- Một số quy định cụ thể về hoạt động của các tôn giáo chưa thể hiện đầy đủ,
4.1.2. Vấn đề đặt ra đối với tơn giáo từ góc độ quản lý nhà nước
Cho đến nay, về cơ bản, có lẽ cả cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng xã hội đều đã có nhiều điểm tương đồng về vị trí, vai trị của tín ngưỡng, tơn giáo và tổ chức tơn giáo, việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo trong điều kiện mở rộng dân chủ và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, việc phục hồi các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo đôi khi vượt quá phạm vi truyền thống vốn có của sinh hoạt tín ngưỡng tơn giáo. Sự thâm nhập của các tổ chức tôn giáo mới, sự mở rộng các hoạt động truyền giáo, sự hình thành các hiện tượng tín ngưỡng, tơn giáo mới, vấn đề xung đột và điểm nóng tơn giáo; quan hệ quốc tế của các tổ chức tơn giáo trong điều kiện chính sách mở rộng hợp tác và quan hệ quốc tế của Đảng và Nhà nước; vấn đề liên tơn chống chính quyền, chống Đảng Cộng sản; việc giải quyết hoạt động lợi dụng tôn giáo, sử dụng tơn giáo chống chính quyền của một số thế lực phản động trong và ngồi nước; mơ hình quản lý nhà nước đối với tôn giáo trong thời kỳ đổi mới là những vấn đề đặt ra đối với các tơn giáo nói chung, từ góc độ quản lý.
Đối với từng tôn giáo, vấn đề chống Đảng Cộng sản và ý thức hệ trong một số chức sắc, tín đồ Cơng giáo; mối quan hệ Nhà nước Việt Nam với Giáo hội Công giáo và Vatican. Việc giải quyết vấn đề Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất;
vấn đề Phật giáo Khơ-me Nam tông và mối quan hệ quốc tế. Ảnh hưởng về tập quán, lối sống, văn hóa của đạo Tin Lành trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Tây Bắc; những vấn đề tồn tại sau khi bình thường hoá hoạt động của đạo Tin Lành. Vấn đề mâu thuẫn nội bộ trong các tôn giáo, nhất là trong Phật giáo; về tranh chấp và đòi lại cơ sở, đất đai do lịch sử để lại của các tôn giáo, nhất là trong đạo Cơng giáo; hoạt động của các nhóm ly khai trong đạo Cao Đài, Phật giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Tin Lành,…
Tôn giáo là vấn đề lớn, rất quan trọng liên quan đến vấn đề dân tộc, tư tưởng, văn hố, an ninh chính trị, và ảnh hưởng đến đường lối đối nội và đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đến mối quan hệ giữa Nhà nước và tơn giáo. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, hồn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo, trước tiên là việc sửa đổi Pháp lệnh Tín ngưỡng, tơn giáo là hết sức cần thiết.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về cơng tác tơn giáo, Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ XI về công tác tôn giáo, xác định “Tiếp tục hồn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng. Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tơn giáo; động viên các tổ chức tơn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời chủ động phòng ngừa, đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo để mê hoặc, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc” [39, tr.245]. Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo và quyền tự do khơng tín ngưỡng, tơn giáo, quyền bình đẳng trước pháp luật của mọi người theo tinh thần Hiến pháp sửa đổi và một số văn bản pháp luật có liên quan. Thể hiện trách nhiệm của quốc gia thành viên trong việc thực hiện Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hợp quốc, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.
Trong bài viết gần đây Tiếp tục đổi mới công tác tôn giáo đáp ứng u cầu,
nhiệm vụ trong tình hình mới (Tạp chí Cộng sản, ngày 03/12/2013) PGS,TS Phạm
Dũng[159] đã đề cập đến 5 nhóm vấn đề đặt ra trong đổi mới cơng tác tơn giáo đó có nội dung “sửa đổi một số nội dung của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tơn giáo, tiến tới xây dựng Luật Tín ngưỡng, tơn giáo”. Các mục tiêu [14] quan trọng được cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo xác định:
- Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo theo hoặc khơng theo một tơn giáo nào của mọi người là một nhân tố quan trọng phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Khắc phục cơ bản những hạn chế, bất cập qua 08 năm triển khai thực hiện Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo. Chỉnh sửa các điều luật cho phù hợp với thực tế hiện nay. Bổ sung các quy phạm pháp luật để giải quyết triệt để các mối quan hệ mà Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo cần điều chỉnh.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về tơn giáo; tăng cường vai trị của cơ quan quản lí nhà nước về hoạt động tơn giáo, bảo đảm mục tiêu quản lí hoạt động tơn giáo trong tình hình mới.
- Cải cách thủ tục hành chính về lĩnh vực tơn giáo, bảo đảm tính cơng khai, dân chủ, minh bạch; tôn trọng các hoạt động nội bộ của tổ chức tơn giáo; giảm thời gian, tiết kiệm chi phí cho tổ chức, cá nhân tôn giáo.
- Giảm khiếu kiện về tơn giáo, góp phần bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội; góp phần đấu tranh với luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch vu cáo Nhà nước ta vi phạm tự do tôn giáo, nhân quyền.
- Bảo đảm tính khả thi khi triển khai, thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tơn giáo mới. Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Pháp lệnh Tín ngưỡng, tơn giáo mới phải đảm bảo là cơ sở để xây dựng Luật Tín ngưỡng và tơn giáo sau này.
Hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nói chung, đều vận hành theo những nguyên tắc nhất định, bởi nguyên tắc là những tư tưởng chỉ đạo phản ánh khái quát những sự việc khách quan liên quan tới quá trình "nâng" ý chí nhà nước lên thành pháp luật, địi hỏi tất cả các chủ thể tham gia vào quá trình ban hành, sửa đổi hay bãi bỏ các quy phạm pháp luật phải nghiêm chỉnh tuân theo. Vấn đề đặt ra là, nguyên tắc lập pháp nói chung hiện nay ở nước ta cần những điều chỉnh, bổ sung như thế nào. Chúng tơi sẽ trình bày rõ hơn ở phần tiếp theo, những vấn đề đặt ra với q trình xây dựng và hồn thiện luật pháp về tôn giáo từ bối cảnh hội nhập quốc tế.
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (2008) quy định các nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật gồm: (1). Bảo đảm tính hợp hiến,
hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật. (2). Tuân thủ thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.(3). Bảo đảm tính cơng khai trong q trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc bí mật nhà nước; bảo đảm tính minh bạch trong các quy định của văn bản quy phạm pháp luật. (4). Bảo đảm tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật. (5). Không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”. (Điều 3)
Tuy nhiên, ở nước ta cịn có một ngun tắc đặc thù, bao quát, được quy định trong Hiến pháp là đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội. Khi khẳng định, Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân - nghĩa là nguyên tắc căn bản nhất trong xây dựng, hồn thiện luật pháp nói chung, phải xuất phát từ đời sống nhân dân. Ở một quốc gia đa số cư dân có nhu cầu tín ngưỡng, tơn giáo như Việt Nam thì luật pháp điều chỉnh lĩnh vực đó cần được xuất phát và vì đời sống tơn giáo chứ khơng phải cốt yếu là để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước và quyền lực chính trị. Vì vậy, từ góc độ của người làm cơng tác nghiên cứu, luận án này đi vào nghiên cứu những vấn đề đặt ra trong q trình hồn thiện luật pháp về tơn giáo ở Việt Nam, trước hết, từ bình diện đời sống tơn giáo Việt Nam. Với phương pháp luận “làm luật là khơi dịng cho dịng sơng cuộc sống, hơn là nắn dịng của dịng sơng cuộc sống” [160] và pháp luật phải đi từ cuộc sống thay vì đưa pháp luật đi vào cuộc sống, chúng tôi thiết nghĩ, bất cứ một hệ thống luật pháp nào, nếu thực sự xuất phát và giải quyết những vấn đề của thực tiễn cuộc sống đặt ra, nghĩa là luật pháp đó, tất yếu sẽ phục vụ công tác quản lý nhà nước một cách hiệu quả, đồng thời nâng cao vị trí, vai trị lãnh đạo của Đảng một cách mạnh mẽ nhất.