Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ phân tích các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý trên địa bàn tỉnh quảng ninh – nghiên cứu trường hợp hộ sản xuất chả mực hạ long (Trang 126 - 127)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.6. Những kết quả đạt được và những hạn chế

4.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, trình độ của một bộ phận lao động còn chưa cao, chưa ứng dụng hiệu quả những tiến bộ KHKT vào hoạt động khai thác, chế biến sản phẩm, chính vì vậy,

năng suất và chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng tốt nhất được nhu cầu của xã hội, của

thị trường tiêu thụ. Ngoài ra, bao bì sản phẩm, nhãn mác hàng hóa của đa sốcơ sở sản xuất chả mực tại TP Hạ Long chưa đủ sức để trở thành một thương hiệu mạnh, chưa thực sự phát huy hết thế mạnh gắn với kinh tế du lịch của địa phương.

Thứ hai, thị trường tiêu thụ sản phẩm còn chưa được mở rộng tương xứng với tiềm năng sẵn có của nghề. Thị trường tiêu thụ của Chả mực Hạ Long hiện nay chủ yếu hiện nay vẫn là nội tỉnh và một số ít TP lớn trong nước. Lộ trình đăng ký bảo hộ cho Chả mực Hạ Long tại thị trường khu vực và quốc tế đã được đề xuất khá lâu, nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai. Vì vậy, một số cơ sở sản xuất dù là quy mô

lớn nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn, hạn chế khi có đề nghị hợp tác kinh doanh hoặc

đơn hàng lớn từ đối tác nước ngoài.

Thứ ba, hoạt động sản xuất Chả mực Hạ Long phụ thuộc rất lớn vào nguyên

liệu, trong khi mực nang – nguồn nguyên liệu chính chịu ảnh hưởng rất nhiều của điều kiện thời tiết, khí hậu. Những bất lợi về thời tiết dẫn tới biến động về lượng cung và giá của mực nguyên liệu, đe dọa đến chất lượng cũng như sản lượng chả mực, từ đó ảnh hưởng đến khả năng ổn định các kênh tiêu thụ và thu nhập của người sản xuất.

Thứ tư, giá bán của Chả mực Hạ Long được xem là có tính cạnh tranh khơng cao so với các sản phẩm cùng loại trong vào ngồi tỉnh. Do đó, nếu khơng đảm bảo ổn định giá cả đầu vào cũng như đầu ra của sản phẩm sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất-kinh doanh cũng như thực hiện các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, qua đó ảnh hưởng đến thu nhập của hộ sản xuất.

Bên cạnh đó, đã gần 7 năm từ khi được công nhận CDĐL, nhưng chính quyền

địa phương vẫn chưa có chế tài và biện pháp cụ thể đối với tình trạng một số cơ sở

và cửa hàng (trong và ngoài tỉnh) sản xuất hoặc cố ý trà trộn sản phẩm chả mực kém chất lượng, không đảm bảo VSATTP dưới nhãn mác “Chả mực Hạ Long”.

Trong chương này, kết quả phân tích thực trạng cho thấy có sự khác biệt về thu

nhập giữa trước và sau khi Chả mực Hạ Long được cơng nhận CDĐL, giữa nhóm hộ sản xuất Chả mực Hạ Long và nhóm hộ sản xuất chả mực thông thường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Cụ thể, trong kỳ nghiên cứu, thu nhập của nhóm hộ sản xuất Chả mực Hạ Long ln tăng mạnh và đạt mức cao hơn so với nhóm cịn lại. Nghiên cứu

cũng đã chỉ ra và đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số nhân tố chính đến thu nhập

của hộ sản xuất Chả mực Hạ Long như: chứng nhận CDĐL, kinh nghiệm, số lượng

lao động hộ, vốn đầu tư, giá bán sản phẩm, mức sẵn lịng chi trả. Trong đó, có những

yếu tố tác động thuận chiều nhưng cũng có những yếu tố tác động ngược chiều đến thu nhập của hộ sản xuất. Trên cơ sở phân tích những kết quảđạt được, những mặt hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó, trong chương tiếp theo, nghiên cứu sinh xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm góp phần cải thiện thu nhập của hộ sản xuất Chả mực Hạ Long.

CHƯƠNG 5

MT S GII PHÁP NÂNG CAO THU NHP CHO H SN XUT CH MC H LONG

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ phân tích các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý trên địa bàn tỉnh quảng ninh – nghiên cứu trường hợp hộ sản xuất chả mực hạ long (Trang 126 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)