Về mối quan hệ giữa nhà nước pháp quyền với xã hội dân sự, trong đó có các tổ chức tơn giáo

Một phần của tài liệu Tôn giáo và luật pháp về tôn giáo trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam (Trang 116 - 122)

- Một số quy định cụ thể về hoạt động của các tôn giáo chưa thể hiện đầy đủ,

4.1.2. Về mối quan hệ giữa nhà nước pháp quyền với xã hội dân sự, trong đó có các tổ chức tơn giáo

đó có các tổ chức tơn giáo

Các tổ chức tôn giáo là một bộ phận của xã hội dân sự. Sự phát triển của các

tổ chức xã hội chính trị dân sự hàm chứa các tổ chức, hội đồn tơn giáo là xu thế tất yếu, đồng thời đặt ra nhiều vấn đề với hệ thống luật pháp Việt Nam. Nhiều tổ chức xã hội chính trị dân sự trong đó có các tổ chức, hội đồn tơn giáo hoạt động tương đối độc lập nhưng địa vị pháp lý không rõ ràng sẽ đặt họ vào tình trạng khó hoạt động bình thường hoặc những phức tạp phát sinh, khó xác định bởi những nhạy cảm chính trị. Những thử thách của xã hội chính trị dân sự địi hỏi các chủ thể quản lý một sự hiểu biết sâu sắc, một tầm nhìn và một chính sách pháp luật khống đạt hơn.

Tiến trình đổi mới xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XX kéo theo các mối quan hệ giữa chính quyền và xã hội thay đổi: "Cùng với sự lớn mạnh của thị trường và những điều chỉnh của nhà nước, xã hội dân sự bắt đầu phát triển mạnh mẽ với nhiều tổ chức ra đời"[32]. Đầu thập niên 1990, Giáo sư, kiêm luật gia, Mark Sidel của ĐH Iowa ở Hoa Kỳ đã liệt kê các nhóm đồn thể ở Việt Nam vào 9 loại: chính trị, hội đồn có tầm cỡ, kinh doanh, thương mại và chuyên nghiệp, khoa học và kỹ thuật, hội họa và văn hóa, NGO/thiện nguyện, tơn giáo, các hội đồng hương và đoàn thể lo chuyện quần chúng[146]. Một xã hội đầy tiềm năng và phát triển mạnh mẽ cùng với chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Tiến sĩ Joseph Hannah đã thể hiện khái quát mối quan hệ Đoàn thể nhân dân với Đảng và Nhà nước; quan hệ của xã hội dân sự với nhà nước và thị trường, (ở Việt Nam) bằng mơ hình dưới đây:

Bảng 4.1: Joseph Hannah, Các tổ chức phi-chính-phủ tại Việt Nam: Phát triển, Xã

hội dân sự, và quan hệ chính quyền-nhân dân. Luận án Tiến sĩ, 2007, tr. 53, 54

Khi phân tích về mối quan hệ giữa kinh tế thị trường với nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự ở Việt Nam, tác giả Trần Ngọc Hiên phân tích "Ở đâu có kinh tế thị trường thì ở đó phải có nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự. Ba bộ phận đó cấu thành hệ thống của một thể chế kinh tế chính trị, mà sự hồn thiện của hệ thống thể chế hoàn toàn chỉ dựa vào sự liên hệ tương tác với nhau giữa ba bộ phận. Đó chính là q trình phát triển chế độ dân chủ. Khơng hình thành hệ thống với ba bộ phận và khơng có quy chế liên hệ tương tác thì thể chế kinh tế chính trị chỉ dừng lại ở mong muốn chủ quan, kinh tế thị trường sẽ trở nên hoang dại. Thể chế nhà nước sẽ sa vào quan liêu, tham nhũng nặng nề". Ông khẳng định yêu cầu cần "từng bước tổ chức lại bộ máy theo đúng tính chất nhà nước pháp quyền của dân", bởi lẽ theo ơng, "vai trị kiểm sốt của xã hội dân sự đối với nhà nước là nhân tố rất quyết định"[49]. Yêu cầu xã hội dân sự đã trở thành cấp thiết đối với xã hội Việt Nam hiện nay.

Từ góc độ của nhà nghiên cứu của cơ quan quản lý, TS. Trần Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, trong bài viết Một số vấn đề cần lưu ý về xã hội dân sự, thừa nhận sự tồn tại khách quan, vai trò, tác dụng của các tổ chức xã hội dân sự và đưa ra quan điểm: “Xã hội dân sự ở nước ta bao gồm các tổ chức chính trị- xã hội- nghề nghiệp, xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, nhân đạo, từ thiện, hữu nghị; các tổ chức cộng đồng theo dịng tộc, sở thích, câu lạc bộ,...; các tổ chức dịch vụ công và các quỹ không phải do Nhà nước lập ra, hoạt động phi lợi nhuận, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tuân thủ các quy định của pháp luật và tích cực phối

hợp hoạt động với Nhà nước nhằm góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”[156].

Trong bài viết tác giả lưu ý: Với tính chất là những mối quan hệ và liên kết mềm, tự quản, khơng thuần nhất, bản thân xã hội dân sự có khơng ít những hạn chế và thách thức nhất định. Vì thế, phần quan trọng của bài viết, là những lưu ý: “Tuy nhiên, bằng thủ đoạn “diễn biến hịa bình”, các thế lực phản động quốc tế và thù địch luôn muốn tạo ra các lực lượng đối lập, chống đối Đảng Cộng sản ngay trong lòng xã hội Việt Nam. Cần cảnh giác với xu hướng này, vì các tổ chức xã hội dân sự kiểu này sẽ đối lập và thoát ly khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước ta”. Chúng tơi cho rằng, đó là e ngại chung của cơ quan cơng quyền. Tuy nhiên, góc nhìn nói trên của tác giả, khơng có nghĩa những tiêu cực, hạn chế của một số tổ chức xã hội dân sự, ở nước ta, bị quy thành hạn chế của xã hội dân sự - với tư cách là một trong 3 chân đế của cấu trúc xã hội hiện đại. Băn khoăn hiện nay của cơ quan quản lý vẫn là vấn đề chính trị. Tư duy đó có thể dẫn đến những ứng xử và quyết sách thận trọng, thậm chí “giậm chân tại chỗ” hoặc xiết chặt sự phát triển của không gian xã hội dân sự vừa mới được hình thành.

Về mặt cấu trúc, xã hội được cấu thành bởi các nhóm; về mặt văn hóa, hệ động lực để xã hội này vận hành là văn hóa dân chủ, tơn trọng ngun tắc đối thoại trong tinh thần duy lý. Không xây dựng được một xã hội như vậy, các nhóm xã hội dễ bị tổn thương, mỗi khi khó khăn, khơng có cơ hội đối thoại với Nhà nước hoặc nhóm xã hội liên quan để được chia sẻ. Họ đành tìm sự an ủi nơi thần thánh,… Như thế, khơng phải để ổn định xã hội thì cần hạn chế việc thành lập và hoạt động của các nhóm xã hội mà ngược lại, cần phải tạo một không gian pháp lý cởi mở để các nhóm xã hội ra đời, tồn tại và phát triển lành mạnh. Thời đại của xã hội công dân là thời đại mà nhà nước pháp quyền và các nhóm xã hội cùng tồn tại, nhưng nhà nước sẽ, tùy theo nhịp trưởng thành của xã hội đó, từng bước trao dần sức mạnh cho các nhóm xã hội.

Có lẽ, cũng với những lý do đó, trong Thơng điệp đầu năm 2014 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có ý kiến: “Đây là lúc chúng ta cần có thêm động lực để lấy lại đà tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững. Nguồn động lực đó phải đến từ

tốt nhất quyền làm chủ của Nhân dân, Nhà nước phải làm tốt chức năng kiến tạo

phát triển. Nhà nước không làm thay dân mà phải tập trung xây dựng khuôn khổ

thể chế phù hợp và tạo điều kiện cần thiết để mọi người phát huy năng lực và sức sáng tạo vì lợi ích của chính mình và đóng góp cho xã hội. Chỉ khi dân giầu thì nước mới mạnh. Xã hội hóa khơng chỉ để huy động các nguồn lực mà còn tạo điều kiện cho xã hội thực hiện những chức năng, những cơng việc mà xã hội có thể làm tốt hơn. Và chỉ như vậy mới có thể xây dựng được một bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.”[155]

Bàn về mối quan hệ giữa nhà nước với xã hội dân sự cũng là bàn đến những vấn đề liên quan đến cơ chế pháp lý trong lĩnh vực tơn giáo. Ví dụ, Luật về Hội - bộ luật căn bản xác lập các chuẩn mực trong mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội dân sự. Các tổ chức tơn giáo, mặc dù có những đặc trưng song trên một phương diện căn bản cũng thuộc về và vận hành cùng với xã hội dân sự. Việc bình thường hố các hoạt động của xã hội dân sự này là điều kiện không thể thiếu cho việc tạo ra nền tảng cho sự tôn trọng một cách đầy đủ các chuẩn mực đạo đức mới trong một xã hội hiện đại. Tinh thần cơ bản của xã hội dân sự là tôn trọng các quyền tự do và sự phát triển ý thức trách nhiệm của công dân, cụ thể là về phía Nhà nước, tạo điều kiện cho việc cơng dân đóng góp trực tiếp phần mình vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, ngoại trừ một số lĩnh vực đặc biệt được đảm trách bởi Nhà nước, và về phía các cơng dân, tham gia một cách tích cực vào việc xây dựng xã hội. Sự lớn lên của ý thức cơng dân nói chung, sự trưởng thành mạnh mẽ của xã hội như vậy sẽ khiến cho các hoạt động vị tha, vì cộng đồng trong xã hội tăng lên, và có tác động vào việc tạo nên một thế cân bằng động.

Trong lịch sử và cho đến mai sau, trên phạm vi toàn cầu cũng như ở mỗi quốc gia, khi nào con người còn tồn tại, khi ấy tôn giáo vẫn là một thành tố xã hội, văn hóa, đạo đức mang tính cộng đồng. Thừa nhận sự tồn tại, vị trí tất yếu của tơn giáo trong đời sống xã hội, nghĩa là, về mặt luật pháp, nhà nước cần tạo một không gian pháp lý tương ứng để các tơn giáo có thể vận hành và phát huy được vai trị của mình một cách tối ưu đồng thời giảm thiểu được những khuyết điểm mà xã hội không mong muốn. Nhà nghiên cứu tôn giáo Trung Quốc Lưu Bành, trong cuốn Tơn giáo Mỹ đương đại đã từng nói, tơn giáo nước Mỹ như dịng sơng cuộn chảy;

chỉ cần nước Mỹ còn tồn tại, dịng sơng ấy sẽ khơng biến mất, luật pháp cho phép người Mỹ làm cái điều mà họ muốn làm, tôn giáo ngăn cản họ lừa dối, cấm họ làm những việc lỗ mãng hoặc khơng cơng chính, trong xã hội Mỹ đương đại, tôn giáo là một lực lượng “đạo đức” phát huy tác dụng trừ gian diệt ác, giữ gìn luân lý, kêu gọi lương tri, cố kết xã hội.

Trong tác phẩm Đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản, M.Weber cho rằng giữa kinh tế, chính trị, thể chế chính trị và tơn giáo có mối quan hệ, tác động lẫn nhau. Những nghiên cứu của M.Weber về Tin Lành theo giáo lý Calvin chỉ ra rằng, cuộc cách tân tơn giáo đáp ứng sự địi hỏi và thúc đẩy sự phát triển CNTB giai đoạn tự do cạnh tranh. Giá trị cốt lõi mà Tin Lành theo giáo lý Calvin là đã tạo ra là số đơng những cá nhân có đầu óc lý tính, cần cù chăm chỉ, có trật tự, năng suất, trong sạch và nghiêm túc. Những đặc điểm đó của Tin Lành cũng đang là địi hỏi để phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay. Nhưng điều đó khơng có nghĩa là Việt Nam phải phát triển Tin Lành. Vấn đề là ở chỗ, chúng ta nên nhìn nhận, tiếp thu những mặt tích cực của văn hóa, đạo đức của các tơn giáo để người Việt xây dựng những đức tính quý giá như chăm chỉ, có kỷ luật, trật tự, làm việc có hiệu quả, năng suất, trong sạch và nghiêm túc - những chuẩn mực đạo đức để thành đạt và hạnh phúc trong cuộc sống.

Là một hiện tượng xã hội phức tạp, tơn giáo cũng có những mặt tích cực và mặt tiêu cực. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra những giá trị đạo đức, văn hóa vốn có của tơn giáo để những người theo đạo và không theo đạo biết và làm theo: “Chúa Giê-su dạy: Đạo đức là bác ái. Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi. Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa” [78, tr.225]. Người coi tôn giáo là di sản văn hóa của nhân loại, do đó, phải tơn trọng, chấp nhận sự khác nhau về nhận thức; phải biết khai thác sự tương đồng để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ cao cả là độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh.

Sự đóng góp đối với văn hố, xã hội của tôn giáo đã được nghiên cứu khá nhiều trong những năm gần đây. Đạo đức con người được giữ gìn, trật tự xã hội được ổn định có phần đóng góp của tâm linh tơn giáo. Nó đã góp thêm một thiết chế để “giữ xã hội trong vòng trật tự” cùng với pháp luật, dư luận xã hội. “Hiến pháp có chặt chẽ đến đâu, pháp luật dù có được quy định ngóc ngách đến đâu so

với sự sống thiên hình vạn trạng vẫn cịn khe hở. Cảnh sát trần gian dù có đơng đủ nghiêm túc đến đâu (mà thực tế làm gì có nghiêm túc cả) vẫn khơng đủ bao hết sự đời. Phải có thêm cảnh sát cõi âm, loại cảnh sát nằm ngay trong tâm linh mỗi người, khơng loại trừ ai, kể cả ơng vua có quyền uy tối thượng trị vì trăm họ, mới mong đảm bảo có cuộc sống tốt lành nhiều hơn. Trong điều kiện thiện ác vốn dĩ cứ tranh chấp triền miên cùng nhân loại” [25, tr.125]

Trong quá khứ, công tác tôn giáo được hiểu chủ yếu là công tác “chống địch lợi dụng tôn giáo”, nghĩa là coi việc ngăn chặn kẻ địch và các phần tử phản động, lạc hậu trong các tơn giáo đi theo khuynh hướng “chính trị hóa tơn giáo” là nhiệm vụ chủ yếu. Dần dần nguyên tắc ứng xử này tạo nên một thói quen ứng xử “khơng đầy đủ” đối với thực tại tôn giáo vốn rất phong phú và phức tạp. Chúng ta có thể được giải thích rằng, do tôn giáo dễ bị lợi dụng, thao túng cho các mục tiêu chính trị, nên phải cảnh giác, đề phịng. GS. Phạm Như Cương từng nói: “Dĩ nhiên việc đối phó với âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tơn giáo là vấn đề quan trọng, lâu dài, cần đề cao cảnh giác nhưng thái độ phịng thủ, bị động đó làm cho chúng ta khơng nhìn thấy và sử dụng hết khả năng, sức mạnh của chế độ mới trong việc biến cộng đồng tơn giáo thành một lực lượng tích cực, chủ động tham gia xây dựng một xã hội mới không chỉ về mặt kinh tế, vật chất mà cả tinh thần, văn hố” [86, tr.78]

Thực tế cho thấy, đời sống tín ngưỡng tơn giáo ngày càng có một vị trí quan trọng khơng chỉ trong xã hội mà kể cả nơi quyền lực công. Đảng và Nhà nước đã thừa nhận tôn giáo là một thực tại xã hội, đồng hành lâu dài với dân tộc, với CNXH và muốn phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tơn giáo. Song để tôn giáo - những "thực thể xã hội" có thể thích ứng và đồng hành, nghĩa là phải tạo cho nó khả năng tham gia tích cực hơn vào một số lĩnh vực xã hội phù hợp, đóng góp vào việc xây dựng phát triển đất nước và thỏa mãn nhu cầu của đời sống tôn giáo. Khoan dung, hịa hợp tơn giáo tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà nước với giáo hội. Nó là điểm hội tụ, kết nối, tạo sự đồng thuận, thống nhất giữa nhà nước với tơn giáo, giảm thiểu những e ngại về chính trị. Vì vậy, việc xây dựng và hồn thiện luật pháp về tôn giáo nhằm tạo lập một không gian pháp lý cho các tôn giáo cùng tồn tại và phát triển trong mối quan hệ hài hòa với nhà nước, với xã hội dân sự là một mục tiêu cơ bản của tiến trình ấy.

Do những vấn đề lịch sử và thói quen trong tư duy chính trị, ở Việt Nam, nói chung các tổ chức tơn giáo, dù đã có tư cách pháp nhân vẫn chưa thật sự được coi như những "tổ chức xã hội" thông thường về mặt dân sự, chưa được hòa nhập thật sự vào các lĩnh vực hoạt động như giáo dục, y tế, từ thiện, kinh tế... với tư cách của một chủ thể pháp nhân. Mức độ được tham gia hiện nay của các tơn giáo là vẫn cịn rất hạn chế, đó cũng là điểm khiến luật pháp về tơn giáo ở Việt Nam có những điểm

Một phần của tài liệu Tôn giáo và luật pháp về tôn giáo trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam (Trang 116 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w