Chiến lược spread tỉ lệ áp dụng trong thị trường đi lên, nhà đầu tư không cần nhiều vốn như khi mua quyền chọn mua đơn thuần. Mục tiêu này đạt được bằng cách mua nhiều quyền chọn mua, đồng thời tạo ra nguồn thu khác để giảm chi phí bỏ ra mua các hợp đồng quyền chọn mua là bán một quyền chọn mua với mức giá thực hiện thấp hơn vá mức phí cao hơn.
Được gọi là chiến lược spread tỉ lệ vì nhà đầu tư có thể tạo ra chiến lược ở bất kì tỉ lệ nào có thể là mua một bán hai, mua bốn bán hai,... Nhưng cho dù tỉ lệ nào nhà đầu tư cũng phải mua nhiều quyền chọn hơn là bán quyền chọn đó để tạo ra đòn bẩy khi giá giảm.
Cổ phiếu DPM đang giao dịch ở giá 32000VNĐ, nhà đầu tư dựđóan giá sẽ tăng, nhưng lại không muốn trả phí quyền chọn, vì vậy chiến lược spread tỉ lệđược áp dụng bằng cách
Mua hai hợp đồng quyền chọn mua : giá thực hiện 34.000VNĐ, phí quyền chọn 320VNĐ. Bán một hợp đồng quyền chọn mua: giá thực hiện 32.000VNĐ, phí quyền chọn 710VNĐ. Chiến lược này được áp dụng khi nhà đầu tư mong muốn giá chứng khoán tăng mạnh trong tương lai hoặc trong trường hợp không tăng thì giá chứng khoán sẽ giảm dưới giá bán quyền chọn mua.
Lợi nhuận : Nhà đầu tưđạt được lợi nhuận giới hạn khi giá chứng khoán tại ngày đáo hạn thấp hơn hoặc bằng 32.000VNĐ và đạt được lợi nhuận không giới hạn khi giá chứng khoán tại ngày đáo hạn cao hơn35.930VNĐ
Hòa vốn : để cân bằng giữa lợi nhuận và lỗ của hai chiến lược mua và bán quyền chọn mua ta có hai điểm hòa vốn 32.070VNĐ và 35.930VNĐ.
Lỗ : nhà đầu tư chịu rủi ro khi giá chứng khoán nàm trong khoảng 32.070VNĐ và 35.930VNĐ lỗ lớn nhất là1.930.000 VNĐ tại mức giá 34000VNĐ
(1) Kết quả mua 2 quyền chọn mua (3) Kết quả của chiến lược bullspread tỉ lệ 2:1 (2) Kết quả bán 1 quyền chọn bán
4.4.2 Thị trường hướng xuống
4.4.2.1 Chiến lược bán quyền chọn mua
Bán quyền chọn mua là một chiến lược kinh doanh giá xuống và mang lại lợi nhuận có giới hạn chính là giá quyền chọn nhưng mức lỗ thì vô hạn.
Bán quyền chọn mua với giá thực hiện thấp hơn có mức lợi nhuận tối đa cao hơn nhưng mức lỗ do giá tăng cũng cao hơn.
Với giá cổ phiếu cho trước, vị thế bán quyền chọn mua được duy trì càng lâu, giá trị thời gian càng mất dần và lợi nhuận càng lớn.
Giả sử nhà đầu tư thực hiện bán quyền chọn mua 1000cổ phiếu giá thực hiện 32000VNĐ, phí quyền chọn 1000VNĐ/cổ phiếu
Lợi nhuận : nhà đầu tư thu được lợi nhuận khi giá chứng khoán tại thời điểm đáo hạn cao hơn giá thực hiện và đạt được lợi nhuận cực đại 1triệu VNĐ.
Hòa vốn : khi giá chứng khoán 31000VNĐ
Lỗ : vô hạn khi giá chứng khoán về giá trị 0.
4.4.2.2 Chiến lược mua quyền chọn bán
Quyền chọn bán là một phương pháp được sử dụng phổ biến khi thị trường được dự đóan đi xuống. Lợi điểm của mua quyền chọn bán là bên bán không yêu cầu kí quỹ lớn và phí mua ban đầu tương đối nhỏ so với giá trị chứng khoán.
Giả sử nhà đầu tư mua hợp đồng quyền chọn bán 1000 cổ phiếu DPM, giá thực hiện 32000VNĐ, phí quyền chọn 1000VNĐ.
Lợi nhuận : nhà đầu tư thu được lợi nhuận khi giá chứng khoán tại thời điểm đáo hạn thấp hơn giá thực hiện và đạt được lợi nhuận cực đại khi chứng khoán không còn giá trị.
Hòa vốn : khi giá chứng khoán = giá thực hiện – phí quyền chọn = 31000VNĐ
Lỗ : lỗđược giới hạn tại mức 1 triệu VNĐ là phí phải trả cho quyền chọn.
4.4.2.3 Chiến lược Bear Spread
như vậy, nếu nhà đầu tư dựđoán giá hcứng khoán sẽ giảm họ tham gia chiến lược bearspread. Chiến lược bearspread tạo ra bằng cách mua quyền chọn mua ở một mức giá và bán quyền chọn mua với giá thực hiện khác. Tuy nhiên, giá thực hiện của mua quyền chọn cao hơn giá thực hiện bán quyền chọn.
Sau một thời gian thị trường đi lên, nhà đầu tư dựđoán thị trường sẽ quay đầu và hiện nay giá cổ phiếu DPM đang ở mức 32000VNĐ và nhà đầu tư tin rằng giá sẽ dao động trong khoảng 30000VNĐ. Vì không muốn trả tòan bộ phí mua quyền chọn bán, nhà đầu tư quyết định áp dụng chiến lược bearspread.
Mua một hợp đồng quyền chọn bán với giá thực hiện 31000VNĐ, phí quyền chọn 610VNĐ.
Bán một hợp đồng quyền chọn bán với giá thực hiện 30000VNĐ, phí quyền chọn 220VNĐ.
Lợi nhuận : lợi nhuận lớn nhất nhà đầu tư có thể đạt được là giá chứng khoán thấp hơn hoặc bằng mức giá thực hiện của bán quyền chọn bán 30000VNĐ và bằng chênh lệch giữa hai giá thực hiện của hai quyền chọn trừđi chi phí ban đầu bỏ ra là 610VNĐ.
Lỗ : lỗ lớn nhất nhà đầu tư có thể phải gánh chịu là chi phí bỏ ra ban đầu 390VNĐ khi giá cổ phiếu DPM vào ngày đáo hạn bằng hoặc cao hơn giá thực hiện của mua quyền chọn bán. Hòa vốn : điểm hòa vốn của nhà đầu tư 30610VNĐ.
Chi phí cho chiến lược bearspread thấp hơn khi mua quyền chọn bán vì vậy lợi nhuận tiềm năng cũng thấp hơn.
(1) Kết quả mua quyền chọn bán (3) Kết quả của chiến lược (2) Kết quả bán quyền chọn bán Bear Spread sử dụng quyền chọn bán
4.4.2.4 Chiến lược Spread tỉ lệ
Áp dụng cho thị trường hướng xuống thiết kế để tạo lợi nhuận khi thị trường đổi chiều mà không cần nhiều vốn như khi mua quyền chọn bàn đơn thuần. Thực hiện chiến lược bằng cách mua nhiều quyền chọn bán đồng thời tạo ra nguồn thu khác để giảm chi phí bỏ ra mua các hợp
đồng quyền chọn bàn là bán một hoặc nhiều quyền chọn bán với giá thực hiện cao hơn và mức phí cao hơn.
Mua hai hợp đồng quyền chọn bán, giá thực hiện 31000VNĐ, phí quyền chọn 350VNĐ. Bán một hợp đồng quyền chọn bán, giá thực hiện 32000VNĐ, phí quyền chọn 610VNĐ.
Lợi nhuận : nhà đầu tư sẽ nhận được lợi nhuận khi giá chứng khoán giảm còn 29.910VNĐ
và khi chứng khoán không còn giá trị thì nhà đầu tư có lợi nhuận lớn nhất là 29910000VNĐ. Nhà đầu tư cũng có thể giảm thiểu rủi ro bằng khoản chênh lệch giá quyền chọn khi giá chứng khoán không nằm trong dựđoán mà tăng trên 32000VNĐ.
Hòa vốn : tại hai điểm hòa vốn 29.910VNĐ và 31.910VNĐ
Lỗ : nhà đầu tư chịu rủi ro khi giá chứng khoán nằm trong khoảng 29910VNĐ và 31910 VNĐ và khỏan lỗ lớn nhất là 910.000VNĐ tại mức giá 31.000VNĐ.
Chiến lược bearspead tỉ lệđược áp dụng khi nhà đầu tư mong muốn giá chứng khoán giảm mạnh trong tương lai hoặc trong trường hợp không giảm như dựđoán thì giá chứng khoán tăng trên giá bán quyền chọn bán.
(1)Kết quả mua 2 quyền chọn bán (3) Kết quả của chiến lược bearspread tỉ (2)Kết quả mua 1 quyền chọn bán lệ 2:1 sử dụng quyền chọn bán
4.4.2.5 Bán khống chứng khoán
Việc bán khống chứng khoán yêu cầu một tài khoản vay tiền để mua chứng khoán ( tài khoản margin) và ký quỹđảm bảo vị thế của quyền chọn mua để nhà đầu tưđảm bảo việc thực hiện mua lại cổ phiếu thực hiện mua quyền chọn mua để giới hạn mức rủi ro của mình.
Giả sử nhà đầu tư bán khống 100 cổ phiếu DPM giá 32000VNĐ cho mỗi cổ phiếu và đồng thời mua một quyền chọn mua cổ phiếu DPM giá 32000VNĐ, giá quyền chọn 600VNĐ. Nếu giá trên thị trường tăng lên bán khống sẽ lỗ và nhờ vào việc thực hiện quyền chọn mua mà nhà
đầu tư có thể bảo hộ được vị thế bán khống cổ phiếu của mình. Ví dụ, giá cổ phiếu tăng lên 40000VNĐ, lúc này nhà đầu tư có thể thực hiện quyền chọn và mua cổ phiếu tại mức giá 32000VNĐ đểđảm bảo vị thế bán khống của mình với chi phí là 60000VNĐ thay vì phải mất
đi 250000VNĐđể mua lại cổ phiếu nhằm bảo hộ cho vị thế bán khống.
Phần thiệt hại tối đa trong chiến lược này được giới hạn bằng chi phí mua quyền chọn mua với cộng thêm phần chênh lệch (nếu có) giữa mức giá thực hiện của quyền chọn và giá bán khống. Mặc dù quyền chọn mua được sử dụng để trừđi rủi ro giá tăng cho Bán khống, nhưng
nó không giúp cho người nắm giữ quyền chọn khỏi việc ký quỹ thực hiện bán khống hoặc việc bổ sung phí và duy trì mức kí quỹ theo quy định.
4.4.3 Thị trường ổn định
4.4.3.1Chiến lược bán quyền chọn có phòng ngừa
Bán quyền chọn mua được phòng ngừa
Giao dịch bán quyền chọn mua được phòng ngừa, nghĩa là mua chứng khoán cơ sở và bán quyền chọn mua dựa trên chứng khoán đó. Đây là một chiến lược bổ sung tốt nhất trong thị
trường giá lên và ổn định việc tăng giá chậm của chứng khoán cơ sởđã được dự đoán trước. Thành công của một quyền chọn mua được phòng ngừa dựa trên việc tìm ra sựổn định của thị
trường và một quyền chọn mua kiệt giá nhẹ (OTM) với thời gian đáo hạn còn lại ít hơn 45 ngày, phí quyền chọn đủ để tạo ra giao dịch có giá trị khi giá cổ phiếu cơ sở tăng thấp hơn giá thực hiện quyền chọn. Rủi roc ho giao dịch này cao nhưng được đền bù lại một lợi nhuận trần do giá thực hiện của việc bán quyền mua ngắn hạn.
Quyền chọn mua được phòng ngừa là chiến lược phổ biến nhất được sử dụng hiện nay. Nếu người kinh doanh muốn tìm kiếm thêm lợi nhuận từ cổ phiếu đang nắm giữ, họ có thể bán một quyền chọn mua kiệt giá nhẹ mỗi tháng. Rủi ro trên chiến lược này là khả năng hạn chế
trong việc bảo vệ chứng khoán cơ sở khỏi xu hướng giảm giá chủđạo và phần thiệt hại có thể
của lợi nhuận trong tương lai khi giá chứng khoán lên cao hơn mức giá thực hiện. Để tăng cường bảo vệ, quyền chọn mua được phòng ngừa có thể kết hợp với việc mua dài hạn một quyền chọn bán. Quyền chọn mua có thể bán mỗi tháng với sự bảo vệ hỗ trợ của việc thực hiện quyền chọn bán.
Lợi nhuận ròng đạt được tối đa của người bán quyền chọn mua sẽ được xác định nếu giá cổ phiếu cao hơn hoặc ngang bằng với giá thực hiện của quyền chọn lúc đáo hạn. Nếu giá mua cổ phiếu = giá hiện hành của cổ phiếu và người bán quyền chọn bán một quyền chọn mua ngang giá ATM thì lợi nhuận ròng chính là phí quyền chọn. Nếu là một quyền chọn mua cao giá ITM thì lợi nhuận ròng là phí quyền chọn trừ đi các chi phí chênh lệch giữa giá mua cổ
phiếu với giá thực hiện. Nếu là một quyền chọn mua kiệt giá OTM, thì lợi nhuận ròng tối đa sẽ
là phí quyền chọn cộng với chi phí chênh lệch giữa giá thực hiện và giá mua cổ phiếu.8
Bán quyền chọn bán được phòng ngừa
Giả sử bán quyền chọn bán được xem là phòng ngừa khi ta có cổ phiếu tương ứng đảm bảo cho việc thực hiện quyền và bán quyền chọn trên chứng khoán đó hoặc chứng khoán cơ
sởcòn được hiểu là tiền mặt của người phát hành quyền chọn ký gởi trong tài khoản cho người môi giới đảm bảo đủđể thực hiện quyền chọn.
Chiến lược này là công cụ tốt nhất trong thị trường đi xuống và sự rớt giá của chứng khoán
cơ sở diễn ra chậm đã được dự đoán trước. Lợi nhuận tiềm năng của một người phát hành quyền chọn bán được phòng ngừa sẽ tối đa bằng phí quyền chọn nhận được công thêm chênh lệch giá giữa giá thực hiện quyền chọn bán và giá bán chứng khoán cơ sở. Mức rủi ro của chiến lược này là vô hạn nếu giá cổ phiếu tăng mạnh, lúc này, việc bán cố phiếu sẽ tăng thêm lỗ trong khi mức bù đắp từ lợi nhuận bán quyền chọn chỉ giới hạn ở mức phí thu được.
4.4.3.2 Chiến lược Straddle
Trường hợp thị trường biến động không nhiều nhà đầu tư sẽ sử dụng straddle với việc bán cùng số lượng hợp đồng cho cả quyền chọn mua và quyền chọn bán để hưởng phần giá quyền chọn.
Bán quyền chọn mua, giá thực hiện 32000VNĐ, phí quyền chọn 1500VNĐ. Bán quyền chọn bán, giá thực hiện 32000VNĐ, phí quyền chọn 1000VNĐ.
Lợi nhuận : lợi nhuận có giới hạn. Nếu giá cổ phiếu nằm giữa hai điểm hòa vốn, nhà kinh doanh thu được lợi nhuận. Lợi nhuận lớn nhất đạt được là phí bán quyền chọn khi giá chứng khoán lúc đáo hạn = giá thực hiện.
Hòa vốn : có 2 điểm hòa vốn
Giá thực hiện – giá quyền chọn mua – giá quyền chọn bán = 29500VNĐ
Giá thực hiện + giá quyền chọn mua + giá quyền chọn bán = 34500VNĐ
Lỗ : khi thị trường hướng lên, nhà đầu tư chịu rủi ro vô hạn, đồng thời khi thị trường hướng xuống cho tới giá cổ phiếu bằng 0, nhà đầu tư cũng phải chịu rủi ro. Kết hợp hai rủi ro này thì vị thế straddle với việc bán quyền chọn là rất nguy hiểm và khó kiểm soát.
Vì vậy, nhà đầu tư sử dụng chiến lược này khi chắc chắn rằng thị trường ít biến động, không nên chọn ngày đáo hạ quá xa và điều chỉnh vị thế nếu giá cổ phiếu di chuyển nhanh theo một hướng.
4.4.3.3 Chiến lược Strangle
Chiến lược strangle gồm mua(bán) một quyền chọn mua và một quyền chọn bán với cùng số lượng hợp đồng, ngày đáo hạn, nhưng khác giá thực hiện.
bán quyền chọn bán.
Giả sử cổ phiếu DPM cho tới tháng 6 giá dao động mạnh, và giá quyền chọn cũng cao. Nhà đầu tư tin rằng thị trường sẽ quay đầu và lúc đó cổ phiếu DPM quay quanh giá 32000VNĐ. Tuy nhiên, nhà đầu tư không sẵn sang nhận rủi ro, do đó strangle được lựa chọn. Bán quyền chọn mua, đáo hạn tháng 8, giá thực hiện 32500, giá quyền chọn 1000VNĐ. Bán quyền chọn bán, đáo hạn tháng 8, giá thực hiện 31500, giá quyền chọn 500VNĐ.
Lợi nhuận: giới hạn, lợi nhuận lớn nhất có thểđạt được là phí bán quyền chọn khi giá chứng khoán nằm giữa hai giá thực hiện.
Hòa vốn : có hai điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn 1: giá thực hiện bán quyền chọn bán- giá quyền chọn mua- giá quyền chọn bán = 30000VNĐ.
Điểm hòa vốn 2 : giá thực hiện bán quyền chọn mua + giá quyền chọn mua + giá quyền chọn bán = 33000VNĐ.
Lỗ : vô hạn khi giá chứng khoán dao động ngoài phạm vi của hai điểm hòa vốn.
(1) Kết quả bán quyền chọn mua (3)Kết quả của chiến lược Strangle (2) Kết quả bán quyền chọn bán với việc bán quyền chọn
4.4.3.4 Chiến lược con bướm Spread quyền chọn mua
Chiến lược này bao gồm mua một quyền chọn cao giá, một quyền chọn kiệt giá, đồng thời bán hai quyền chọn ngang giá.
Giả sử cổ phiếu DPM đang giao dịch tại mức 32000VNĐ
Mua một quyền chọn mua, giá thực hiện 31500VNĐ, giá quyền chọn 450VNĐ. Bán hai quyền chọn mua, giá thực hiện 32000VNĐ, giá quyền chọn 270VNĐ. Mua một quyền chọn mua, giá quyền chọn 32500VNĐ, giá quyền chọn 140VVNĐ.
Lợi nhuận : nhà đầu tư nhận được khoản lợi nhuận giới hạn, khi giá chứng khoán đến hạn nằm trong khoảng hai giá hòa vốn, dựa vào phương trình lợi nhuận tối đa có thể đạt được 450000VNĐ tại giá thực hiện của bán quyền chọn mua 32000VNĐ.
Hòa vốn : có hai điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn 1: giá thực hiện của mua quyền chọn cao giá + phần thu được do chênh lệch giá quyền chọn (31550= 31500+(540–450–140))
Điểm hòa vốn 2: giá thực hiện của mua quyền chọn kiệt giá – phần thu được do chênh lệch giá quyền chọn (32450= 32500 – (540 – 450 – 140))
Lỗ : lỗ giới hạn 50000VNĐ.
(1) kết quả mua 1 quyền chọn mua (4)kết quả chiến lược con bướm (2) kết quả bán 2 quyền chọn mua spread quyền chọn (3) kết quả mua 1 quyền chọn mua
Lưu ý : Không nên sử dụng chiến lược này đối với những chiến lược ít giao dịch. Chỉ nên vào vị thế với ngày đáo hạn ít nhất 1 tháng.
4.4.3.5 Chiến lược Spread tỉ lệ
Khi thị trường hướng lên hay thị trường hướng xuống, nhà đầu tư có thể sử dụng chiến lược spread, thì khi thị trường ít biến động chiến lược này cũng được áp dụng.
Chiến lược spread tỉ lệ sử dụng quyền chọn mua với việc mua một quyền chọn mua với giá thực hiện thấp hơn giá thực hiện của hai quyền chọn mua sẽ bảo vệ nhà đầu tư khi thị trường hướng xuống.
Giả sử cổ phiếu DPM đang giao dịch tại mức 32000VNĐ
Mua một quyền chọn mua, giá thực hiện 31500VNĐ, giá quyền chọn 450VNĐ. Bán hai quyền chọn mua, giá thực hiện 32000VNĐ, giá quyền chọn 270VNĐ.
Ngược lại, chiến lược spread tỉ lệ sử dụng quyển chọn bán với việc bán hai quyền chọn tại giá thực hiện thấp hơn giá thực hiện của mua một quyền chọn bán, lại giảm thiểu rủi ro khi thị trường hướng lên.
Bán hai hợp đống quyển chọn bán, giá thực hiện 31500VNĐ, giá quyền chọn 350VNĐ. Mua một hợp đồng quyền chọn bán, giá thực hiện 32000VNĐ,giá quyền chọn 610VNĐ.
(1)Kết quả spread tỉ lệ 1:2 quyền chọn mua (2) Kết quả spread tỉ lệ 1:2 quyền chọn bán Kết luận :
Cả hai chiến lược trên thu được lợi nhuận từ giá chứng khoán dao động gần với giá thực hiện bán quyền chọn. Nếu tăng tỉ lệ( tăng số lượng bán quyền chọn), nhà đầu tư sẽ tăng
được lợi nhuận tiềm năng, nhưng đồng thời cũng làm tăng rủi ro tiềm năng, việc đánh đổi