CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
6.1. Kết luận vấn đề nghiên cứu
Luận án thực hiện được nhiệm vụ đặt ra như sau:
Thứ nhất, Luận án đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh
hưởng đến giá cổ phiếu như nhân tố vĩ mô (lạm phát, cung tiền, cán cân thương mại theo mơ hình định giá tài sản như APT, ngồi ra luận án làm rõ: ngoài các nhân tố dựa trên mơ hình định giá tài sản, các nghiên cứu sau này bổ sung nhiều nhân tố (đa nhân tố) để xem xét mức độ ảnh hưởng các nhân tố đó đến giá cổ phiếutại các thị trường khác nhau. Đặc biệt đối với các nền kinh tế mới nổi tại Châu Á, việc xem xét các nhân tố toàn cầu như giá dầu, giá vàng và sự ảnh hưởng thị trường cổ phiếu lớn như thị trường Mỹ và ảnh hưởng tương quan với một số thị trường trong khu vực cho thấy ỹ nghĩa thực tiễn của sự phát triển thị trường mới nổi và có ý nghĩa với nhà hoạch định chính sách và các nhà đầu tư nước ngoài tại các thị trường này
Thứ hai, Luận án đã tập trung Phân tích và so sánh được nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến giá cổ phiếu tại một số thị trường Đông Nam Á, sử dụng phương pháp phân tích PCA. Cụ thể: Luận án phân tích ảnh hưởng nhân tố vĩ mơ của các nước và ảnh hưởng yếu tố toàn cầu đến lợi suất của thị trường 05 nước trong khu vực Đông Nam Á: Singapore, Malaysia, Philippins và Thái Lan trong thời gian 20 năm (từ 1/2001 đến 1/2020). Bẳng phương pháp phân tích thành phần chính (PCA) và kiểm định VAR, luận án đã xây dựng các thành phần chính trọng số có ảnh hưởng lớn đối với biến động lợi suất của các thị trường này. Các biến kinh tế vĩ mô của các nước được lựa chọn mức độ lạm phát, sản lượng đầu ra của nền kinh tế (IPI Index), tỷ giá hối đối, lãi suất, cán cân thương mại đều có ảnh hưởng đến sự biến động lợi suất của các thị trường.
Tăng trưởng cung tiền của các nước ASEAN 5 và Việt nam trong giai đoạn nghiên cứu có ảnh hưởng tích cực đến lợi suất thị trường cổ phiếu của các nước
trong khu vực. Luận án cho thấy tăng trưởng cung tiền có ảnh hưởng tích cực đến
chỉ số chứng khoán các nước Singapore, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam và ảnh hưởng ngược chiều với với Indonesia. Điều này cho thấy từ sau 2009 đến nay, ASEAN đã thực hiện tốt chính sách tiền tệ và mang lại sự ổn định cả về giá cả và sản lượng trong một thời kỳ đáng kể trong nước và trước bất ổn và biến đổi khu vực. Một khuôn khổ AFC cam kết thị trường vốn hướng đến mục tiêu lạm phát linh hoạt bao gồm một cách tiếp cận mục tiêu dựa trên tỷ giá hối đoái duy nhất ở Singapore đã giúp các nền kinh tế ASEAN-5 phát triển tốt. Do đó, sự hồn thiện của chính sách tiền tệ của Asean đạt được mục tiêu trước những thách thức từ mơi trường bên ngồi.
Việc duy trì tỷ giá ổn định ảnh hưởng tích cực đến chỉ số chứng khoán.
Nghiên cứu cho thấy 02 thị trường Indonesia, Phillipins trong giai đoạn nghiên cứu có đồng nội tệ mất giá hơn so với USD và điều này ảnh hưởng tiêu cực đến lợi của 02 thị trường này. Cùng với sự linh hoạt từ chính sách tỷ giá hối đoái và dự trữ ngoại hối ở các nước Thái Lan, Singapore, Malaysia và Việt nam cũng tăng tạo bước đệmquan trọng dịng vốncho thị trường tài chính ở các nước Asean.
Kiểm định độc lập cho thị trường Việt nam do thị trường cổ phiếu phát triển sau đó, dữ liệu nghiên cứu chọn từ 2008-2020 cho thấy đối với thị trường Việt nam
nghiên cứu chỉ ra ảnh hưởng các yếu tố liên quan đến chính sách tiền tệ (PC1) khi
mức lạm phát cao, NHTW có thể giảm cung tiền và tăng lãi suất. Chính sách này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, đến cơ hội đầu tư của các doanh nghiệp, khiến cho lợi suất cổ phiếu giảm. Chính sách tỷ giá hối đối có ảnh hưởng quan trọng đối với thị trường, tỷ giá ổn định khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào trong nước, khiến lợi suất tăng. Với biến PC4, khi kinh tế tăng trưởng tốt (khuyến khích sản xuất kinh doanh), nhiều cơ hội kinh doanh được tạo ra cho doanh nghiệp sẽ khiến cho lợi suất cổ phiếu tăng.
Lợi suất cổ phiếu tồn cầu lại có ảnh hưởng nhân quả lớn nhất đến lợi suất cổ phiếu ở các thị trường ASEAN 5. Lợi suất thị trường ở các nước ASEAN 5 phản ứng mạnh hơn trước những biến động trên thị trường quốc tế hơn là trước những
biến động vĩ mơ trong nước. Ngồi ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, lợi suất cổ
phiếu cũng có mỗi quan hệ nhân quả ngược trở lại với các biến kinh tế vĩ mơ.
Thứ ba, luận án đã phân tích ảnh hưởng từ các cú sốc bên ngồi đến thị trường các nước ASEAN 5 và vận dụng vào Việt nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu tố toàn cầu như: lạm phát, chỉ số sản lượng cơng nghiệp tồn cầu, giá dầu, giá vàng, lãi suất… sự biến động thị trường cổ phiếu Mỹ và một số thị trường trong khu vực Châu Á: Nhật Bản, Hồng Kong, Hàn quốccó ảnh hưởng đến các thị trường ASEAN 5 ở mức độ khác nhau và nhìn chung các nước trong khu vực Đông Nam
Á tham gia hội nhập hệ thống tồn cầu cịn yếu, ngoại trừ Singapore và Thái Lan.
Các nước ASEAN 5 và cả thị trường Việt namđều chịu ảnh hưởng biến động từ thị
trường Mỹ, trong đó Singapore chịu ảnh hưởng lớn nhất, tiếp sau là Thái Lan. Các
nền kinh tế còn lại cũng chịu ảnh hưởng từ thị trường cổ phiếuMỹ nhưng ở mức độ thấp hơn. Điều này cũng cho thấy mức độ tham gia tồn cầu hóa và tự do hóa thương mại của Singapore và Thái Lan tốt hơn các nước còn lại trong khu vực song chịu ảnh hưởng từ những tác động từ cú sốc của kinh tế toàn cầu và quy mơ thị trường tài chính Singapore, Thái Lan lớn hơn các nước còn lại trong khu vực thu hút được dòng vốn quốc tế vào các thị trường này, Indonesia và Philippins chịu ảnh hưởng lớn đối với yếu tố biến độngvĩ mơtrong nước.
Đối với thị trường Việt Nam vẫn cịn khá tách biệt và có xu hướng nằm riêng rẽ so với biến động chung của thế giới. Đến 67% sai số dự báo biến động lợi
suất của Việt nam xuất phát từ cú sốc nội tại. Ảnh hưởng của cú sốc bên ngồi chỉ giải thích 33%. Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh nhất từ thị trường Mỹ, rồi đến thị trường cac nước khu vực châu Á là Nhật Bản và Hồng Kông.
Cuối cùng, qua nghiên cứu cho thấy mức độ ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa các thị trường ASEAN không rõ nét. Ảnh hưởng của các thị trường khu vực (các nước ASEAN 5) đến Việt nam là không đáng kể. Các thị trường ASEAN 5chịu ảnh hưởng thị trường toàn cầu (Mỹ) và khu vực (Nhật bản, Hongkong) qua đó cho thấy cùng với quy mơ vốn hóa thị trường cổ phiếu ASEAN 5 và Việt nam ngày càng tăng, cho thấy thị trường Đơng Nam Á tham gia tích cực hơn xu thế tồn cầu hóa và
thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư trong và ngoài nước đối với thị trường mới nổi ngày càng mạnh mẽ. Điều này có thể được nhìn nhận rõ tại thời điểm cuối năm 2019 Covid xảy ra đều ảnh hưởng đến thị trường toàn cầu, các nước Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan chính thức rơi vào suy thoái sau khi họ báo cáo mức tăng trưởng âm trong hai quý đầu năm. Các trường hợp gia tăng của COVID- 19, sự không chắc chắn về việc các quốc gia sẽ phải áp dụng lại các điều kiện khóa cửa và sự chậm tiến độ đối với vắc xin đã khiến các nhà đầu tư lo lắng. Hơn nữa, các chuyên gia không mong đợi nền kinh tế của khu vực phục hồi nhanh chóng. Song nhiều tổ chức quỹ đầu tư NN đều kỳ vọng vào sự điều hành chính sách vĩ mơ của chính phủ các nước, nếu các chính phủ có thể giữ cho các nền kinh tế phát triển. Do vậy với cổ phiếugiảmở mức thấp tại các thị trường này sẽ là có cơ hội cho các nhà đầu tư tồn cầu có kiếm được khoản lợi suất rất lớn từ sự phục hồi mạnh mẽ này.