- Một số quy định cụ thể về hoạt động của các tôn giáo chưa thể hiện đầy đủ,
4.3.2. Hoàn thiện luật pháp về tôn giáo theo hướng hội nhập quốc tế
Bản chất của việc hội nhập quốc tế của chúng ta đối với thế giới là xây dựng nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền quản lý xã hội bằng pháp luật nhưng pháp luật không phải chỉ là công cụ để quản lý nhà nước mà còn để điều chỉnh các hành vi xã hội. Về nguyên tắc chung, pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền nhưng pháp luật phải có ý nghĩa trung lập, là cơng cụ dung hịa. Nếu q trình xây dựng luật pháp nói chung, luật pháp về tơn giáo nói riêng khơng giải quyết và dung hòa được yêu cầu về mặt quản lý nhà nước với quyền lợi và nguyện vọng của đối tượng thụ hưởng thì sẽ rất khó đi vào cuộc sống, nghĩa là q trình xây dựng luật pháp chưa có hiệu quả, ít có hiệu lực bởi nó sẽ khơng có khả năng điều chỉnh hành vi của con người một cách tự giác. Như thế việc thực hiện luật pháp khơng phải là văn hóa mà là những hành vi đối phó, tạm thời.
Quy trình làm chính sách, kỹ thuật xây dựng luật pháp nói chung, luật pháp về tơn giáo nói riêng, cũng nên được nhìn nhận và thực thi khoa học hơn. Như chúng tơi đã trình bày, việc xây dựng luật hiện nay, đương nhiên là có sự phối hợp của cơ quan lập pháp và hành pháp song việc các cơ quan hành pháp giải thích và hướng dẫn thi hành pháp luật là một trong những khuyết điểm căn bản của hoạt động lập pháp ở nước ta. Vì vậy, trong khi chờ đợi sự cải cách lớn về nguyên tắc lập pháp, chúng tơi cho rằng, có thể khắc phục những lỗ hổng về mặt kỹ thuật xây
dựng. Hệ thống luật pháp về tôn giáo của quốc gia cần được xây dựng một cách dân chủ, có sự tham gia ý kiến của tất cả các tôn giáo trong các giai đoạn của quá trình xây dựng luật: giai đoạn dự thảo, thẩm định, ban hành và thực hiện. Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, việc lấy ý kiến của các bên liên quan trong quá trình xây dựng luật pháp là bắt buộc. Việc lấy ý kiến và tiếp thu ý kiến các đối tượng thụ hưởng pháp luật là các cá nhân và tổ chức tôn giáo cần được tiến hành một cách thực chất và là khâu bắt buộc.
Để khắc phục tính thiếu thống nhất, chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, sự bất cập, lạc hậu của hệ thống luật pháp về tôn giáo, trong dịp làm việc với Ban Tơn giáo Chính phủ, tháng 4.213, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị sửa các nội dung quy định bất cập, không phù hợp với thực tiễn, đến thời điểm chín muồi sẽ nâng Pháp lệnh Tín ngưỡng, tơn giáo lên thành luật. Việt Nam đã gia nhập nhiều cơng ước quốc tế, cần có sự đối chiếu những quy định của các cơng ước đó và nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm luật pháp các nước để xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp.
Tuy nhiên, chúng ta cũng hiểu, trên thực tế hiện nay, số lượng các quốc gia có Luật về tơn giáo khơng nhiều (18 quốc gia), xuất phát tình hình đời sống tơn giáo Việt Nam, tác giả luận án đề xuất chưa xây dựng Luật về tơn giáo vì chưa đủ điều kiện và chưa cần thiết. Trước mắt, tiến trình hồn thiện luật pháp về tơn giáo nên tập trung vào sửa đổi Pháp lệnh Tín ngưỡng, tơn giáo và các văn bản có liên quan, phù hợp với tinh thần của Hiến pháp vừa được sửa đổi vì sự phát triển hài hịa của đời sống tơn giáo Việt Nam. Sau khi nghiên cứu Hiến pháp 1992 sửa đổi 2013 và Dự thảo sửa đổi Pháp lệnh Tín ngưỡng, tơn giáo lần 1, chúng tôi đề nghị xem xét một số nội dung sau trong Pháp lệnh:
- Về chủ thể của quyền tự do tôn giáo: đề nghị sửa là “mọi người”, thay vì cơng dân (Điều 1);
- Xem xét một số khái niệm, ví dụ có sự mâu thuẫn trong cách hiểu cụm từ “cơ sở tôn giáo” tại Điều 3 và Điều 27. Theo Điều 3 thì cơ sở tơn giáo được hiểu là nơi thờ tự, tu hành... nhưng theo Điều 27 thì cơ sở tơn giáo lại được hiểu là một loại tổ chức. Bổ sung một số khái niệm như chức việc, sinh hoạt tôn giáo, tà đạo,
- Làm rõ điều kiện công nhận tổ chức tôn giáo theo hướng hội nhập hơn, mở hơn (Điều 16);
- Đối với hoạt động giáo dục của các tôn giáo. Pháp lệnh mới quy định việc thành lập, chưa có quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải thể; các điều kiện quy định về thành lập và giải thể trường; giá trị pháp lý của văn bằng do các trường cấp; thẩm quyền mở các lớp bồi dưỡng cho những người hoạt động tôn giáo chưa phù hợp (Điều 24);