No
Kiểu rừng Diện tích (ha) Tỷ lệ kiểu rùng (%) Nơi phân bố chính 1 Bare Land 21,256 4,26 2 Grassland 22,491 4,51 3 Fallow 25,011 5,02 4 Shrub/Bamboo 99,107 19,88 5 Mixed Deciduous Forest 311,593 62,52 Phân bố trên toàn tỉnh 7 Evergreen Forest 18,964 3,80 498,421 100
Nguồn: Văn phòngquản lý KBT NEPL.
(1) Rừng kín
- Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp: Kiểu này phân
bố ở khắp các địa phương trong tỉnh. Đây là đối tượng bị con người tác động nhiều nhất nên rừng ngun sinh khơng cịn. Các lồi gỗ quí đã bị khai thác hầu như cạn kiệt. Tuy nhiên, tại một số nơi nhất là trong khu vực được bảo vệ của Vườn Quốc gia
NEPL, tuy có bị khai thác nhưng những tính chất ngun sinh của rừng vẫn cịn được
lưu giữ. Rừng có cấu trúc phức tạp gồm 5 tầng trong đó có 3 tầng cây gỗ. Tầng trên (tầng vượt tán) cao 20-25m được ưu thế bởi các loài như xoan nhừ (Allospondias axilaris), trám trắng (Canarium album), phay sừng (Duabanga grandiflora), thung
(Tetrameles nudiflora), vạng (Endosperma chinense), quếch (Aphanamixis grandifolia), chặc khế (Dysoxylum binectariferum), chò xanh (Terminarria tinctoria)… Tầng ưu thế sinh thái cao 15-20m gồm tai chua (Garcinia cowa), dọc (G. multiflora), sấu (Dracontomelum duperreanum), nhội (Bischofia javanica), các loài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn thuộc chi Cinnamomum họ Re (Lauraceae), chi Castanopsis, Lithocarpus họ Dẻ (Fabaceae). Tầng dưới tán cao trung bình 10m là sổ (Dillenia indica), các lồi trâm
(Syzygium), ràng ràng (Ormosia balanse), sảng (Sterculia sp.), các loài thuộc chi bời
lời (Litsea), kháo (Machilus), sụ (Phoebe)… Tầng cây bụi gồm các loài thuộc họ Cà phê (Rubiaceae), họ Đơn nem (Myrsinaceae), họ Mua (Melastomataceae)… Tầng cỏ quyết là các lồi cây thuộc Cỏ (Poaceae), Cói (Cyperaceae), Ráy (Araceae, Riềng (Gingiberaceae), và các loài khuyết thực vật thuộc ngành dương xỉ. Ngoài ra trong rừng cịn có hệ dây leo (chủ yếu thuộc họ Đậu - Fabaceae) khá phát triển.
- Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi thấp: Đây cũng là đối
tượng chịu nhiều sự tác động của con người, nên rừng cũng đã bị biến đổi so với tính chất nguyên sinh của chúng. Rừng có cấu trúc đơn giản hơn có gồm tầng cây gỗ cao
15-20m với thành phần chủ yếu là cây lá rộng thường xanh thuộc họ re (Lauraceae),
họ Dẻ (Fabaceae), họ Chẹo (Juglandaceae)… Do bị tác động nên các loài cây tiên phong ưa sáng cũng xuất hiện khá nhiều. Các loài thường gặp là: ràng ràng (Ormosia balanse), ba bét (Mallotus paniculatus), bời lời (Litsea verticllata, L. umbellata),
chẹo (Engelhardtia spicata), ba soi (Macaranga deticulata)… tầng cây bụi gồm các loài cây thuộc họ họ Cà phê (Rubiaceae), họ Đơn nem (Myrsinaceae), họ Mua (Melastomataceae), các loài sặt, trúc thuộc họ Cỏ (Poaceae)… Tầng cỏ quyết không phát triển, thường thưa thớt với các lồi cây thuộc Cói (Cyperaceae), Ráy (Araceae, Riềng (Gingiberaceae) và các loài khuyết thực vật thuộc ngành dương xỉ.
- Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi: Kiểu này tập trung
ở huyện Hiểm, Năm nơn. Ở độ cao dưới 700m rừng thường có hai tầng cây chính, tầng trên thường khơng liên tục với lồi ưu thế là nghiến (Burretiodendron hsienmu),
đinh (Markhamia pierrei), trai lý (Garcinia fragraeoides), dâu da xoan (Allospondias lakonensis), thung (Tetramelet nudiflora), lát hoa (Chukrasia tabularis), lòng mang
(Pterospermum heterophyllum),... Tầng dưới là những quần xã thực vật mà các loài ưu thế là tèo nông (Stroblus tonkinensis), mạy tèo (S. macrophyllus), đại phong tử
(Hydnocarpus hainanensis)... Cây rừng thường có đường kính trung bình 50cm và cao trên 20m. Lên đến độ cao trên 700, tầng trên thấy xuất hiện các loài hinh núi đá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn tục; tầng dưới là các loài thuộc họ Dẻ (Fagaceae), họ Re (Lauraceae), họ Hồi (Illiaceae)… Một đặc điểm nổi bật về cấu trúc của loại rừng này là cây thường phân bố tập trung ở các cấp đường kính lớn hơn 40cm-50cm và ở các cấp kính nhỏ hơn 15cm. Trong các hệ sinh thái rừng loại này cây bụi, dây leo và thảm tươi phân bố thưa thớt, khơng phát triển.
- Rừng hỗn giao gồm có: rừng nứa xen cây gỗ lá rộng và rừng vàu xen cây gỗ
lá rộng. Trong các quần xã này thành phần cây gỗ chủ yếu là ràng ràng (Ormosia blansea), hu đay (Trema orientalis, T. angustifolia), ba bét (Mallotus paniculatus),
ba soi (Macaranga deticulata), bời lời (Litsea verticllata, L. umbellata), bồ đề (Styax tonkinensis), các loài thuộc chi dẻ gai - Castanopsis…
(2) Rừng thưa
Trong khu vực khơng có kiểu rừng thưa ngun sinh. Các quần xã thuộc lớp quần hệ này đều được phát sinh hình thành từ các quần hệ rừng kín tương ứng nêu trên. Đó là các trạng thái rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác kiệt hay sau nương rẫy đang trong quá trình diễn thế đi lên.
- Rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp: Thành phần chủ
yếu là các loài cây tiên phong ưa sáng mọc nhanh. Các loài thường gặp là ràng ràng
(Ormosia blansea), hu đay (Trema orientalis, T. angustifolia), ba bét (Mallotus paniculatus), ba soi (Macaranga deticulata), bời lời (Litsea verticllata, L. umbellata),
chẹo (Engelhardtia spicata), các loài thuộc chi dẻ gai (Castanopsis), kháo (Machilus)…
- Rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi thấp: Kiểu rừng này khá phổ biến trong khu vực. Những loài cây ưu thế thường là chẹo (Engelhardtia roburghiana, E. spicata), ba bét (Mallotus paniculatus), ba soi (Macaranga deticulata), bời lời (Litsea verticllata, L. umbellata), sụ (phoebe oblongifolia, P. lanceolata), ràng ràng (Ormosia balansea), vối thuốc (Schima wallichii)….
- Rừng thưa thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vơi: Là những trạng
thái suy thối được phát sinh hình thành từ “Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi” do khai thác kiệt. Do đó trong thành phần rãi rác thấy xuất hiện các lồi gỗ lớn như đã trình bày ở trên. Song những lồi cây này thường có kích nhỏ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn hay bị sâu bệnh không có giá trị sử dụng nên được chừa lại. Các loài thường gặp là mạy tèo (Streblus macrophyllus), teo nông (S. tonkinensis), vạng (Endosperma chinense), thị (Diospyros sp.), bứa (Garcinia oblongifolia), sổ (Dillenia indica)… Nếu tiếp tục bị khai thác thì rừng sẽ bị suy thối thành trảng cây bụi, trảng cỏ và rất khó phục hồi trở lại. Do đó với đối tượng này cần có biện pháp bảo vệ và khai thác hợp lý.
- Rừng tre nứa: Các quần xã thuộc quần hệ này thường nằm xen kẽ và có thành
phần tương tự như các quần xã thuộc quần hệ rừng kín. Chỉ khác ở đây do rừng mới được phục hồi, hoặc do mới bị khai thác nên độ che phủ của rừng thấp hơn so với rừng kín. Độ che phủ của rừng thưa thường giao động trong khoảng 0,4 – 0,8. Nếu được bảo vệ và không khai thác rừng sẽ phục hồi trở lại các kiểu rừng kín tương ứng.
(3) Trảng cây bụi
- Trảng cây bụi thường xanh cây lá rộng trên đất địa đới: Luang prabang khơng
có trảng cây bụi điển hình mà thường là những khoảnh nhỏ xen lẫn với các trạng thái khác: rừng thưa, trảng cỏ, đất đang canh tác. Những loài cây bụi thường gặp là: thàu
táu (Aporosa dioica, A.villosa), hoa dẻ (Desmos cochinchinensis), bùm bụp (Mallotus barbatus, M. contubernalis, M. macrostachys), me rừng (Phylanthus emblica), phèn
đen (P. reticulatus), găng (Randia spinosa), sim (Rhodomyrtus tomentosa), mua
(Melastoma candidum, M. sanguineum)… Cây gỗ có các đại diện là: bồ đề (Styrax
tonkinensis), ba bét (Mallotus paniculatus), ba soi (Macaranga deticulata), bời lời
(Litsea verticllata, L. umbellata), ràng ràng (Ormosia balansea), sòi (Sapium sebiferum, S. rotundifolium), hoắc quang (Wendlandia formosa)…
Với điều kiện nhiệt đới mưa mùa và đất đai chưa bị suy thoái nặng, trảng cây bụi thường là những trạng thái tạm thời trong quá trình diễn thế đi lên của thảm thực vật. Vì vậy, nếu được bảo vệ thì chúng sẽ nhanh chóng được phục hồi thành các quần hệ rừng tương ứng.
(4) Trảng cỏ
- Trảng cỏ dạng lúa cao có cây gỗ và cây bụi thường xanh. Được hình thành
trên đất sau nương rẫy bỏ hoá. Trong quần xã chè vè chiếm ưu thế, các lồi cỏ cao mọc cùng có lau (Saccharum officinarum), cỏ lách (S. spontaneum), chít
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
(Thysanolaena maxima). Thành phần cây gỗ có bồ đề (Styrax tonkinensis), ba bét
(Mallotus paniculatus), ba soi (Macaranga deticulata), bời lời (Litsea verticllata, L. umbellata), màng tang (Litsea cubeba), ràng ràng (Ormosia balansea)….
- Trảng cỏ khơng dạng lúa cao có cây gỗ và cây bụi thường xanh. Được hình
thành trên đất sau nương rẫy. Thường có diện tích nhỏ và phân bố ở nơi đất có độ ẩm cao. Các lồi cây gỗ thường gặp là hu đay (Trema angustifolia, T. orientalis), ba soi
(Macaranga denticulata), bời lời (Litsea verticllata, L. umbellata), màng tang (Litsea cubeba), ràng ràng (Ormosia balansea), một số loài thuộc chi Ficus…