Một số vấn đề về công tác kiểm sát thi hành án treo, cải tạo không giam giữ

Một phần của tài liệu Công tác kiểm sát thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo và cải tạo không giam giữ theo quy định pháp luật hiện hành thực tiễn tại địa bàn huyện ninh phước – tỉnh ninh thuận (Trang 31 - 33)

7. Cấu trúc của chuyên đề tốt nghiệp

2.1. Một số vấn đề về công tác kiểm sát thi hành án treo, cải tạo không giam giữ

2.1. Một số vấn đề về công tác kiểm sát thi hành án treo, cải tạo không giam giữ giữ

2.1.1. Đối tượng của công tác kiểm sát thi hành án treo, cải tạo không giam giữ

Theo quy định tại Điều 2 Quy chế kiểm sát số 35 thỉ đối tượng của công tác kiểm sát thi hành án treo, cải tạo không giam giữ là phải tuân theo pháp luật của Tòa án, cơ quan quản lý THAHS, cơ quan THAHS, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự vả người có trách nhiệm trong thi hành án treo, cải tạo không giam giữ.

2.1.2. Phạm vi của công tác kiểm sát thi hành án treo, cải tạo không giam giữ

Theo quy định tại Điều 2 Quy chế kiểm sát số 35 thỉ đối tượng của công tác kiểm sát thi hành án treo, cải tạo không giam giữ được thực hiện từ khi có bản án, quyết định được thi hành quy định tại Điều 2 LTHAHS năm 2019 và kết thúc chấm dứt việc thi hành án hình sự, thi hành quyết định áp dụng biện pháp tư pháp theo quy định của pháp luật.

Theo đó, bản án, quyết định được thi hành bao gồm:

- Bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật và đã có quyết định thi hành;

- Bản án, quyết định của Tòa án được thi hành ngay theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật;

- Quyết định của Tòa án tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam chấp hành án và đã có quyết định thi hành; quyết định của Tòa án chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam cho nước ngoài;

- Bản án, quyết định về áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh, giáo dục tại trường giáo dưỡng; buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra đối với pháp nhân thương mại thuộc thẩm quyền của cơ quan thi hành án hình sự.

2.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát khi kiểm sát thi hành án treo, cải tạo không giam giữ không giam giữ

Căn cứ Điều 167 LTHAHS năm 2019 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong việc kiểm sát việc thi hành án hình sự, chúng ta có thể xác định nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát thi hành án treo, cải tạo không giam giữ như sau:

Thứ nhất, u cầu Tịa án, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan được giao một

kết quả cho Viện kiểm sát; cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến thi hành án hình sự; u cầu Tịa án cùng cấp và cấp dưới ra quyết định thi hành án hình sự đúng quy định của pháp luật;

Thứ hai, Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện Kiểm sát quân sự cấp quân

khu trực tiếp Kiểm sát việc thi hành án phạt tù của trại giam đóng tại địa phương, địa bàn; kiểm sát việc thi hành án đối với pháp nhân thương mại. Trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự của cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp và cấp dưới, cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự; kiểm sát hồ sơ thi hành án hình sự của cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp và cấp dưới, cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự. Thứ ba, Quyết định trả tự do ngay cho người đang chấp hành án phạt tù khơng có căn cứ và trái pháp luật;

Thứ tư, có quyền đề nghị miễn, hỗn, tạm đình chỉ, đình chỉ chấp hành án;

tham gia các phiên họp xét giảm, miễn thời hạn chấp hành án, tha tù trước thời hạn có điều kiện, hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo, rút ngắn thời gian thử thách;

Thứ năm, thực hiện quyền kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu Tòa án, cơ quan

THAHS cùng cấp, cấp dưới, cơ quan được giao một số nhiệm vụ THAHS, người có thẩm quyền và cá nhân có liên quan trong thi hành án hình sự; yêu cầu đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong THAHS; chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật;

Thứ sáu, tiếp nhận và giải quyết việc khiếu nại, tố cáo trong quản lý, giáo dục

người chấp hành án phạt tù; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thi hành án hình sự;

Thứ bảy, khởi tố hoặc yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự khi phát

hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm trong thi hành án hình sự theo quy định của pháp luật.

2.1.4. Phương thức kiểm sát thi hành án treo, cải tạo không giam giữ

Trong hoạt động kiểm sát thi hành án treo, cải tạo không giam giữ, viện kiểm sát có thể sử dụng phương pháp trực tiếp kiểm sát (định kì hoặc đột xuất kiểm sát) và các phương thức kiểm sát khác (gián tiếp) như: yêu cầu cơ quan THAHS, cơ quan được giao một số nhiệm vụ THAHS thơng báo tình hình chấp hành pháp luật; cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan; tự kiểm tra và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát; trả lời về quyết định, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong THAHS theo quy định của pháp luật.

Theo hướng dẫn tại Điều 25 Quy chế kiểm sát số 35 thì việc định kỳ kiểm sát trực tiếp trong THAHS được tiến hành như sau:

(1) Định kỳ kiểm sát tại nhà tạm giữ, trại tạm giam; cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp và cấp dưới; cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự;

(2) Khi xét thấy cần thiết, Viện kiểm sát trực tiếp kiểm sát tại nhà tạm giữ, trại tạm giam; cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp và cấp dưới; cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự tiến hành đột xuất kiểm sát:.

(3) Trực tiếp kiểm sát định kỳ, đột xuất phải có quyết định trực tiếp kiểm sát, khi kết thúc có kết luận bằng văn bản. Trước khi tiến hành trực tiếp kiểm sát định kỳ, Viện kiểm sát có kế hoạch trực tiếp kiểm sát; nội dung kế hoạch, quyết định, kết luận trực tiếp kiểm sát thực hiện theo hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

2.1.5. Kháng nghị, kiến nghị trong kiểm sát thi hành án treo, cải tạo không giam giữ

Kháng nghị, kiến nghị vừa là quyền hạn, vừa là phương thức để viện kiểm sát loại bỏ, khắc phục vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thi hành án hình sự. Thẩm quyền kháng nghị, kiến nghị được quy định cụ thể tại mục 3 Điều 169 LTHAHS năm 2019 và tại các Điều 32, 33 Quy chế kiểm sát số 35. Theo như quy định trên, Viện kiểm sát trong quá trình kiểm sát thi hành án hình sự, nếu phát hiện vi phạm thì ban hành kháng nghị, kiếm nghị, yêu cầu Tòa án, cơ quan THAHS cùng cấp, cấp dưới, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự trong việc thi hành án hình sự và cá nhân có liên quan. Đồng thời, u cầu đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc thi hành án hình sự, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật. Trong công tác kiểm sát thi hành án treo, cải tạo không giam giữ khi phát hiện vi phạm pháp luật của Tòa án, cơ quan THAHS, UBND cấp xã, đơn vị quân đội và những người có thẩm quyền, trách nhiệm trong thi hành án, thì từng trường hợp cụ thể mà viện kiểm sát ban hành kháng nghị, kiến nghị.

Một phần của tài liệu Công tác kiểm sát thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo và cải tạo không giam giữ theo quy định pháp luật hiện hành thực tiễn tại địa bàn huyện ninh phước – tỉnh ninh thuận (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)