Bài học kinh nghiệm với Việt Nam

Một phần của tài liệu Chứng khoán hóa và ứng dụng vào thị trường bất động sản VN (Trang 31 - 36)

¾ Qua việc nghiên cứu thị trường quyền chọn tại Mỹ với những đặc điểm nêu trên, Việt Nam cần phải tìm hiểu và áp dụng chọn lọc để xây dựng mô hình cho thị trường quyền chọn như sau: Thứ nhất, xét về lịch sử hình thành và phát triển của CBOE, thì kinh nghiệm mà Việt Nam cần tham khảo là thị trường chứng khoán Mỹ tuy phát triển khá hoàn thiện về mọi mặt,nhưng khi thành lập sàn giao dịch quyền chọn thì quyền chọn cổ phiếu thương mại riêng lẻ là đối tượng được ap dụng trong suốt thời gian thành lập từ 1973 tới 1983. Đồng thời trong thời gian

đầu để tránh các rủi ro trong thanh toán và phù hợp với khả năng kiểm soát thanh toán bù trừ

5

Xem Tổ chức thanh toán giao dịch của sàn TSE ở phụ lục 4

ban đầu của các tổ chức quản lý thì chỉ áp dụng Muyền chọn Mua (Call Options) và sau 4 năm hoạt động chính thức mới áp dụng Quyền chọn Bán (Put options ). Và 10 năm sau mới áp dụng quyền chọn chỉ số.

Thứ hai, trong cơ chế giao dịch , vận hành thị trường thì mị giao dịch bù trừ, thanh toán

đều được tập trung ở Trung Tâm thanh toán(OCC) nhằm giúp cho việc kiểm soát thanh toán tiện lợi dễ dàng. Do đó, cơ chế giám sát và mô hình quản lý của CBOE rất tự do, linh động, quy chế thành viên được hình thành theo hình thức đăng ký dân chủ. Tuy nhiên cần triển khai mô hình này cần một cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại và 1 hệ thống pháp lý hoàn chỉnh, điều này đang là điểm yếu lớn nhất mà Việt Nam cần xây dựng và tốn nhiều thời gian đểđạt được.

Thứ ba, vai trò nhà tạo lập thị trường được xem là tành viên chính thức và hợp pháp trong sàn giao dịch CBOE. Nhà tạo lập thị trường thường là các tổ chức tài chính lớn, có thể là các môi giới để giúp thị trường luôn đạt trạng thái cân bằng, ổn định và chịu sự giám sát chặt chẽ

theo các quy định thành viên của Ủy ban chứng khoán và Cục dự trữ liêng bang. Trong khi tại Việt Nam nhà tạo lập thị trường chưa được công nhận vai trò của mình và thường là cá nhân, tổ

chức hoạt động tự phát nên dễ gây ra các hiện tượng tiêu cực, lũng đoạn thị trường.

¾ Mô hình tổ chức của Nhật có rất nhiều nét tương đồng với hình thức quản lý và chếđộ

giám sát chặt chẽ từ Chính Phủđối với hoạt động giao dịch chứng khoán. Ngoài ra, Chính Phủ

Nhật rất khôn ngoan và thận trọng khi xây dựng và tách bạch 3 sàn giao dịch: sàn hạng nhất dành cho cổ phiếu các công ty lớn, sàn cổ phiếu hạng hai dành cho cổ phiếu các công ty nhỏ

hơn, và sàn dành cho các cổ phiếu tăng trưởng và mới nổi của các công ty mới trong nước và ngoài nước để có các chinh sách bảo hộ hợp lý khi xẩy ra tình trạng khủng hoảng hoặc chính sách kiểm soát phù hợp với từng đối tượng. Một kinh nghiệm quý báu của Nhật Bản trong cách tổ chức sàn giao dịch là tinh thần rất thận trọng và khôn ngoan.

¾ Sàn giao dịch quyền chọn Châu Âu được tổ chức theo mô hình công ty cổ phần, nắm giữ công ty con ở các quốc gia thành viên với phương châm “ toàn cầu hóa cho cấp độ địa phương, quốc gia” – đây là mô hình tổ chức hiện đại và tất yếu của sàn giao dịch quyền chọn nói riêng và sàn giao dịch chứng khoán và các sản phẩm khác nói chung của Việt Nam.

Để xây dựng được sàn giao dịch quốc tế liên thông như LIFFE, Việt Nam cần phải hoàn thiện các vấn đề về hệ thống chuẩn mực trong các quy định đối với việc quản lý, giám sát các hoạt động trên sàn ở các địa phương trong nước và phù hợp với các thông lệ, điều lệ giao dịch trên sàn quốc tế. Ngoài ra, phần mềm giao dịch đầu-cuối sẽ đóng vai trò quyết định đối với toàn bộ hoạt động giao dịch của thị trường, việc kiểm soát được thực hiện hoàn toàn minh bạch, công khai, công bằng- do đó đòi hỏi 1 trình độ nhất định của đội ngũ giám sát và quản lý thị trường của tổ chức điều hành.

Xuất phát từ cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cũng như sự khác biệt trong cơ chế quản lý, vận hành của Việt Nam, mô hinh này khó có thể triển khai tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

CHƯƠNG 3: Kho sát điu tra nhu cu s dng quyn chn trên th trường chng khoán Vit Nam

3.1 Mô tả khảo sát

Đối tượng khảo sát : các nhà đầu tư và các nhân viên, chuyên viên của các công ty chứng khoán tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Thực hiện khảo sát:

Đối với nhà đầu tư thực hiện khảo sát 108 người, trong đó 6 phiếu trả lới chưa hoàn chỉnh, 2 phiếu bị loại vì không tin cậy.

Đối với các nhân viên chuyên viên tại công ty chứng khoán thực hiện khảo sát 45 người, số phiếu trả lời bị loại 3 do chưa hoàn chỉnh

Thời gian thực hiện khảo sát :tháng 4 -2009

Phương pháp xử lý số liệu : sử dụng phần mềm SPSS (7)

Những thuận lợi trong quá trình khảo sát : Dễ tiếp cận và thực hiện phỏng vấn với nhà

đầu tư cá nhân. Nhờ sự quen biết và giúp đỡ nên có thể thực hiện phỏng vấn với các nhân viên, chuyên viên tại công ty chứng khoán.

Khó khăn : vì lý do khách quan, không thể thực hiện phỏng vấn với các nhà đầu tư tổ

chức, và các trưởng phòng ban của công ty chứng khoán.

Hạn chế : vì số mẫu khảo sát không nhiều, nên một số câu hỏi chưa phản ánh chính xác và phân biệt được biến nào quan trọng hơn như câu 11 trong bảng câu hỏi dành cho các đại diện công ty chứng khoán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2 Kết quả của việc khảo sát điều tra nhu cầu sử dụng quyền chọn trên TTCK Việt Nam 3.2.1Mc độ am hiu ca nhà đầu tư cá nhân đối vi giao dch quyn chn.

Đối với nhà đầu tư cá nhân : việc đã nghe nhưng không tìm hiểu chiếm 47%, việc chưa từng nghe và chưa từng tim hiểu chiếm 35%, việc đã nghe và từng tim hiểu chiếm 18%. Ta thấy mức độ am hiểu của nhà đầu tư về thị trường này chưa cao.

3.2.2 Nhu cu s dng giao dch quyn chn hin nay ca các nhà đầu tư :

Theo kết quả nhận định của các đại diện CTCK :việc đã có nhu cầu sử dụng quyền chọn nhưng chưa cần là 28,6%; có nhu cầu ở mức trung bình là 26,2%; có nhu cầu sử dụng nhiều là 21,4%; hiện nay chưa có nhu cầu là 23,8%. Đây là đánh giá chủ quan của các đại diện CTCK dựa trên các đặc điểm của TTCK Việt Nam như tâm lý đám đông, nhận thức của nhà đầu tư….. Tính sẵn sàng đón nhận của nhà đầu tư và các công ty chứng khoán

Đối với nhà đầu tư cá nhân : mức độ thường xuyên sử dụng giao dịch quyền chọn tại các công ty chứng khoán của nhà đầu tư nếu có giao dịch quyền chọn chứng khoán là chiếm 33%

(7)

thường xuyên, rất thường xuyên chiếm 42%. Tính sẵn sàng đón nhận của nhà đầu tư cao. Nhận định của các đại diện công ty chứng khoán về mức độ sử dụng của khách hàng đối với giao dịch quyền chọn trong tương lai : thường xuyên sử dụng chiếm 31%, rất thường xuyên sử dụng là 19%.

Nhn xét : Các nhà đầu tư thường xuyên sử dụng giao dịch quyền chọn chứng khoán. Đây là tín hiệu đáng mừng của việc xây dựng thị trường quyền chọn tại Việt Nam.

3.2.3 Kế hoch ph cp kiến thc quyn chn chng khoán cho khách hàng nào đạt hiu qu cao nht:

Đối với các nhà đầu tư :các bài viết trên báo và tạp chí phổ thong chiếm tỷ lệ cao nhất 26%, bài viết trên báo và tạp chí chuyên ngành tài chính ngân hàng là 22%; công ty chứng khoán mở các chuyên đề tìm hiểu định kì là 20%; chuyên mục giới thiệu sàn phẩm trên truyền hình và phát brochure giới thiệu sản phẩm là 16%.

Đối với đại diện cá CTCK cho rằng : CTCK mở các chuyên đề tìm hiểu là 28,6%; bài viết trên báo và tạp chí chuyên ngành là 21,4%; bài viết trên bào tạp chí phổ thông, chuyên mục giới thiệu sản phẩm, các cách làm khác chiếm 16,7%.

Nhn xét : việc phổ cập kiến thức quyền chọn chứng khoán nên kết hợp tất cả các cách trên để nhà đầu tư dễ tiếp cận, nhưng việc CTCK mở các chuyên đề tìm hiểu nên được chú trọng nhiều nhất đểđạt hiệu quả cao nhất.

3.2.4 Nhn định v thun li, khó khăn trong vic xây dng th trường quyn chn ti Vit Nam:

Các nhà đầu tư cá nhân cho rằng khó khăn lớn nhất là kiến thức về giao dịch quyền chọn còn hạn chế chiếm 32%; tiếp đó là chưa có hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động chiếm 27%; quy mô thị trường chứng khoán nhỏ chiếm 25%, và chính sách thuế chưa khuyến khích cá nhà đầu tư cũng là một khó khăn mà cá nhà đâu tư quan tâm.

Các đại diện CTCK nhận định rằng :

Thuận lợi lớn nhất là tiềm năng phát triển thị trường chứng khoán chiếm 28,6%; tiếp theo là sức cầu về đầu tư chứng khoán chiếm 21,4%; còn lại là việc kinh nghiệm ứng dụng quyền chọn giao dịch vàng và ngoại tệ; chính phủ khuyến khích đa dạng hóa sản phẩm…

Khó khăn lớn nhất là kiến thức của khách hàng và chưa có hệ thống pháp luật điều chỉnh; tiếp theo là quy mô thị trường và chính sách thuế.

Nhn xét : khó khăn lớn nhất là kiến thức của khách hàng vì vậy việc phổ cập kiến thức đầy đủ

cho khách hàng là cần thiết và hệ thống pháp luật; quy mô thị trường ; chính sách thuế cần được điều chỉnh và cải thiện để khuyến khích thị trường giao dịch quyền chọn hoạt động thuận lợi.

Mc phí quyn chn :

Tính theo tỷ lệ dựa vào giá trị hợp đồng: chiếm 42,9% Tính theo số tiền trên mỗi cổ phiếu : chiếm 57.1%

Đại diện CTCK cho rằng việc tính theo số tiền trên mỗi cổ phiếu dễ áp dụng đối với thị

trường có quy mô nhỏ như Việt Nam.

Kiu quyn chn :

Kiểu Châu Âu : chiếm 45,2 % Kiểu Mỹ : chiếm 54,8%

Nhận xét: Với thị trường quy mô nhỏ và chỉ số VN-Index cũng như HASTC- Index luôn biến động theo chiều hướng khó có thể dự đoán được như hiện nay, thì kiểu quyền chọn theo kiểu Mỹ là thích hợp hơn.

Đánh giá tính kh quan ca vic xây dng quyn chn ti Vit Nam

-Đối với nhà đầu tư cá nhân :tính khả quan của việc xây dựng quyền chọn tại Việt Nam là 58%. -Đối với đại diện công ty chứng khoán : tính khả quan của việc xây dựng quyền chọn là 54.8%.

Nhận xét : cả các nhà đầu tư và đại diện CTCK đều cho rằng việc xây dựng quyền chọn chứng khoán tại Việt Nam là khả thi và có khả năng phát triển.

CHƯƠNG 4: Gii pháp xây dng th trường quyn chn và chiến lược quyn chn trên th trường chng khoán Vit Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Chứng khoán hóa và ứng dụng vào thị trường bất động sản VN (Trang 31 - 36)