Kỹ năng kiểm sát thi hành án treo

Một phần của tài liệu Công tác kiểm sát thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo và cải tạo không giam giữ theo quy định pháp luật hiện hành thực tiễn tại địa bàn huyện ninh phước – tỉnh ninh thuận (Trang 33 - 37)

7. Cấu trúc của chuyên đề tốt nghiệp

2.2. Kỹ năng kiểm sát thi hành án treo

2.2.1. Kiểm sát việc ra quyết định thi hành án hoặc ủy thác thi hành án

Để kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án trong việc ra các quyết định thi hành án, ủy thác ra quyết định thi hành án, Kiểm sát viên, kiểm tra viên phải chủ động phối hợp với khâu công tác kiểm sát xét xử sơ thẩm, kiểm sát xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm để nắm, theo dõi những bản án, quyết định thi hành án cũng trên cơ sở đó kịp thời phát hiện vi phạm của Tòa án trong việc ra các quyết định về thi hành án treo và có những biện pháp xử lý kịp thời.

Nội dung kiểm sát gồm:

Thứ nhất, kiểm sát viên cần kiểm sát việc tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết

định thi hành án treo hoặc ủy thác cho Tòa án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án treo về thẩm quyền và thời hạn ra quyết định có đúng hay khơng?

Cụ thể, cần tập trung chú ý hai vấn đề chính đó là thẩm quyền ra quyết định thi hành án hoặc ủy thác và thời hạn ra quyết định thi hành án theo đó kiểm sát viên, kiểm tra viên kiểm sát thật kĩ càng việc ra quyết định thi hành án hoặc ủy thác ra quyết định thi hành án có đúng là Chánh án Tịa án đã xét xử sơ thẩm hay khơng? Thời hạn ra quyết định có đúng trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày nhận bản án, quyết định phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm hoặc kể từ ngày nhận được quyết định ủy thác thi hành án của Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm hay là khơng?

Thứ hai, kiểm sát việc Tịa án xét xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án hoặc

ủy thác cho Tòa án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án có đúng căn cứ hay khơng?. Trong trường hợp này Tịa án xét xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án hay ủy thác thi hành án đối với những bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật hoặc phải thi hành ngay. Vì vậy, kiểm sát viên, kiểm tra viên phải kiểm sát xem bản án, quyết định mà Toàn án xét xử sơ thẩm ra quyết định thi hành đã có hiệu lực hay là chưa hoặc có thuộc trường hợp phải thi hành ngay hay khơng?. Đối với việc ủy thác cho Tòa án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án chỉ được thực hiện khi thuộc một trong hai trường hợp sau:

Trường hợp 1: sau khi Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án ra quyết định thi hành án và gửi cho cơ quan công an cùng cấp để thi hành, nhưng cơ quan công an cùng cấp thông báo bằng văn bản cho Tòa án biết là người bị kết án đã chuyển đi nơi khác và có địa chỉ cụ thể

Trường hợp 2: Tịa án xét xử sơ thẩm vụ án có căn cứ việc người bị kết án đang cư trú trên địa bàn hành chính khác.

Thứ ba, kiểm sát Tịa án ra quyết định thi hành án treo đảm bảo đúng nội dung

quyết định của bản án hay không?

Kiểm sát viên, kiểm tra viên có trách nhiệm kiểm sát nội dung quyết định về thi hành án có đúng với nội dung bản án, quyết định đã tuyên và đảm bảo đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 84 LTHAHS năm 2019

Khi kiểm sát ra quyết định thi hành án, phải hết sức chú ý nếu bản án, quyết định có tun người bị kết án là hình phạt chính cịn phải thi hành hình phạt bổ sung thì nội dung quyết định thi hành án treo phải có cả hình phạt bổ sung đó. Trường hợp bản án sơ thẩm xét xử nhiều bị cáo, trong đó có bị cáo tuyên phạt án treo khơng có kháng cáo, kháng nghị nên khi phần bản án đã có hiệu lực pháp luật thì Tịa án

sơ thẩm đã ra quyết định thi hành án treo, do bị cáo khác có kháng cáo nên cấp phúc thẩm xét xử phát hiện cấp sơ thẩm có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng nên tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm để điều tra, truy tố, xét xử lại. Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải ra quyết định thu hồi hoặc hủy bỏ quyết định thi hành án treo đó, vì bản án sơ thẩm đã bị hủy, khơng cịn hiệu lực thi hành.

Thứ tư, kiểm sát quyết định về thi hành án có được gửi đến những nơi phải gửi

theo quy định tại khoản Điều LTHAHS năm 2019

Kiểm sát viên, kiểm tra viên nếu phát hiện việc gửi quyết định về thi hành án chậm, không đầy đủ cho cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định thì phải kịp thời báo cáo Lãnh đạo Viện có văn bản yêu cầu Tòa án gửi ngay quyết định về thi hành án đến nơi tổ chức thi hành hoặc để thi hành tổng hợp lại và có văn bản kiến nghị với Tòa án khắc phục vi phạm.

2.2.2. Kiểm sát việc thi hành án treo

Trong việc thi hành án treo thì khơng phải cơ quan nào cũng có nhiệm vụ thi hành án treo ngoài các cơ quan quản lý THAHS, cơ quan THAHS công an cấp tỉnh, cấp quân khu và cơ quan THAHS công an cấp huyện thì trách nhiệm chính trực tiếp trong việc thi hành án treo thuộc về cơ quan THAHS công an cấp huyện, cơ quan THAHS cấp quân khu và UBND cấp xã, đơn vi quân đội.

Thứ nhất, đối với cơ quan THAHS cấp huyện, cấp quân khu Kiểm sát viên,

kiểm tra viên kiểm sát việc triệu tập và lập hồ sơ thi hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 85 LTHAHS năm 2019: “ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án treo, cơ quan thi hành án hình sự Cơng an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải triệu tập người được hưởng án treo, người đại diện trong trường hợp người được hưởng án treo là người dưới 18 tuổi đến trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, đơn vị quân đội nơi người đó làm việc để cam kết việc chấp hành án. Người được hưởng án treo, người đại diện của người được hưởng án treo phải có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan. Trường hợp người được hưởng án treo khơng có mặt theo giấy triệu tập hoặc khơng cam kết thì cơ quan thi hành án hình sự Cơng an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu lập biên bản vi phạm nghĩa vụ.”

Kiểm sát viên, kiểm tra viên có trách nhiệm kiểm sát việc nhận quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự Cơng an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu lập hồ sơ thi hành án và sao gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý, giám sát, giáo dục người được hưởng án treo theo quy định tại khoản 2 Điều 85 LTHAHS năm 2019

Kiểm sát hoạt động triệu tập người được hưởng án treo, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo có đúng theo quy định của pháp luật hay không? Đồng thời, phải lập hồ sơ giám sát, giáo dục người được hưởng án treo theo quy định tại khoản 3 Điều 85 LTHAHS năm 2019

Thứ hai, đối với UBND cấp xã, đơn vị quân đội

Kiểm sát việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 86 LTHAHS năm 2019 gồm các vấn đề như: việc tiếp nhận hồ sơ đã đưa vào sổ thụ lý hay chưa, việc phân cơng người trực tiếp giám sát, giáo dục có kịp thời hay khơng, việc phổ biến yêu cầu người được hưởng án treo thực hiên nghĩa vụ, việc giải quyết người được hưởng án treo vắng mặt nơi cư trú thực hiện đúng quy định hay không.

2.2.3. Kiểm sát việc rút ngắn thời gian thử thách của án treo

Đây là chính sách khoan hồng, nhân đạo xã hội chủ nghĩa của Nhà nước ta đối với người phạm tội được hưởng án treo nhằm khuyến khích người được hưởng án treo phấn đấu, tích cực học tập, lao động, chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định thi hành án và nghĩa vụ của người được hưởng án treo.

Kiểm tra viên, kiểm sát viên cần kiểm sát chặt chẽ về điều kiện để rút ngắn thời gian thử thách theo quy định tại khoản 1 Điều 89 LTHAHS năm 2019, điều kiện bao gồm:

(1) Đã chấp hành được ½ (một phần hai thời gian thử thách);

(2) Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo đã chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 87 của Luật này; tích cực học tập, lao động, sửa chữa lỗi lầm hoặc lập thành tích trong lao động, bảo vệ an ninh, trật tự được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng.

Đồng thời, cũng kiểm sát kĩ lượng mức rút ngắn thời gian thử thách theo quy định tại khoản 2 Điều 89 LTHAHS năm 2019, theo đó: Người được hưởng án treo chỉ được xét rút ngắn thời gian thử thách mỗi năm 01 lần, mỗi lần từ 01 tháng đến 01 năm. Trường hợp thời gian thử thách cịn lại khơng q 01 tháng thì có thể được rút ngắn hết then gian thử thách cịn lại. Người được hưởng án treo có thể được rút ngắn thời gian thử thách nhiều lần, nhưng phải bảo đảm thực tế đã chấp hành ba phần tư thời gian thử thách.

2.2.4. Kiểm sát biện pháp xử lý vi phạm đối với người được hưởng án treo.

Kiềm sát viên, kiểm tra viên cần kiểm sát chặt chẽ việc người được hưởng án treo cố ý vi phạm theo quy định tại khoản 4 Điều 89 LTHAHS năm 2019. Trường hợp người được hưởng án treo đã được rút ngắn thời gian thử thách nhưng sau đó vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 87 của Luật này và bị Tòa án quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo thì thời gian

thử thách đã được rút ngắn khơng được tính để trừ vào thời gian chấp hành án phạt tù.

Một phần của tài liệu Công tác kiểm sát thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo và cải tạo không giam giữ theo quy định pháp luật hiện hành thực tiễn tại địa bàn huyện ninh phước – tỉnh ninh thuận (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)