- Một số quy định cụ thể về hoạt động của các tôn giáo chưa thể hiện đầy đủ,
4.2.2. Những vấn đề đặt ra đối với q trình hồn thiện luật pháp về tôn giáo trong bối cảnh hội nhập quốc tế
giáo trong bối cảnh hội nhập quốc tế
4.2.2.1. Nội luật hóa các cơng ước quốc tế về quyền tự do tôn giáo
Kể từ năm 1948, Tuyên ngôn Nhân quyền Thế giới trở thành khuôn mẫu cho việc thiết lập luật pháp ở nhiều quốc gia và khu vực, mặc dù sự khác biệt là khơng tránh khỏi. Các quyền đó về tự do tơn giáo nói trên đã được khẳng định rõ trong các bản Hiến pháp của Việt Nam từ khi lập nước đến nay.
Phù hợp với quy định của công ước quốc tế về quyền dân sự chính trị, về những giới hạn có thể áp đặt với quyền này, pháp luật nước ta bên cạnh khẳng định quyền tự do tín ngưỡng tơn giáo, cũng đã quy định: “Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng hoặc lợi dụng tín ngưỡng tơn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước” (Điều 70 Hiến pháp 1992, sửa đổi 2001).
Quy định trên của Hiến pháp được cụ thể hố trong các đạo luật, ví dụ Điều 47- Bộ luật Dân sự năm 2005: “Cá nhân có quyền tự do tín ngưỡng tơn giáo theo hoặc không theo tôn giáo nào, khơng ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng tơn giáo, hoặc lợi dụng tín ngưỡng tơn giáo để xâm phạm lợi ích của nhà nước, lợi ích cơng cộng, quyền lợi ích hợp pháp của người khác”. Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 quy định: Tố tụng hình sự tiến hành theo nguyên tắc mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật, khơng phân biệt dân tộc nam nữ, tín ngưỡng tơn giáo…Như vậy, pháp luật Việt Nam một mặt thừa nhận và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng tơn giáo, mặt khác nghiêm cấm các hành vi lợi dụng tôn giáo gây phương hại cho lợi ích xã hội, lợi ích người khác, hoặc chia rẽ sự đồn kết giữa những người có đạo với người khơng có đạo hoặc giữa những người có đạo với nhau.
Cho đến nay Việt Nam đã tham gia ký, phê chuẩn hoặc gia nhập hơn 10 văn kiện quốc tế cơ bản liên quan đến quyền con người và tự do tôn giáo. Đồng thời đã và đang tích cực nội luật hóa tinh thần và các cam kết đó vào trong hệ thống pháp luật quốc gia. Ngay ở Điều 14, Khoản 1, và Điều 24, Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2013) cũng quy định cụ thể về quyền tự do tôn giáo với những điểm mới, phù hợp với thông lệ quốc tế, liên quan đến việc quy định quyền chủ thể và trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tôn giáo. Nếu như Hiến pháp 1992, Pháp lệnh 2004 giới hạn về chủ thể là cơng dân thì Hiến pháp 2013 sửa đổi chỉ rõ “mọi người” có quyền tự do theo hay khơng theo tín ngưỡng, tơn giáo. Quan điểm hiến định này đặt ra 2 vấn đề: Thứ nhất: Trách nhiệm của Nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức phải bảo đảm các quyền tự do tôn giáo cho tất cả mọi cá nhân sống trên đất nước Việt Nam hoặc thuộc quyền tài phán của mình. Thứ hai: Việc bổ sung, hồn thiện hệ thống văn phạm pháp quy trong lĩnh vực tơn giáo theo ngun tắc đó.
Như vậy, các quyền cơ bản trong lĩnh vực tôn giáo ngày càng được nhận thức đầy đủ, được hiện thực hóa cả từ phía Nhà nước, người dân và các tín đồ tơn
giáo. Sự phong phú của sinh hoạt tôn giáo, sự đa dạng, phát triển của các tổ chức tôn giáo, mối quan hệ quốc tế sôi động của các tôn giáo là chỉ dấu cho thấy sự hội nhập của luật pháp về tôn giáo ở Việt Nam. Tuy nhiên, “q trình nào cũng địi hỏi phải giải quyết các vướng mắc, thậm chí là mâu thuẫn và xung đột, lĩnh vực tôn giáo cũng vậy, giữa một bên là các quyền tự do tôn giáo và một bên là các cản trở khiến cho các quyền đó chưa thực sự được bảo đảm hoàn toàn. Nhưng nếu chấp nhận thời gian là trọng tài phán xét, có thể nói, quyền con người trong lĩnh vực tơn giáo ở Việt Nam đã có những tiến bộ khơng thể phủ nhận. Và đương nhiên, chính thời gian cũng sẽ chứng minh quyền con người ấy ngày càng được nhận thức và thực hiện đầy đủ ở Việt Nam” [113, tr.13].
4.2.2.2. Vấn đề sinh hoạt tơn giáo cho người nước ngồi tại Việt Nam
Khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều cá nhân và tổ chức nước ngoài vào làm việc, học tập sinh sống, các cá nhân có quốc tịch nước ngồi thăm Việt Nam. Người nước ngồi cư trú ở Việt Nam có các thành phần:
Làm việc tại các đại sứ quán, lãnh sự quán, văn phòng đại diện các tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam; các doanh nhân, đại diện các công ty, tập đoàn kinh tế đến Việt Nam đầu tư và nghiên cứu thị trường; lưu học sinh người nước ngoài là sinh viên, thực tập sinh, nghiên cứu sinh đến học tập, nghiên cứu tại các học viện, viện, trường đại học ở Việt Nam; lao động nước ngoài đến Việt Nam làm việc tại các cơ sở kinh doanh,… Đây là những lực lượng thường cư trú ổn định từ 6 tháng đến vài năm. Ngồi ra, hàng năm cịn có khách du lịch theo các tua, khơng có thời gian cố định. Người nước ngồi sinh sống ở Việt Nam có những đề xuất xin được tổ chức sinh hoạt tôn giáo và thuê nơi sinh hoạt tôn giáo. Đối với quốc tế đây là vấn đề bình thường, nhưng ở nước ta vấn đề này chưa được quy định trong các văn bản pháp luật, hoặc có nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu, địi hỏi chúng ta phải có những chính sách phù hợp để đảm bảo nhu cầu sinh hoạt tơn giáo cho họ. Đó khơng phải đơn thuần là vấn đề đời sống tâm linh, mà còn liên quan đến quan hệ quốc tế trong thời kỳ hội nhập, tác động đến việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế của đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới. Trường hợp nhu cầu sinh hoạt tơn giáo của người nước ngồi thuộc các đối tượng trên thì được phép dự sinh hoạt chung với các tín đồ tơn giáo tại một cơ sở thờ tự của tôn giáo tương ứng, hợp
pháp và hiện có tại Việt Nam. Đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng tơn giáo của người nước ngồi ở Việt Nam giúp họ yên tâm làm việc, học tập, hợp tác, đầu tư là yêu cầu đúng đắn, phù hợp với chính sách đối ngoại của Nhà nước.
Pháp lệnh Tín ngưỡng, tơn giáo cũng đã đề cập đến một số khía cạnh về sinh
hoạt tơn giáo của người nước ngồi ở Việt Nam nhưng mới chỉ là các sinh hoạt tơn giáo cá nhân. Trong Tờ trình số 01/TTr-CP, ngày 27/2/2007 Ban Tơn giáo Chính phủ gửi Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội có đề nghị:
1. Tìm hiểu rõ thực trạng đời sống sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài tại Việt Nam tại các thành phố và khu cơng nghiệp, liên doanh có đầu tư nước ngồi, hiện đang sinh sống, học tập và làm việc tại Việt Nam.
2. Phân loại những người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc tại Việt Nam theo tín ngưỡng, tơn giáo dưới hai dạng: tơn giáo đó có ở Việt Nam (ví dụ như: Tin Lành, Phật giáo, Cơng giáo,…) và tơn giáo khơng có tương ứng ở Việt Nam (ví dụ: Chính thống giáo, Anh giáo, đạo Hinđu,..) 3. Trên cơ sở đó xác định giải quyết vấn đề tạo điều kiện cho sinh hoạt tơn giáo, đáp ứng nhu cầu chính đáng của họ bằng cách cho họ thuê địa điểm để thực hiện đời sống tín ngưỡng, tơn giáo (Chính thống giáo, Anh giáo, Hin đu, Tin Lành Hàn Quốc,…)
4. Một vấn đề khác đặt ra: Cộng đồng người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam theo tôn giáo của họ mong muốn được đăng ký sinh hoạt tôn giáo một cách hợp pháp để được tạo điều kiện về mặt pháp lý trong các hoạt động tổ chức ngày lễ trọng của tôn giáo mà họ theo.
5. Việc giải quyết đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tơn giáo của người nước ngồi tại Việt Nam theo Điều 18 trong Công ước Quốc tế các quyền Dân sự và Chính trị và pháp luật Việt Nam phù hợp với tinh thần chủ trương chính sách đối ngoại mở rộng của Đảng và Nhà nước ta là cần thiết nhằm mục đích tạo điều kiện cho người nước ngồi n tâm sinh sống tại Việt Nam góp phần trong cơng cuộc xây dựng đất nước Việt Nam ngày một giàu mạnh hơn.
6. Đây cũng chính là việc thực hiện chủ trương tôn trọng quyền tự do tôn giáo của người dân, cũng như người Việt Nam hiện sinh sống tại các nước như: Pháp (Thiền viện Trúc Lâm - Paris, Chùa Khuông Việt - Macxay), Ucraina, Khác-kop (Trúc Lâm), Séc (Khuông Việt), Ba Lan (Thiên Việt), Đức,… được sinh hoạt tôn giáo phù hợp tại nước sở tại và được xây chùa mang tên Việt Nam.
7. Đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài tại Việt Nam phù hợp với tinh thần pháp luật Việt Nam là tơn trọng tự do tín ngưỡng, tơn giáo của người dân thể hiện đúng quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, phù hợp với tinh thần đối đẳng trong quan hệ quốc tế như đã nêu tại điểm 6
[122]
Đến nay, những đề xuất của Ban Tơn giáo Chính phủ chưa được hiện thực hóa song trong thời gian qua, hoạt động tôn giáo của người nước ngồi ở Việt Nam đã có những kết quả bước đầu. Đây là một bất cập của luật pháp về tôn giáo cần sớm khắc phục để phù hợp với Hiến pháp 2013 và đáp ứng nhu cầu tôn giáo cho tất cả mọi người.