f01534566 (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w