Vấn đề Đổi mới nhận thức về tôn giáo ở nước ta, cho đến nay chúng ta đều hiểu, Nghị quyết số 24 NQ-TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị khóa VI về “Tăng cường cơng tác tơn giáo trong tình hình mới” là dấu mốc mở đầu cho bước ngoặt phát triển về nhận thức. Nghị quyết nói trên là một thời điểm lịch sử đặc biệt, khi đó, hệ thống các nước XHCN ở Liên Xô và Đông Âu đã sụp đổ, nhưng những
quan điểm tả khuynh về tơn giáo vẫn cịn. Đặc điểm chủ yếu của giai đoạn ấy, là phê bình tơn giáo chủ yếu dựa trên tinh thần của chủ nghĩa vơ thần mác xít và các hình thái vơ thần duy vật khác. Tuy nhiên, ở một vài quốc gia, như Trung Quốc, những năm 1980 đã có những dấu hiệu đổi mới, bàn luận những đặc điểm về tôn giáo ở Trung Quốc và khả năng thích ứng với CNXH của tơn giáo.
Ở Việt Nam, ba luận điểm trên đã trở thành sự đột phá nhận thức: khơng thể nhìn tơn giáo bằng quan điểm đã bị cắt gọt: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”. Phải nhìn nhận tơn giáo như một “thực tại xã hội” và là nhu cầu của một bộ phận quần chúng và tơn giáo hồn tồn có thể đồng hành với CNXH. Luận đề về
văn hóa tơn giáo đã khơi dậy trực tiếp nhất những suy nghĩ, hành động tích cực của
quần chúng, người có tơn giáo cũng như khơng có tơn giáo. Khi các giá trị văn hóa, đạo đức của tơn giáo được đặt trong khn khổ của văn hóa dân tộc, một mặt đã thừa nhận sự đa dạng của văn hóa dân tộc, mặt khác tạo ra con đường đồn kết dân tộc, tơn giáo.
Với Nghị quyết 24, Đảng đã thẳng thắn, khách quan đánh giá tình hình tơn giáo và chỉ ra nguyên nhân khuyết điểm trong công tác tôn giáo. Bước tiến quan trọng về nhận thức của Đảng đối với tôn giáo được thể hiện ở quan điểm và xác định chính sách đối với tơn giáo, Nghị quyết nêu rõ: Công tác tôn giáo phải vừa quan tâm giải quyết hợp lý nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng, vừa kịp thời đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo phá hoại cách mạng. Tôn giáo là một vấn đề cịn tồn tại lâu dài, tơn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đạo đức tơn giáo có nhiều điều phù hợp với cơng cuộc xây dựng xã hội mới. Cần khắc phục nhận thức thiển cận đối với tôn giáo và thái độ hẹp hòi thành kiến, phân biệt đối xử với đồng bào có đạo. Nội dung cốt lõi của cơng tác tôn giáo là công tác vận động
quần chúng. Đồng bào có đạo hay khơng theo đạo đều là cơng dân Việt Nam, có
quyền hạn và nghĩa vụ bình đẳng như nhau trước pháp luật,... Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của tồn bộ hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo. Công tác tôn giáo bao gồm nhiều mặt: Vận động tín đồ, chức sắc; tổ chức sự quản lý Nhà nước đối với hoạt động của giáo hội, thực hiện các hoạt động đối ngoại về tôn giáo, kết hợp nghiên cứu lý luận và chỉ đạo thực tiễn. Do vậy, làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, phối hợp chặt chẽ với nhau dưới sự lãnh đạo
của Đảng. Chính quyền thực hiện chức năng QLTG bằng pháp luật, các đoàn thể và Mặt trận Tổ quốc có trách nhiệm đi sâu vân động tín đồ và chức sắc, cử người tham gia dưới các hình thức thích hợp vào các tổ chức và sinh hoạt của giáo hội để hướng dẫn và lãnh đạo tín đồ”. Từ nhận thức để “hoạt động tơn giáo mang tính
tượng trưng”(năm 1981) tới khẳng định “Tơn giáo là một vấn đề cịn tồn tại lâu dài, tơn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đạo đức tơn giáo có nhiều điều phù hợp với cơng cuộc xây dựng xã hội mới ” (năm 1990) thực sự là một
bước tiến vĩ đại.
Từ nhận thức ấy, nhiều chính sách về tơn giáo đã ra đời, mang tính khích lệ mơ hình tơn giáo xã hội, nghĩa là hướng đến việc tôn giáo tham dự một cách sinh động và có đóng góp những giá trị tích cực vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới, ổn định nền tảng đạo đức cho xã hội. Tinh thần của Nghị quyết đến nay vẫn được tuân thủ, tuy nhiên việc thể chế hóa Nghị quyết bằng các văn bản pháp luật cịn những hạn chế, bất cập. Ví dụ, vấn đề truyền thơng của các giáo hội, vấn đề các tôn giáo xin lại đất cũ, có tính phổ biến ở nhiều địa phương và trở thành một trong những vấn đề bức xúc trong giai đoạn hiện nay.
Kể từ sau Nghị quyết 24/NQ-TW nói trên, Đảng cịn có nhiều văn kiện khác khẳng định và phát triển tư duy đổi mới về tôn giáo: hàng loạt các Thông báo về các tôn giáo cụ thể: Chỉ thị 37- CT/TW ngày 2/7/1998 của Bộ Chính trị về cơng tác tơn giáo trong tình hình mới, một văn kiện quan trọng lần đầu tiên được đăng tải
công khai trên tờ Nhân dân và hàng loạt các tờ báo khác. Lần đầu tiên trong lịch sử
Đảng, vấn đề tôn giáo được đưa ra bàn bạc, quyết định ở cấp BCH TW, đó là Văn
kiện của Hội nghị TW lần thứ 7, khóa IX (Nghị quyết 25-NQ/TƯ ngày 12-3-2003) quan điểm, chính sách của Đảng đối với tín ngưỡng, tơn giáo tiếp tục được khẳng định và phát triển thêm một bước mới phù hợp với sự nghiệp đổi mới. Như vậy, từ 1990 đến 2003, đã có 13 văn kiện về các vấn đề tôn giáo gồm 02 Nghị quyết, 02
Chỉ thị, 09 Thơng báo. Trong đó, cấp Ban Bí thư ban hành 01 Chỉ thị, 7 Thông báo; cấp Bộ Chính trị ban hành 01 Nghị quyết, 01 Chỉ thị và 02 Thông báo; cấp
Ban Chấp hành TW ban hành 01 Nghị quyết,…
Năm 1998, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) ban hành Chỉ thị 37/CT-TW, ngày 02/7/1998, Về tăng cường cơng tác tơn giáo trong tình hình mới.
Chỉ thị 37 được coi là sự chuyển tiếp, bổ sung vào nhận thức, khẳng định thêm những giá trị của tôn giáo: “Những hoạt động tơn giáo ích nước lợi dân, phù hợp
với nguyện vọng và lợi ích chính đáng, hợp pháp của tín đồ được bảo đảm. Những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tơn giáo được tơn trọng và khuyến khích phát huy” [6]. Nếu như Nghị quyết 24 làm sáng tỏ quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về nhìn nhận tơn giáo, quan điểm về cơng tác tơn giáo thì Chỉ thị 37 là sự cụ thể hóa những quan điểm đó bằng việc đề ra (6) nguyên tắc và (7) nhiệm vụ.
Năm 2003, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) ban hành Nghị Quyết số 25/NQ-TW, ngày 12 tháng 3 năm 2003, về công tác tôn giáo. Đây là Nghị quyết thể hiện nhận thức tiến bộ nhất về tôn giáo của Đảng ta từ trước tới thời điểm đó, quan điểm và chính sách được xác định trong Nghị quyết đã thể hiện rất rõ: Tín ngưỡng tơn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta, đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc [7].
Đối chiếu tinh thần Nghị quyết số 40- NQ/TW ngày 01/10/1981, tinh thần Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 16/10/1990 và tinh thần Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 cho thấy bước tiến bộ đặc biệt trong nhận thức của Đảng về tơn giáo. Như vậy, trong vịng 21 năm những bước chuyển lớn về nhận thức và quan điểm đối với tôn giáo được thể hiện:
Năm 1981, Nghị quyết số 40- NQ/TW chủ trương tập trung cải tạo tôn giáo,
hướng tôn giáo vào xây dựng đất nước sau chiến tranh, chống địch lợi dụng tôn giáo với quan niệm tơn giáo sớm mất dần trong tiến trình xây dựng CNXH (“hoạt động mang tính tượng trưng”).
Năm 1990, Nghị quyết số 24-NQ/TW đã khẳng định: Tơn giáo là vấn đề cịn tồn tại lâu dài. Đạo đức tơn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới…thực hiện đoàn kết lương giáo, đoàn kết toàn dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Năm 2003, Nghị quyết số 25-NQ/TW ngoài kế thừa và phát triển những tiến
bộ của các Nghị quyết trước, đã có những nhận thức mới về tôn giáo rõ ràng, cụ thể hơn và đặc biệt thấy rõ tôn giáo đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây
dựng CNXH ở nước ta... Mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh là điểm tương đồng để gắn đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung.
Từ Nghị quyết 40-NQ/TW tới Nghị quyết số 25-NQ/TW là một “bước tiến
vĩ đại của Đảng ta trong đổi mới nhận thức về tôn giáo” [68]. Nghị quyết số 25-
NQ/TW xác định rõ nhiệm vụ công tác tôn giáo, các giải pháp và tổ chức thực hiện khá chi tiết, nêu rõ Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành từng bước cụ thể hóa các quan điểm, giải pháp và các nhiệm vụ chủ yếu trong Nghị quyết của Đảng thành các quy định của pháp luật, các kế hoạch, giải pháp, cơ chế. Điều đó đã bảo đảm việc thực hiện và đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động tôn giáo, sự thống nhất trong việc giải quyết nhu cầu sinh hoạt tôn giáo trên phạm vi cả nước, tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về tôn giáo.
Sau khi Nghị quyết 24 được ban hành, những văn bản pháp quy quy định hoạt động tôn giáo ở Việt Nam, ngày một thông thoáng, cởi mở hơn, được ra đời, cụ thể như: Nghị định 69/HĐBT ngày 21/3/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) Quy định về các hoạt động tơn giáo. Nghị định gồm 3 chương, 28 điều, ban hành thay thế Nghị định 297-CP ngày 11/11/1977. Nghị định 69/HĐBT ra đời, kịp thời đáp ứng nhu cầu quản lý tôn giáo, giải quyết được nhiều bức xúc, tồn đọng từ trước đó; đưa những quy định về quản lý tôn giáo ở Việt Nam dần dần hội nhập với luật pháp thế giới và khu vực.
Năm 1992, Hiến pháp Nước Cộng hịa XHCN Việt Nam được thơng qua, Điều 70 ghi nhận: “Cơng dân có quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo theo hoặc khơng
theo một tơn giáo nào. Các tơn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tơn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tơn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước”.
Năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 26/1999/NĐ-CP Về các hoạt động tôn giáo (ngày 19 tháng 4 năm 1999). Nghị định gồm 3 chương, 29 điều quy định rõ:
- Mọi cơng dân có quyền tự do theo hoặc khơng theo một tơn giáo nào, từ bỏ
hoặc thay đổi tơn giáo. Tín đồ có quyền thực hiện các hoạt động tơn giáo khơng trái với chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước...Tín đồ khơng được lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo làm trái pháp luật, khơng được hoạt động mê tín dị đoan.
- Tổ chức tơn giáo có tơn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo, cơ cấu tổ chức phù hợp với pháp luật và được Thủ tướng Chính phủ cho phép hoạt động thì được pháp luật bảo hộ. Tổ chức tôn giáo hoạt động trái tôn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo, cơ cấu tổ chức đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thì bị đình chỉ hoạt động. Những cá nhân chịu trách nhiệm về những vi phạm đó bị xử lý theo pháp luật.
Nghị định ghi rõ quyền và nghĩa vụ của chức sắc nhà tu hành và tín đồ các tơn giáo, đồng thời quy định chi tiết nhiều nội dung tôn giáo được làm và những nội dung không được làm. Ngay sau khi ban hành, Nghị định 26 đã nhận được những phản hồi từ những cá nhân và tổ chức tôn giáo bởi cơ chế “xin - cho”, tuy nhiên so với thời điểm hiện nay Nghị định vẫn có những quy định phù hợp, khẳng định nỗ lực của nhà nước trên con đường thể chế hóa pháp luật để ngày càng đảm bảo quyền tự do tôn giáo và quản lý xã hội hiệu quả hơn.
Cùng với các văn bản trực tiếp điều chỉnh hoạt động tôn giáo ở trên, từ 1990 đến 2003, nhiều văn kiện các kỳ Đại hội Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có nội dung điều chỉnh hoạt động tơn giáo như: Bộ luật Dân sự; Bộ luật Tố tụng Hình sự; Bộ luật Hình sự; Bộ luật Tố tụng Dân sự; Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Tổ chức Chính phủ; Luật Tổ chức Hội đồng nhân; dân và Ủy ban nhân dân 2003; Luật Xây dựng,... được ban hành.
Trong thời kỳ từ 1990 - 2003 có sự kết hợp tương đối hài hòa giữa việc thực hiện luật pháp và chủ trương của Đảng. Do chính sách tự do tín ngưỡng, tơn giáo được thực hiện tốt, mọi sinh hoạt tín ngưỡng, tơn giáo chính đáng được tơn trọng và tạo điều kiện thuận lợi nên tinh thần đồn kết tơn giáo, đồn kết dân tộc được phát huy. Từ 1990- 2003 đã có 12 tổ chức tơn giáo được công nhận. Thời kỳ này cũng ghi nhận sự ổn định tình hình sinh hoạt của các tơn giáo, các chủ trương,
chính sách về tơn giáo để thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tơn giáo của đồng bào có đạo ngày một tốt hơn. Tuy nhiên tinh thần cơ bản của thời gian này vẫn theo chủ trương của Đảng qua Nghị quyết số 24/NQ-TW (1990): Nội dung cốt lõi của công
tác tôn giáo là vận động quần chúng. Mặt khác cũng chưa có những văn bản pháp
quy, quy định tồn diện hơn cho việc quản lý tôn giáo và đời sống tôn giáo vận hành theo pháp luật.