Nhân tố 1 2 3 T11 0,939 T8 0,893 T9 0,883 T10 0,823 T6 0,969 T7 0,859 T5 0,855 T4 0,705 T1 0,919 T2 0,909 T3 0,776
Phương pháp trích: Phân tích nhân tố chính.
Phương pháp xoay: Varimax with Kaiser Normalization.a
a. Phép xoay hội tụ trong 4 lần thực hiện.
(Nguồn: Kết quả phân tích từ dữ liệu nghiên cứu của tác giả)
Trên cơ sở ma trận xoay này, các nhân tố được rút trích ra thành 3 nhóm
thang đo:
(i) Nhóm thang đo “Điều kiện sản xuất” bao gồm 3 biến quan sát:
T1: Vị trí đất sản xuất, kinh doanh; T2: Hệ thống giao thông;
T3: Điều kiện tự nhiên;
Tác giả kí hiệu nhóm tiêu chí 1 là FAC1, theo đó, thang đo “Điều kiện sản xuất”
có phương trình:
Có thể thấy, biến quan sát T1 – Vị trí đất sản xuất, kinh doanh với hệ số điểm 0,919 là biến có mức độ ảnh hưởng lớn nhất; biến có mức độ ảnh hưởng thấp nhất là T3 - Điều kiện tự nhiên với hệ số điểm ảnh hưởng là 0,776.
(ii) Nhóm thang đo “Hỗ trợ của các đơn vị” bao gồm 4 biến quan sát:
T4: Hỗ trợ về vốn; T5: Các lớp tập huấn;
T6: Mức độ quản lý của chính quyền địa phương;
T7: Hoạt động quảng bá, xây dựng phát triển thương hiệu, xúc tiến thương mại Tác giả kí hiệu nhóm tiêu chí 2 là FAC2, theo đó có phương trình như sau: FAC2 = 0,705 T4 + 0,855 T5 + 0,969 T6 + 0,859 T7
Trong nhóm thang đo hỗ trợ, với hệ số điểm 0,969, biến T6 – Mức độ quản lý
của chính quyền địa phương là biến có điểm số ảnh hưởng lớn nhất; biến có ảnh hưởng thấp nhất là T4 – Hỗ trợ về vốn với hệ số điểm là 0,705.
(iii) Nhóm thang đo “Những nhân tốkhác” bao gồm 4 biến quan sát:
T8: Mức sẵn lòng chi trả T9: Thị trường tiêu thụ; T10: Tiến bộ KHKT; T11: Chứng nhận CDĐL
Tác giả kí hiệu nhóm tiêu chí 3 là FAC3, theo đó có phương trình như sau: FAC3 = 0,893 T8 + 0,883 T9 + 0,823 T10 + 0,939 T11
Với hệ sốđiểm là 0,939, biến quan sát T11 – Chứng nhận CDĐL là biến có mức
độ ảnh hưởng lớn nhất, tiếp đến là biến Mức sẵn lịng chi trả; biến có mức độ ảnh hưởng thấp nhất trong nhóm này là T10 – Tiến bộ KHKT với hệ số điểm ảnh hưởng
là 0,823.
4.4.3. Kiểm định sự khác biệt về ảnh hưởng của các biến định tính đến thu nhập của hộ sản xuất Chả mực Hạ Long và hộ sản xuất chả mực thông thường của hộ sản xuất Chả mực Hạ Long và hộ sản xuất chả mực thông thường
Nghiên cứu sử dụng phân tích sự khác biệt nhằm phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến thu nhập của hộ sản xuất Chả mực Hạ Long và hộ sản xuất chả mực thông thường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.