Công tác đào tạo, phát triển du lịch sinh thái và giáo dục bảo tồn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở khu bảo tồn quốc gia nạm ét phu lơi (NEPL) tỉnh luang pha băng, nước CHDCND lào (Trang 74 - 77)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Thực trạng quản lý bảo tồn ĐDSH tại tỉnhLuangPhabang

3.4.3. Công tác đào tạo, phát triển du lịch sinh thái và giáo dục bảo tồn

a. Công tác đào tạo

Nhằm tăng cường kỹ năng và kiến thức của các cán bộ trong khu vực và các bên liên quan, công tác đào tạo đã được chú trọng và triển khai. Đã có nhiều lượt người được gửi đi đào tạo, mỗi năm tổ chức 2-3 đợt tập huấn cho các cán bộ kiểm lâm trẻ, mỗi đợt đào tạo 4-7 ngày. Các nội dung đào tạo gồm: Nghiệp vụ kiểm lâm, kỹ năng tuần tra giám sát ĐDSH, kỹ năng tuyên truyền nâng cao nhận thức và giáo dục môi trường, nghiệp vụ hành chính văn phịng, du lịch sinh thái và kiến thức cơ bản về bảo tồn cho cán bộ lãnh đạo và cộng đồng. Tuy nhiên, còn những tồn tại như: Lực lượng kiểm lâm ít, phải thay nhau tham gia các khóa đào tạo nên thường gặp rất nhiều khó khăn trong cơng tác quản lý bảo vệ rừng. Việc đào tạo chuyên sâu cho cán bộ là rất cần thiết, đặc biệt đối với cán bộ kỹ thuật, để họ có khả năng thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu trong tương lai. Kết quả đào tạo trong thời gian rất dàn trải trên nhiều lĩnh vực, cộng với kinh phí hạn hẹp nên những nhiệm vụ chuyên sâu chưa thực hiện được.

b. Phát triển du lịch sinh thái và giáo dục bảo tồn

Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư trong vùng về các giá trị bảo tồn là một trong những hoạt động thúc đẩy tiến trình bảo tồn ĐDSH một cách có hiệu quả. Việc quy hạch và đầu tư phát triển 3 tỉnhLuangPhabang, Hoaphanh, XiengKhoang thành một điểm du lịch thiên nhiên và một điểm giải trí có cung cấp

thơng tin cho người dân trong vùng và tạo ra nguồn thu nhập cho cộng đồng xung quanh là điều rất quan trọng. Song song với những nhiệm vụ trên, trong khu vực đã

quan tâm giải quyết việc làm tạo nguồn thu nhập thông qua các hỗ trợ về trồng rừng,

giao khốn bảo vệ rừng. Ngồi ra, một số Chương trình do các tổ chức quốc tế tài trợ đã phát huy hiệu quả tích cực đối với cộng đồng dân cư .

Đặc biệt nơi đây có hệ sinh thái động thực vật đa dạng, môi trường thiên nhiên trong lành, các bản, làng văn hóa nằm đan xen là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Tuy nhiên, việc triển khai các dự án du lịch sinh thái và giáo dục mơi trường cịn gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn đầu tư cũng như nhận thức của người dân để triển khai du lịch còn nhiều hạn chế. Các hoạt động chặt phá rừng, săn bắt động vật, chăn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn thả gia súc… làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái tự nhiên của khu vực.

Trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh sẵn có, huyện Phonthong và huyện Mường Hiểm đã và đang chú trọng đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Với những ưu đãi của tự nhiên cùng nỗ lực phát triển du lịch của địa phương, những năm gần đây, NEPL ngày càng thu hút đông đảo du khách đến tham quan và du lịch. Từ 2010 đến nay, huyện đã đón nhiều lượt

du khách. Sự kết hợp giữa du lịch sinh thái và các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học được xem như một trong những hướng đi mang lại hiều quả trên nhiều mặt. Thu nhập của người dân địa phương được nâng cao nhờ các hoạt động du lịch, bán các sản phẩm truyền thống; mặt khác đa dạng sinh học được nhiều phía liên kết cùng bảo tồn vì mục đích phát triển bền vững du lịch sinh thái, thu hút du khách thập phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

3.4.4. Ảnh hưởng của các chương trình, chính sách đếnquản lý, bảo tồn ĐDSH trong khu vực nghiên cứu

Một số chính sách quan trọng ảnh hưởng đến sự thay đổi kinh tế xã hội và tự nhiên được triển khai trên địa bàn của tỉnh luangphabangnhư: Chương trình ủng hộ dành cho các xã đặc biệt khó khăn, Chương trình định canh định cư, và Chương trình trồng rừng ngay 1/6 của chính phủ Lào, dự án “Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển nơng lâm nghiệp tỉnh Luangphabang ( trồng caphe) (hình ảnh 3.3)được triển khai tại 10

xã của hai huyện Nạm nơn và Mương Hiểmnhằm đặt được giảm nghèo công bằng và bền vững, cải thiện sinh kế của người nghèo nông thơn trong tỉnh. Ngồi ra, cịn có một số chương trình do các tổ chức quốc tế tài trợ

Hình ảnh3.3: Dụ án ủng hộ các xã đặc biệt khó khăn trồng Cà Phêtại KBT NEPL

Các dự án do quốc tế tài trợ có nhiệm vụ khá giống nhau là hỗ trợ phát triển sinh kế, góp phần cải thiện, xóa đói giảm nghèo ổn định đời sống cho cộng đồng dân cư và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiênTừ sau năm 1975, Nhà nước thực hiện chủ trương định canh định cư và xây dựng vùng kinh tế mới. Giai đoạn đầu tiên là tập hợp những người đang canh tác nương rẫy vào những buôn làng mới hoặc kết hợp với những bn làng có sẵn ở các vùng có độ cao thấp hơn. Sau đó, họ sẽ được cấp một số phương tiện sản xuất, cụ thể là đất canh tác, đôi khi bằng cách khai hoang đất mới hoặc tận dụng những nơi có thể canh tác được và xây dựng một hệ thống tưới tiêu phục vụ sản xuất. Cuối cùng, họ cũng được cung cấp nguyên vật liệu để xây nhà và lương thực trong thời gian khoảng 6 tháng, cũng như các công cụ sản xuất khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Trong giai đoạn đầu của chương trình định canh định cư, hàng năm, trong khu vực có khoảng 20 hộ được định cư trong những khu mới hoặc những nơi có sẵn. Chương trình định canh định cư cho những vùng được xác định rõ ràng, đã được quy hoạch tốt hơn và thường gắn với một chương trình xố đói giảm nghèo trong nhóm người du canh du cư như: Chương trình 135 với mục đích hỗ trợ phát triển cho những xã đặc biệt khó khăn. Đời sống vật chất và tinh thần nhân dân được nâng lên đáng kể, tình hình chính trị - xã hội ổn định, an ninh - quốc phịng được giữ vững. Nhiều cơng trình giao thơng, thuỷ lợi, trường học, cấp nước sạch, điện sinh hoạt, trạm y tế được đầu tư và đưa vào sử dụng, góp phần thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển, chuyển dịch kinh tế theo hướng hàng hoá, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Về cơ bản, các huyện khơng cịn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm cịn 25%, bình qn lương thực đầu người đạt trên 500 kg/người/năm. Đồng bào đã từng bước bỏ được tập quán du

canh, du cư, phát rừng làm rẫy chuyển sang định canh, định cư, mở rộng diện tích trồng rừng, chăn ni gia súc, gia cầm. Từ một huyện miền núi nghèo, thiếu lương thực, sản xuất nông nghiệp lạc hậu, đến nay, khu vực đã tạo được bước đột phá trong việc áp dụng các tiến bộ KH – KT vào sản xuất, đa dạng hoá các loại cây trồng, nâng cao năng suất sản lượng nông nghiệp; giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích, hiệu quả sản xuất đều tăng cao; các ngành nghề như tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông, lâm sản và các dịch vụ khác; công tác bảo vệ và phát triển rừng được đồng bào các dân tộc thực hiện tốt, giữ vững được diện tích rừng đầu nguồn, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, nâng cao độ che phủ rừng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở khu bảo tồn quốc gia nạm ét phu lơi (NEPL) tỉnh luang pha băng, nước CHDCND lào (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)