- Sửa Điều 33 nhằm thu hút mọi nguồn lực cùng nhà nước giải quyết vấn đề
4. Những vấn đề cơ bản đặt ra đối với các tôn giáo ở Việt Nam hiện nay bao
gồm: việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo trong điều kiện mở rộng dân chủ và hội nhập quốc tế; việc phục hồi các loại hình tín ngưỡng đơi khi vượt quá phạm vi truyền thống vốn có của sinh hoạt tín ngưỡng; sự mở rộng các hoạt động truyền giáo của các tơn giáo; sự hình thành và xâm nhập của các hiện tượng tín ngưỡng, tơn giáo mới; vấn đề xung đột và điểm nóng tơn giáo; vấn đề quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo trong bối cảnh mở rộng sự hợp tác và quan hệ quốc tế của Đảng và Nhà nước; vấn đề liên tơn chống chính quyền, chống Đảng Cộng sản; vấn đề giải quyết hoạt động lợi dụng tơn giáo, sử dụng tơn giáo chống chính quyền của một số lực lượng trong và ngồi nước.
Dựa trên tình hình thực tiễn trên, luận án xác định những vấn đề đặt ra đối với tôn giáo và q trình hồn thiện luật pháp về tơn giáo từ đời sống tôn giáo và
bối cảnh hội nhập quốc tế với những nội dung then chốt như: vấn đề tư cách pháp nhân và công nhận tổ chức tôn giáo; vấn đề đất đai và tài sản tôn giáo; vấn đề tôn giáo và hoạt động xã hội; vấn đề nội luật hóa các cơng ước quốc tế về quyền tự do tơn giáo; vấn đề tôn giáo cho người nước ngồi ở Việt Nam,... Tính hội nhập quốc tế và cơng cuộc cải cách hành chính hiện nay địi hỏi q trình xây dựng, áp dụng luật pháp trong lĩnh vực này phải hướng tới việc xây dựng nhà nước pháp quyền với những giá trị phổ quát, tiếp cận các tiêu chuẩn luật pháp quốc tế hiện đại, thúc đẩy quyền con người, quyền tự do tơn giáo trên phạm vi tồn cầu.
5. Mối quan hệ giữa nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự - chủ đề lâu nay vẫn bị coi là tế nhị, nhạy cảm. Nhưng thời gian gần đây, vấn đề này đã được người đứng đầu Chính phủ - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát đi tín hiệu đồng tình và biểu lộ sự quan tâm, khuyến khích trong Thơng điệp đầu năm 2014. Theo đó, để làm rõ hơn mối quan hệ giữa Nhà nước với xã hội dân sự trong vấn đề tôn giáo, luận án muốn đề cập đến những vấn đề liên quan đến cơ chế pháp lý quản lý hoạt động tôn giáo.
Các tổ chức tơn giáo, tuy có những đặc trưng riêng, song về cơ bản vẫn là một tổ chức vận hành trong xã hội dân sự. Do vậy, trong quy định của luật pháp đối với hoạt động tôn giáo nên tập trung vào những hoạt động về mặt tổ chức tôn giáo, như công nhận tổ chức tôn giáo, mở trường đào tạo chức sắc, xây dựng sửa chữa nơi thờ tự, xuất bản kinh sách ấn phẩm tơn giáo,… cịn các hoạt động khác, nhất là sinh hoạt tơn giáo của tín đồ để các tơn giáo tự quản lý và điều chỉnh theo Hiến chương hoặc Điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được nhà nước chấp thuận. Và như vậy, đầu mối quản lý hoạt động tôn giáo của nhà nước cũng chủ yếu ở các cấp trung ương, tỉnh, huyện, với một đội ngũ cán bộ mang tính chuyên nghiệp.
6. Với quan điểm làm luật là khơi dòng cho cuộc sống, việc bổ sung, việc điều chỉnh và hồn thiện luật pháp tơn giáo ở nước ta xuất phát từ thực tiễn của đời sống tôn giáo Việt Nam, gắn các quy định pháp luật của Việt Nam với những điều khoản của Công ước Quốc tế về quyền con người và tự do tôn giáo, coi đây là những giá trị phổ quát, là một yêu cầu tất yếu.
Thực tế lịch sử cho thấy, nhiều quốc gia trên thế giới cũng có những vấn đề tơn giáo như Việt Nam. Quốc gia nào giải quyết hài hịa vấn đề tơn giáo thì sớm
phát triển. Chúng tơi có cùng quan điểm với nhiều nhà khoa học và nhà quản lý khi cho rằng, cần thừa nhận tôn giáo như một nguồn lực xã hội.
Đảng và Nhà nước Việt Nam đã tái khẳng định quan điểm và lập trường về chính sách tự do tín ngưỡng, tơn giáo đối với mọi người trong văn kiện quan trọng nhất của quốc gia là Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2013 và trong hàng loạt các văn bản pháp quy có liên quan khác. Sự dâng trào của sinh hoạt tín ngưỡng, tơn giáo ở Việt Nam trong những thập niên gần đây, một mặt, đòi hỏi những sự điều chỉnh nhất định trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo; mặt khác, minh chứng cho các quyền tự do tôn giáo đang được pháp luật và Nhà nước Việt Nam bảo hộ và hiện thực hóa. Việc xây dựng và hồn thiện luật pháp về tơn giáo là một nhiệm vụ tất yếu để xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, đồng thời là điểm kết nối, là sự đồng thuận trong quan hệ giữa Nhà nước với Giáo hội và xã hội dân sự, góp phần tạo lập một xã hội văn minh, đoàn kết, vững mạnh.
Những luận điểm và logic trên là cơ sở để chúng tôi đề xuất các khuyến nghị cho việc tiếp tục hồn thiện luật pháp về tơn giáo ở Việt Nam. Trong khuôn khổ của một đề tài nghiên cứu về tôn giáo và luật pháp về tôn giáo ở Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới, chúng tôi đưa ra hai nhóm khuyến nghị: Nhóm các vấn đề về
nhận thức, ứng xử với tơn giáo và nhóm các vấn đề nhằm hồn thiện luật pháp về tôn giáo ở Việt Nam theo hướng hội nhập quốc tế. Mâu thuẫn, khác biệt là vấn đề muôn thủa của cuộc sống, song với những tín hiệu tích cực từ chính sách, luật pháp về tơn giáo, từ đời sống tín ngưỡng tơn giáo ở Việt Nam, chúng ta có quyền hy vọng vào sự hịa hợp, đồng thuận Đạo - Đời trên con đường phát triển vì một Việt Nam nhân văn, phồn vinh và phát triển bền vững.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO