Những hạn chế, bất cập của chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI CHẾ ĐỘ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 91 - 116)

ta hiện nay

Trong hơn ba mươi năm thực hiện cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước, chế độ bầu cử ĐBQH đã có những bước đổi mới, phát triển. Tuy nhiên, trước những biến đổi trên nhiều mặt của đời sống chính trị - xã hội đất nước, đến nay chế độ bầu cử ĐBQH bộc lộ những hạn chế, bất cập.

3.2.1. Những hạn chế, bất cập trong quy định pháp luật về quyền bầu cử, ứng cử và thực tiễn thực hiện quyền bầu cử, ứng cử đại biểu Quốc hội

3.2.1.1. Về quyền bầu cử và thực tiễn thực hiện quyền bầu cử đại biểu Quốc hội

Quyền bầu cử ĐBQH của công dân được quy định rất rộng rãi, bảo đảm nguyên tắc phổ thông trong bầu cử. Các báo cáo tổng kết bầu cử cho thấy cử tri đi bầu luôn đạt tỷ lệ cao trên 99% (khóa XII đạt tỷ lệ 99,64% [66]; khóa XIII đạt tỷ lệ 99,51% [68]; khóa XIV đạt tỷ lệ 99,35% [71]). Tuy nhiên, thực tiễn bầu cử đang đặt ra những vấn đề liên quan đến việc bảo đảm thực chất quyền bầu cử và trách nhiệm chính trị của cơng dân để bầu cử thực sự dân chủ. Thể hiện ở những điểm sau:

- Chưa có cơ chế bảo đảm thực hiện quyền bầu cử của cử tri là cơng dân Việt Nam ở nước ngồi. Theo số liệu thống kê năm 2014, có khoảng 4,5 triệu người Việt Nam định cư ở trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ [21]. Cùng với q trình tồn cầu hóa, mở rộng hợp tác quốc tế và khu vực trong những năm qua, số lượng công dân đi làm việc, lao động, học tập ở nước ngồi theo nhiệm kỳ, có thời hạn ngày càng nhiều. Vấn đề bảo đảm quyền bầu cử cho cơng dân Việt Nam ở nước ngồi đã được đặt ra nhưng đến nay chưa có giải pháp để giải quyết.

- Quyền bãi nhiệm ĐBQH cũng là quyền bầu cử hiểu theo nghĩa rộng nhưng chưa được quy định cụ thể nên khó thực hiện trong thực tế. Quyền bãi nhiệm ĐBQH của cử tri được quy định từ Hiến pháp 1946. Tuy vậy, việc tổ chức để cử tri bãi nhiệm đại biểu mới chỉ được một lần vào năm 1979 ở đơn vị bầu cử số 4 tỉnh Thanh Hóa [110, tr.785]. Cử tri khơng có điều kiện để bãi nhiệm đại biểu đã làm hạn chế quyền bầu cử của cử tri, nhất là trong bối cảnh thực hiện chủ trương tăng cường các hình thức dân chủ trực tiếp để người dân phát huy quyền làm chủ của mình. GS. TS. Trần Ngọc Đường cho rằng, chế độ bãi nhiệm đại biểu cũng có ý nghĩa chính trị và pháp lý quan trọng như chế độ bầu ra người đại biểu [51, tr.117], cơng dân có quyền bầu cử mà khơng có quyền bãi nhiệm thì quyền bầu cử mang tính hình thức [51, tr.190].

- Quyền bầu cử thêm, bầu cử bổ sung ĐBQH của cử tri để bảo đảm quyền được đại diện khơng có tính khả thi. Cuộc bầu cử ĐBQH khóa XII bầu thiếu 7 đại biểu (TP. Hồ Chí Minh thiếu 3 đại biểu) nhưng khơng tổ chức bầu cử bổ sung. Trong cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV, bầu cử lần đầu thiếu 6 đại biểu ở 5 tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, chỉ có Thành phố Cần Thơ được tổ chức bầu cử bổ sung 2 đại biểu. Điểm đáng lưu ý là đa số những đơn vị không bầu cử bổ sung là các đơn vị chỉ bầu thiếu đại biểu thuộc cơ cấu kết hợp (nữ, dân tộc thiểu số, trẻ tuổi và tái cử). Nhiều tỉnh, thành phố khuyết đại biểu trong nhiệm kỳ nhưng không được bầu cử bổ sung. Hiện nay, Luật bầu cử 2015 quy định chỉ tổ chức bầu cử bổ sung khi thiếu trên mười phần trăm tổng số ĐBQH đã làm cho quyền bầu cử bổ sung ĐBQH khó có cơ hội được thực hiện.

- Chưa có cơ chế để cử tri có đầy đủ thơng tin về người ứng cử trước khi quyết định bỏ phiếu lựa chọn người đại diện cho mình. Cử tri chủ yếu vẫn dựa vào những thơng tin được cung cấp qua tiểu sử được niêm yết. Theo một kết quả khảo sát năm 2011 thì có 59.5% số người được hỏi cho biết đã sử dụng kênh thông tin này. Tuy nhiên, cử tri thường chỉ đến điểm bỏ phiếu trong thời gian rất ngắn vào ngày bầu cử nên khơng có nhiều thơng tin để lựa chọn đại biểu [164, tr.25]. Thực tế đó làm cho việc lựa chọn của cử tri trở nên cảm tính. Hơn nữa, việc tổ chức đồng thời hai cuộc bầu cử cùng một thời điểm với số lượng rất nhiều ứng cử viên thì cử tri càng khó khăn hơn khi tìm hiểu về người ứng cử.

- Cử tri khơng có nhiều cơ hội giới thiệu, lựa chọn trong bầu cử nên chưa đóng vai trị quyết định thực sự đối với việc trúng cử của đại biểu. Theo GS.TS. Thái Vĩnh Thắng, trong đơn vị bầu cử 5 người ứng cử để bầu 3 đại biểu thì cơ hội để người dân lựa chọn là 40%. Đại biểu trúng cử chủ yếu là do cơ cấu, bầu cử trở nên hình thức [126, tr.178]. Ngun Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh đã phát biểu: "Thể chế bầu cử, cách thức lãnh đạo và tổ chức bầu cử chưa tạo điều kiện rộng rãi cho người dân lựa chọn người thực sự đại diện cho ý nguyện của họ" [162, tr.34].

- Chế độ bầu cử ĐBQH chưa tạo được tính tích cực chính trị của người dân trong việc thực hiện quyền bầu cử. Quan niệm về "Đảng cử, dân bầu", kết quả bầu cử đã được "sắp xếp" và định hướng trước nên một bộ phận cử tri xác định việc đi bầu cử chỉ như là một nghĩa vụ chính trị, làm cho xong mà khơng quan tâm tìm hiểu về ứng cử viên và kết quả bầu cử [48].

- Tình trạng bầu cử hộ, bầu cử thay diễn ra ở nhiều nơi là hạn chế lớn được nhận định trong các báo cáo tổng kết các cuộc bầu cử gần đây [16] [20] [68] [71]. Kết quả điều tra xã hội học về bầu cử năm 2011 thì có tới 58.5% người được hỏi cho biết đã từng nhờ người khác đi bỏ phiếu thay, 44.1% cho biết ở nơi họ đang sinh sống có hiện tượng một người bỏ phiếu cho nhiều người [164, tr.7]. Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính cơng cấp tỉnh ở Việt Nam năm 2016 cũng cho thấy tỷ lệ đi bầu cử ĐBQH khóa XIII năm 2011 chỉ là 67% và khóa XIV năm 2016 là 69% [138, tr.10], thấp hơn nhiều so với thơng tin chính thức được cơng bố. Tỷ lệ cử tri đi

bầu cao nhưng sẽ không thực chất nếu kết quả bầu cử không phản ánh đúng ý chí và thái độ của người dân, làm ảnh hưởng đến tính chân thực của bầu cử.

3.2.1.2. Về quyền ứng cử và việc bảo đảm thực chất quyền ứng cử đại biểu Quốc hội của công dân

Nguyên tắc bầu cử phổ thông khơng chỉ u cầu quyền bầu cử phải mang tính phổ qt mà cịn địi hỏi quyền ứng cử phải được bảo đảm để mọi cơng dân đều có quyền và có cơ hội để trở thành các ứng cử viên trong các cuộc bầu cử. Quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện quyền ứng cử ĐBQH ở nước ta trong những nhiệm kỳ vừa qua còn nhiều hạn chế, bất cập:

- Quy định về điều kiện ứng cử ĐBQH thiếu chặt chẽ. Độ tuổi ứng cử thấp, yêu cầu về hồ sơ ứng cử rất đơn giản, tiêu chuẩn người ứng cử ĐBQH không thể định lượng cụ thể. Theo quy định của Hiến pháp và Luật bầu cử, công dân từ đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử mà khơng có sự phân biệt giữa ứng cử ĐBQH với ứng cử đại biểu HĐND các cấp, thấp hơn nhiều so với các nước trên thế giới. Quy định hiện hành chưa cân nhắc kỹ lưỡng đến sự trưởng thành về tâm lý, trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm để trở thành "chính trị gia" đại diện cho nhân dân thực hiện quyền lập pháp, quyết định những vấn đề trọng đại của quốc gia. Thực tế cho thấy, có rất nhiều ứng cử viên trong độ tuổi từ 21-25 được giới thiệu ứng cử hoặc nộp đơn tự ứng cử, nhưng số lượng được lập danh sách ứng cử chính thức rất hạn chế. Trong cuộc bầu cử ĐBQH khóa XII chỉ có 13/876 ứng cử viên chính dưới 25 tuổi; khóa XIII có 6/827 ứng cử viên và có 01 người trúng cử; khóa XIV có 7/870 ứng cử viên và có 02 người trúng cử. Thực trạng này vừa làm cho bầu cử mang tính hình thức, tăng chi phí bầu cử, tạo ra sự chênh lệch về chất lượng ứng cử viên, giảm tính cạnh tranh nhất là khi kết hợp cơ cấu trẻ tuổi với các cơ cấu khác như phụ nữ, dân tộc, y tế, giáo dục... Quan trọng hơn là làm giảm chất lượng ĐBQH. Pháp luật về bầu cử hiện nay không quy định điều kiện để ứng cử như thời hạn cư trú, yêu cầu về giới thiệu ứng cử, thu thập chữ ký ủng hộ, nộp lệ phí ứng cử hoặc đặt cược tiền… Nhiều ý kiến cho rằng, những quy định về tự ứng cử cịn bng lỏng điều kiện, người tự ứng cử không bị ràng buộc gì, tự ứng cử cịn tùy tiện [82, tr.120] [117, tr.317].

Chưa có quan điểm đúng đắn để phân biệt giữa việc ghi nhận, tôn trọng quyền ứng cử với việc áp dụng điều kiện ứng cử để quyền ứng cử không bị lạm dụng, bảo đảm cho quyền ứng cử được thực hiện một cách thực chất, quy định về quyền ứng cử có tính khả thi.

- Ứng cử ĐBQH là quyền chính trị cơ bản của cơng dân nhưng cơ cấu tự ứng cử khơng được dành một tỷ lệ thích đáng. Với dự kiến hiện nay thì số lượng đại biểu được phân bổ cho các cơ cấu, thành phần theo ngành nghề, lĩnh vực công tác. Cơ cấu tự ứng cử không phải là cơ cấu bắt buộc hay được định hướng nên đa số các tỉnh, thành phố không dự kiến cơ cấu này, hoặc dự kiến nhưng không thực hiện. Thực tế đó đã làm cho quyền tự ứng cử của công dân bị hạn chế. Hơn nữa, đảng viên tự ứng cử phải được sự đồng ý của tổ chức Đảng có thẩm quyền nên tỷ lệ đảng viên tự ứng cử rất thấp.

- Cịn có sự phân biệt giữa người tự ứng cử và người được giới thiệu ứng cử. Do vậy, chế độ bầu cử hiện hành chưa khuyến khích được những người tâm huyết, "có đức, có tài" ra ứng cử ĐBQH. Trong hiệp thương bầu cử, có nơi áp dụng bỏ phiếu kín đối với người được giới thiệu ứng cử, nhưng lại biểu quyết bằng cách giơ tay đối với người tự ứng cử. Cách làm như vậy khơng bảo đảm tính chính xác và tạo sự bất bình đẳng giữa các ứng cử viên [122, tr.33-34].

- Việc thực hiện quyền tự ứng cử còn rất bất cập, số lượng người tự ứng cử nhiều nhưng chất lượng không cao, số người trúng cử rất ít. Trong cuộc bầu cử ĐBQH khóa XII, có 238 người nộp hồ sơ tự ứng cử, có 30 người được lập danh sách chính thức, có 01 người trúng cử, đạt tỷ lệ 0,42% so với nộp đơn, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trúng cử của người được giới thiệu ứng cử, khoảng 40%. Khóa XIII có 04 người trúng cử và khóa XIV có 02 người trúng cử (Xem Phụ lục 3). Hầu hết người ứng cử không vượt qua được mức độ tín nhiệm yêu cầu ở hội nghị cử tri nơi cư trú. Ở Hà Nội, trong số 48 người tự ứng cử ĐBQH khóa XIV, có 29 người (chiếm 60,4%) khơng đạt 50% tín nhiệm nơi cư trú, 14 người rút hồ sơ ứng cử, chỉ có 02 người được lập danh sách chính thức. Ở TP. Hồ Chí Minh, có 48 người nộp đơn tự ứng cử, sau đó có 8 người xin rút hồ sơ ứng cử, có 31 người (77,5%) khơng

đạt 50% tín nhiệm nơi cư trú, chỉ có 02 người được lập danh sách chính thức. Có nhiều ngun nhân dẫn đến thực trạng này, tuy nhiên cũng có trường hợp người tự ứng cử chưa nhận thức một cách đầy đủ và nghiêm túc khi thực hiện quyền tự ứng cử ĐBQH. Họ cho rằng "cứ ứng cử, được thì tốt, khơng được cũng khơng mất gì" [122, tr.31] hoặc ứng cử để thử mức độ dân chủ trong bầu cử.

Bên cạnh những vấn đề đã nêu ở trên, từ thực tiễn bầu cử ĐBQH ở nước ta và so sánh với thực tiễn chế độ bầu cử nhiều nước trên thế giới, có thể thấy việc thực hiện quyền bầu cử cịn có những rào cản xuất phát từ đặc điểm của chế độ bầu cử như quyền được lựa chọn nơi ứng cử, lựa chọn các hình thức vận động tranh cử, tự do đi lại, hội họp, diễn thuyết, bày tỏ quan điểm, tiếp cận thông tin trong vận động tranh cử...

Bảo đảm quyền bầu cử, ứng cử rộng rãi theo nguyên tắc phổ thông là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất của một chế độ bầu cử dân chủ. Những hạn chế trong các quy định pháp luật và bất cập trong tổ chức bầu cử liên quan đến quyền bầu cử, ứng cử ĐBQH của công dân ở nước ta sẽ ảnh hưởng mức độ dân chủ của chế độ bầu cử ĐBQH.

3.2.2. Những hạn chế, bất cập về phân chia đơn vị bầu cử và phương pháp xác định kết quả bầu cử

3.2.2.1. Về phân chia đơn vị bầu cử

Đơn vị bầu cử ĐBQH ở nước ta được tổ chức theo mơ hình đa đại diện, phân vạch theo địa giới hành chính. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được chia thành các đơn vị bầu cử.

Trong quá trình đổi mới chế độ bầu cử ĐBQH, các quy định pháp luật về đơn vị bầu cử có những sửa đổi bổ sung, điểm nổi bật nhất là đã thực hiện giảm số đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử ngay trong giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới. Thẩm quyền quyết định những vấn đề liên quan đến đơn vị bầu cử cũng được điều chỉnh theo hướng hợp lý hơn. Tuy nhiên, những cải tiến, đổi mới đến nay đã bị thực tiễn vượt qua. Thực tế bầu cử cho thấy, tổ chức đơn vị bầu cử và phân bổ người ứng cử ĐBQH ở các đơn vị bầu cử bộc lộ nhiều hạn chế:

Một là, quy mô đơn vị bầu cử lớn và được bầu nhiều đại biểu. Các địa

phương đều có xu hướng tổ chức các đơn vị bầu cử được bầu số đại biểu tối đa 3 đại biểu theo luật định. Cuộc bầu cử ĐBQH khóa XI có 188 đơn vị bầu 498 đại biểu [63]; Khóa XII có 182 đơn vị bầu 500 đại biểu [66]; Khóa XIII có 183 đơn vị bầu 500 đại biểu [68]; Khóa XIV có 184 đơn vị bầu 500 đại biểu [71]. Tỷ lệ trung bình là 2,64 – 2,74 đại biểu/ đơn vị bầu cử. Điều này cho thấy số lượng các đơn vị bầu cử được bầu 3 đại biểu vẫn chiếm đa số so với số đơn vị được bầu 2 đại biểu. Do mỗi đơn vị bầu cử được bầu nhiều đại biểu nên chưa phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân của đại biểu với trách nhiệm tập thể của các đại biểu trong cùng đơn vị. Chưa tạo được mối quan hệ gắn bó, có trách nhiệm giữa ĐBQH với cử tri. Ngược lại, cử tri khó quan tâm, theo dõi, giám sát, đánh giá được hoạt động của đại biểu để qua đó kiểm sốt quyền lực nhà nước.

Hai là, việc phân chia đơn vị bầu cử và phân bổ số lượng đại biểu được bầu

khơng dựa vào tiêu chí dân số. Do vậy, đã tạo sự bất bình đẳng giữa các ứng cử viên ở các đơn vị bầu cử khác nhau ngay trong cùng một tỉnh, thành phố và sự khác biệt rất lớn về "giá trị" phiếu bầu, tỷ lệ đại diện, giữa các đơn vị bầu cử trên phạm vi cả nước. Trong cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIII, đơn vị bầu cử số 8 của TP. Hồ Chí Minh (gồm Quận 12 và quận Gị Vấp) có 611.605 cử tri và đơn vị bầu cử số 1 của tỉnh Bắc Kạn (gồm huyện Ba Bể, huyện Ngân Sơn, huyện Na Rì và huyện Pắc Nặm) có 98.801 cử tri cùng được bầu 3 đại biểu. Giá trị phiếu bầu ở hai đơn vị này chênh lệch tới hơn 6 lần. Sự chênh lệch xảy ra ngay cả trong phạm vi từng tỉnh, thành phố. Đơn vị bầu cử số 8 và số 2 của TP. Hồ Chí Minh chênh lệch tới 2,26 lần [69]. Thực tế này cho thấy nguyên tắc bình đẳng "một người, một phiếu bầu, một

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI CHẾ ĐỘ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 91 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w