Khái niệm, nội dung, đặc điểm của chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI CHẾ ĐỘ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 35 - 51)

2.1. Khái niệm, nội dung, đặc điểm của chế độ bầu cử đại biểu quốc hộiở nước ta ở nước ta

2.1.1. Lý luận về chủ quyền nhân dân và khái niệm chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội

2.1.1.1. Chủ quyền nhân dân – nguồn gốc của dân chủ đại diện và bầu cử

Quyền lực - cụ thể là quyền lực nhà nước - là chủ đề trung tâm của các học thuyết chính trị - pháp lý. Ở từng giai đoạn lịch sử, các nhà tư tưởng đưa ra các cách lý giải khác nhau về nguồn gốc của quyền lực nhà nước.

Những nhà tư tưởng theo thuyết thần quyền cho rằng quyền lực nhà nước thuộc về các đấng siêu nhiên (thượng đế, chúa trời, các vị thần). Hoàng đế hay nhà vua do thượng đế, chúa trời tạo ra và trao quyền cai trị dân chúng, đó là sự hóa thân của thánh thần trên trần thế. Người dân mang thân phận tơi tớ, khơng có quyền, chỉ có nghĩa vụ thuần phục và chấp nhận sự cai trị mang tính thiên định. Các học thuyết thần quyền là nền tảng tư tưởng để thiết lập và duy trì địa vị thống trị xã hội của giới tăng lữ, giai cấp chủ nô, phong kiến.

Chống lại tư tưởng thần quyền, những quan niệm chủ quyền tối cao thuộc về nhân dân và nguồn gốc của chính quyền đã sớm xuất hiện. Nhưng phải đến thế kỷ XVII và XVIII, tư tưởng chủ quyền nhân dân mới được luận giải một cách sâu sắc bởi John Locker (1632-1704) và nhất là Jean-Jacques Rousseau (1712 – 1778).

J.J. Rousseau dựa trên thuyết quyền tự nhiên và khế ước xã hội để lý giải về xã hội, chủ quyền nhân dân và sự ra đời của nhà nước. Ông cho rằng, cộng đồng xã hội ra đời trên cơ sở sự liên kết tự nguyện của các cá nhân thông qua "Khế ước xã hội" là một tập thể chính trị có quyền hành tối cao được điều khiển bằng ý chí chung và vì lợi ích chung. Trong xã hội dân sự, con người mất đi các quyền tự do bản năng hạn hẹp nhưng được hưởng các quyền tự do dân sự rộng rãi [75, tr.74].

Rousseau quan niệm chủ quyền tối cao hay quyền lực tối cao là tổng thể chủ quyền của từng cá nhân trong xã hội kết hợp lại. Chủ quyền tối cao được thiết lập từ những cá thể thành viên hợp lại để tạo ra [75, tr.71], ai ai cũng như vậy cả, không ngoại trừ một người nào [75, tr.67] nên mỗi công dân sở hữu một phần ngang bằng nhau về chủ quyền. Quyền lực tối cao chỉ có thể là của tồn thể dân chúng chứ không phải là của một bộ phận, nhóm người nào trong xã hội. Do vậy, chủ quyền tối cao thuộc về nhân dân. Nhà nước ra đời là kết quả thỏa thuận tự nguyện giữa các thành viên bình đẳng với nhau thơng qua khế ước xã hội mà không phải là sự thỏa thuận giữa các thành viên với nhà nước.

Chủ quyền nhân dân, nội dung cốt lõi trong tư tưởng của J.J. Rousseau, trở thành nguyên tắc nền tảng để tổ chức nhà nước và thực hiện quyền lực nhà nước trong xã hội dân chủ: (i) Chủ quyền tối cao thuộc về nhân dân - chủ quyền nhân dân; (ii) Chủ quyền tối cao là sự thực hiện ý chí chung nên khơng thể tự nó từ bỏ được [75, tr.79], không thể chuyển nhượng và không bị hạn chế bởi bất kỳ đạo luật nào. Do vậy, nhân dân trao quyền, ủy quyền nhưng không mất quyền; (iii) Chủ quyền tối cao là không thể phân chia. Vậy nên, quyền lực nhà nước thống nhất và thống nhất ở nhân dân; (iv) Quyền lực nhà nước có được tính chính đáng là nhờ sự thỏa thuận tự nguyện của nhân dân mà không phải dùng sức mạnh để cưỡng ép, chiếm đoạt. Nhà nước chỉ mang tính hợp pháp khi có sự đồng thuận của người dân; (v) Bản chất của quyền lực nhà nước là vì nhân dân, như ơng viết: Quyền lực tối cao khơng có và khơng thể có lợi ích nào trái ngược với các thành viên. Và chỉ có như thế thì quyền lực tối cao mới tồn tại được [75, tr.71]; (vi) Kiểm sốt quyền lực nhà nước là tất yếu vì chính phủ (nhà nước) có xu hướng lạm quyền, làm trái với quyền lực tối cao, thậm chí có khả năng cướp quyền.

Nguyên tắc chủ quyền nhân dân đến nay đã được khẳng định mạnh mẽ trong lời nói đầu hoặc trong những điều đầu tiên của hiến pháp các nước trên thế giới, được ghi nhận trong các điều ước quốc tế như là sự thừa nhận chung của nhân loại về nền tảng cho quyền chính trị cơ bản của con người.

Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ nguyên thủy và sơ khai nhất và lý tưởng. Về lý thuyết, đây là hình thức dân chủ lý tưởng và tuyệt vời nhất nhưng khơng mang tính khả thi trong thực tế do các quốc gia đã trở nên rộng lớn và có đơng dân cư. Dân chủ đại diện là hình thức nhân dân thực hiện chủ quyền thơng qua những người được bầu trở nên phù hợp hơn. Dân chủ đại diện được chấp nhận rộng rãi từ thế kỷ XVIII-XIX với các tư tưởng của Montesquieu (1689-1755), John Stuart Mill (1806 –1873) và James Madison Jr. (1751-1836). John Stuart Mill khẳng định "loại hình chính thể hồn hảo lý tưởng phải là chính thể mang tính đại diện" [76, tr.128].

Bầu cử là phương thức để hình thành nên nền dân chủ đại diện. Lý luận về bầu cử hiện đại được hình thành trên cơ sở thừa nhận các học thuyết về chủ quyền nhân dân, cơ chế dân chủ đại diện và quyền con người:

- Bầu cử phải mang tính phổ thơng vì chủ quyền tối cao thuộc về nhân dân, là sở hữu chung của tất cả các cá nhân trong xã hội. Bầu cử để chọn người đại diện, ủy thác quyền lực tối cao phải do tất cả các cá nhân thực hiện. Tính chính đáng của quyền lực nhà nước phụ thuộc vào mức độ tham gia bầu cử của người dân. Nguyên lý "đa số" là nguyên lý nền tảng của bầu cử.

- Bầu cử mang tính phổ thơng thì quyền bầu cử phải có tính phổ qt. John Stuart Mill đưa ra quan điểm "không người nào bị truất quyền trừ phi do tự ý bỏ cuộc" và "bầu cử sẽ không thể trở nên tốt đẹp và lâu bền nếu bất cứ con người hay giai cấp nào bị loại trừ một cách cưỡng bức, quyền bầu cử phải mở rộng cho tất cả mọi người đủ độ tuổi nhất định và mong muốn có quyền đó" [76, tr.253-254].

- Bầu cử phải mang tính bình đẳng vì theo Rousseau mỗi cá nhân sở hữu một phần bằng nhau dù rất nhỏ bé trong chủ quyền tối cao. Sự bình đẳng này là tuyệt đối và do khế ước quy định. Nguyên tắc bình đẳng được áp dụng triệt để trong mọi quy trình của quá trình bầu cử.

- Quyền bầu cử thuộc nhóm quyền chính trị của quyền con người [182, p.12]. Quyền bầu cử được pháp luật quốc tế và quốc gia ghi nhận là quyền chính trị cơ bản nhất. Các quốc gia có trách nhiệm tơn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền bầu cử. Việc hạn chế các quyền bầu cử phải dựa trên nguyên tắc bảo vệ quyền con người.

- Bầu cử là phương thức để hình thành nên nền dân chủ đại diện nhưng bản chất của bầu cử là hình thức dân chủ trực tiếp. Nhà nước có trách nhiệm tổ chức và bảo đảm các điều kiện để nhân dân thực hiện quyền bầu cử một cách thực chất. Kết quả bầu cử thể hiện trực tiếp, trung thực ý chí của nhân dân phải được tơn trọng.

Các cuộc bầu cử đã trở thành cơ chế vận hành thường xuyên của các nền dân chủ đại diện. Bầu cử là con đường cơ bản nhất để nhân dân ủy thác quyền lực, thành lập nên bộ máy nhà nước. Chính vì vậy, pháp luật về bầu cử có vai trị rất quan trọng, như Montesquieu khẳng định: luật về cách bầu cử là một luật cơ bản trong nền dân chủ [95, tr.51].

2.1.1.2. Khái niệm chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội

Chế độ bầu cử là một khái niệm rộng hơn so với chế độ bầu cử ĐBQH. Trong các cơng trình nghiên cứu, khái niệm “chế độ bầu cử” được tiếp cận theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.

Theo nghĩa hẹp, chế độ bầu cử là "phương pháp phân ghế đại biểu giữa các ứng cử viên dựa trên kết quả biểu quyết của cử tri hay những cá nhân có thẩm quyền" [1, tr.16], là cách thức "chuyển hóa" những lá phiếu của cử tri thành các "ghế" trong cơ quan đại diện [176, p.5] [189, pp.191-193]. Theo cách hiểu này, khái niệm chế độ bầu cử cơ bản đồng nhất với khái niệm hệ thống bỏ phiếu.

Chế độ bầu cử theo nghĩa rộng được nhiều tác giả lựa chọn khi nghiên cứu. Tuy nhiên, nội dung đề cập đến trong khái niệm chế độ bầu cử cịn có sự khác nhau.

Loại quan điểm thứ nhất, từ góc độ chính trị - xã hội, xem chế độ bầu cử là tổng thể

các mối quan hệ phát sinh trong quá trình bầu cử [30, tr.100], những quan hệ này hợp thành trình tự bầu cử [1, tr.15]. Loại quan điểm thứ hai, từ góc độ pháp lý, chế độ bầu cử là tổng thể các nguyên tắc, các quy định pháp luật về bầu cử [78, tr.341] [82, tr.36] [97, tr.21]. Loại quan điểm thứ ba, kết hợp cả hai quan điểm nêu trên. Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam của Trường đại học Luật Hà Nội viết:

"Chế độ bầu cử là tổng thể các nguyên tắc, các quy định pháp luật về bầu cử, cùng các mối quan hệ xã hội được hình thành trong tất cả các quá trình tiến hành bầu cử từ lúc người công dân được ghi tên trong danh sách cử tri cho đến

lúc bỏ lá phiếu vào thùng phiếu và xác định kết quả bầu cử" [139, tr.328]. Các nguyên tắc và quy định pháp luật về bầu cử (thể chế về bầu cử) là yếu tố cấu thành cơ bản của chế độ bầu cử và là biểu hiện pháp lý của chế độ bầu cử. Pháp luật quy định về nguyên tắc bầu cử; quyền bầu cử và ứng cử; quyền hạn, nhiệm vụ của các chủ thể tham gia quá trình bầu cử; các tổ chức phụ trách bầu cử; cách thức phân chia đơn vị bầu cử; trình tự, thủ tục tiến hành bầu cử; phương pháp xác định kết quả bầu cử; giải quyết khiếu nại, tố cáo về bầu cử...

Q trình bầu cử cịn được điều chỉnh bởi các quy định nội bộ của các đảng chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội và các chủ thể khác tham gia quá trình bầu cử. Trong đó, quy định nội bộ của các đảng chính trị về quy trình đề xuất, tiến cử, bầu cử sơ bộ để tuyển chọn ứng cử viên ra tranh cử là một phần không thể thiếu trong chế độ bầu cử. Đồng thời, các quan hệ phát sinh trong bầu cử còn chịu sự điều chỉnh, tác động của các phong tục, tập quán, thói quen... Tuy nhiên, các quy định nội bộ, phong tục, tập quán, thói quen này khơng trái với quy định pháp luật và phải được pháp luật thừa nhận. Sự phân định về phạm vi, mức độ điều chỉnh của pháp luật và các quy định khác tùy thuộc vào đặc điểm của chế độ bầu cử ở mỗi quốc gia. Các tác giả cuốn sách "Quốc hội và các thành viên" viết:

Ở Mỹ, “Các thủ tục đề cử, được nêu trong các luật bang và được quyết định bởi các tập qn đảng, giúp định hình một nhóm các ứng cử viên tiềm tàng… Tại hầu hết các bang, bầu cử sơ bộ trực tiếp là một cơ chế chính thức để đề cử các ứng cử viên vào Quốc hội” [112, tr.108-109].

Các mối quan hệ hình thành trong quá trình tổ chức bầu cử là biểu hiện về mặt “vật chất” nội dung thực tế của chế độ bầu cử ĐBQH, phản ánh bản chất của chế độ bầu cử. Các mối quan hệ này phát sinh giữa các chủ thể là nhà nước, các tổ chức phụ trách bầu cử, đảng chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, truyền thơng, người dân… trong tổ chức, quản lý, tiến hành bầu cử, thực hiện quyền bầu cử và ứng cử. Nội dung các quan hệ trong tiến trình tổ chức bầu cử rất phong phú, đa dạng. Những ưu việt của một chế độ bầu cử phải được thể hiện qua các quan hệ được hình thành trong thực tiễn bầu cử.

Kế thừa và phát triển các kết quả nghiên cứu đã có về chế độ bầu cử, Luận án tiếp cận khái niệm chế độ bầu cử ĐBQH ở nước ta theo nghĩa rộng, từ phương diện chính trị - pháp lý. Theo đó, có thể hiểu "Chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước

ta là tổng thể các quy định pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội, cùng các mối quan hệ xã hội hình thành trong thực tế quá trình tổ chức bầu cử để cử tri lựa chọn bầu những đại biểu đại diện cho ý chí và nguyện vọng của mình tham gia Quốc hội

- cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Ở mỗi quốc gia, bầu cử không chỉ áp dụng đối với bầu cử ĐBQH mà còn bầu cử ra cơ quan lập pháp ở địa phương, các chức vụ trong cơ quan hành pháp (tổng thống, thống đốc, thị trưởng), thậm chí bầu cử các chức danh tư pháp (thẩm phán). Ở nước ta, bầu cử áp dụng đối với việc bầu ra các ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp ở địa phương. Do vậy, chế độ bầu cử ở nước ta hiện nay có thể phân định thành chế độ bầu cử ĐBQH và chế độ bầu cử đại biểu HĐND.

2.1.2. Những nội dung cơ bản của chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội

Nội dung của chế độ bầu cử được phân chia theo các cách khác nhau. Trong Luận án này, chế độ bầu cử ĐBQH được nghiên cứu theo 6 nội dung cơ bản: (i) Nguyên tắc bầu cử; (ii) Quyền bầu cử và ứng cử; (iii) Hệ thống bỏ phiếu; (iv) Quy trình, thủ tục bầu cử; (v) Thiết chế quản lý bầu cử; và (vi) Giải quyết khiếu tố bầu cử.

2.1.2.1. Các nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội

Nguyên tắc bầu cử là những quan điểm cơ bản, có tính nền tảng của chế độ bầu cử, được thể hiện qua các quy định của pháp luật về bầu cử, có tính bắt buộc phải tn thủ trong suốt quá trình tổ chức bầu cử. Các nguyên tắc bầu cử bao gồm:

- Nguyên tắc bầu cử phổ thông: Nguyên tắc này bảo đảm quyền bầu cử rộng

rãi của người dân. Nội dung cốt lõi của nguyên tắc là mọi cơng dân đến tuổi trưởng thành khơng có bất kỳ sự phân biệt nào đều có quyền bầu cử và ứng cử để được bầu vào các cơ quan nhà nước. Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm về mặt pháp lý và tạo các điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền bầu cử, ứng cử của mình. Ngun tắc bầu cử phổ thơng cịn thể hiện ở nguyên lý đa số trong bầu cử như bảo

đảm đa số nhất định người dân đi bỏ phiếu để cuộc bầu cử được xem là hợp lệ, người trúng cử phải giành được đa số phiếu.

- Nguyên tắc bầu cử bình đẳng: Nguyên tắc này bảo đảm cho mọi cử tri có

khả năng như nhau trong việc tác động đến kết quả bầu cử [1, tr.28] [105, tr.42]. Đối với quyền bầu cử, công thức chung là "Một người, một phiếu, một giá trị". Mỗi cử tri chỉ được đăng ký bỏ phiếu ở một khu vực bầu cử, được nhận một phiếu bầu có giá trị như nhau, khơng có bất kỳ sự phân biệt nào. Nguyên tắc này cũng yêu cầu sự bình đẳng về tỷ lệ đại diện giữa các nhóm dân cư trong xã hội, giữa các đơn vị bầu cử và giữa các ứng cử viên trong các cuộc bầu cử.

-Nguyên tắc bầu cử tự do, bầu cử bắt buộc: Bầu cử là quyền mà khơng phải

là nghĩa vụ nên người dân có quyền quyết định tham gia hoặc khơng tham gia bầu cử, tự do thể hiện chính kiến. Nguyên tắc bầu cử bắt buộc xem bầu cử là nghĩa vụ công dân. Không tham gia bỏ phiếu sẽ bị xử phạt. Nguyên tắc bầu cử tự do còn được hiểu theo nghĩa rộng hơn, không chỉ giới hạn trong tự do bỏ phiếu mà còn là

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI CHẾ ĐỘ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 35 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w