Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay đối với hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện phong điền thành phố cần thơ (Trang 77 - 85)

4.2.3.1. Điểm mạnh:

- Hoạt động cho vay kinh tế hộ gia đình của ngân hàng phù hợp với tình hình cũng như định hướng phát triển của địa phương nên được sự quan tâm giúp đở hết mình của chính quyền địa phương.

- Là ngân hàng đi đầu về doanh số cho vay đối với kinh tế hộ gia đình của huyện, có đủ nguồn vốn để cung cấp cho họ phục vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Ngân hàng luôn giúp các hộ gia đình vượt qua khó khăn vì thế khi có nhu cầu vay vốn thì ngân hàng là điểm đến quen thuộc của các hộ gia đình.

- Đội ngủ cán bộ trẻ, năng động góp phần nâng cao chất lượng cho vay đối với kinh tế hộ gia đình của ngân hàng.

- Công tác cho vay được thực hiện theo trình tự và được giám sát chặt chẽ của cán bộ tín dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ nên công tác thu hồi nợ được dễ dàng, khả quan hơn.

SVTH:Trịnh Thị Bé Đèo Trang 65

4.2.3.2. Điểm yếu:

- Hoạt động theo sự chi phối nhiều từ chính phủ nên lợi nhuận của ngân hàng bị hạn chế.

- Trình độ, kinh nghiệm, kĩ năng quản lý kinh doanh của ngân hàng còn giới hạn chưa dự đoán được rủi ro, tỷ lệ nợ xấu dao động trong khoản cho phép của ngân hàng nhà nước nhưng vẫn còn tương đối cao qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2010.

- Số lượng các hộ gia đình vay nhiều nhưng nhỏ lẻ nên khó theo dõi và quản lý tốn nhiều chi phí.

4.2.3.3. Cơ hội:

- Đời sống người dân ngày càng phát triển nên nhu cầu vay vốn để mở rộng qui mô sản xuất, kinh doanh cũng như mua sắm các dụng cụ trang thiết bị phục vụ nhu cầu đờì sống ngày càng lớn.

- Các cấp lãnh đạo địa phương luôn ủng hộ và khuyến khích các lĩnh vực kinh doanh của kinh tế hộ gia đình nên ngân hàng có nhiều cơ hội tốt cho hoạt động cho vay đối tượng này.

4.2.3.4. Thách thức:

- Nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển và hội nhập nên chưa thật sự bền vững và dễ đổ vở khi có biến động.

- Nguồn lực dễ bị lôi kéo bởi các đối thủ cạnh tranh.

- Phần lớn các kinh tế hộ gia đình đều sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp nên chứa đựng nhiều rủi ro (thiên tai, dịch bệnh…) luôn tiềm ẩn và rất dễ bùng phát

SVTH:Trịnh Thị Bé Đèo Trang 66

CHƯƠNG 5

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH CỦA NGÂN HÀNG

5.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với kinh tế hộ gia đình của ngân hàng ngân hàng

5.1.1. Về doanh số cho vay

- Như ta đã phân tích thì doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong

tổng doanh số cho vay hộ gia đình của ngân hàng vì bản chất của các hộ là hoạt động

theo mùa vụ, sản xuất với quy mô vừa và nhỏ. Tuy nhiên, cũng cần chú ý và có biện

pháp xem xét kĩ các khoản vay trung và dài hạn mặc dù tỷ lệ nợ xấu đối với kinh tế hộ gia đình của các khoản này luôn tăng qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2010 nhưng đây

cũng là những khoản vay có nhiều tiềm năng.

- Khâu thẩm định của cán bộ tín dụng cần xem xét thận trọng, đánh giá chính xác…là bước đầu tiên để tránh việc sử dụng vốn sai mục đích của các hộ.

- Cần tích cực phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để tập trung cho vay vào các hộ sản xuất kinh doanh theo hướng chuyển đổi cơ cấu ngành trên địa bàn để cải

thiện cuộc sống góp phần làm giàu cho xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mở rộng cho vay đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh trong tất cả các lĩnh

vực để tìm kiếm các hộ có tiềm năng mà chưa được tiếp cận vốn.

- Phải tìm hiểu kĩ và hạn chế dần cho vay đối với những hộ có lịch sử tín dụng

xấu, phải thường xuyên đánh giá lại tài sản đảm bảo của các hộ, nếu đánh giá lại không đủ để đảm bảo thì yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản làm đảm bảo cho khoản vay của

mình.

5.1.2. Về doanh số thu nợ

- Cần tính toán kĩ thời gian thu hồi vốn của các hộ sản xuất, kinh doanh để quyết định thời hạn cho vay một cách hợp lý. Từ đó, công tác thu hồi nợ cũng được khả quan hơn.

- Các khoản vay ở trung và dài hạn nên kí kết hợp đồng trả nhiều lần và cung cấp

SVTH:Trịnh Thị Bé Đèo Trang 67 - Cán bộ tín dụng cần thường xuyên giám sát, kiểm tra khoản vay của các hộ ở xã mình phụ trách kịp thời giải quyết những khó khăn của các hộ tránh tình trạng không trả được nợ cho ngân hàng.

5.1.3. Về dư nợ:

- Cần linh hoạt thỏa thuận thay đổi thời hạn trả nợ, thúc đẩy trả nợ, tạo điều kiện cho các hộ này vay tiếp tục với mức lãi suất phù hợp để tăng tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng.

- Phân tích đánh giá thực trạng dư nợ của từng hộ để xem xét khả năng trả nợ của họ từ đó có biện pháp khắc phục các khoản nợ có rủi ro tiềm ẩn.

- Dư nợ các hộ gia đình tăng qua từng năm nhất là trong ngắn hạn và trong ngành nông nghiệp – thủy sản vì vây, cần tăng cường số lượng cán bộ tín dụng để nâng cao chất lượng thẩm định cũng như công tác thu hồi nợ của ngân hàng.

5.1.4. Về nợ xấu

- Tỷ lệ nợ xấu tăng theo từng năm mặc dù ở dưới mức cho phép nhưng vẫn ở mức tương đối cao vì vây Ngân hàng tiếp tục hơn nữa công tác thu hồi nợ và thường xuyên theo dõi việc sử dụng các khoản vay cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ để có biện pháp xử lí kịp thời.

- Tìm hiểu kĩ nguyên nhân của các khoản nợ xấu để từ đó có những chính sách cho vay thích hợp đối với các hộ này nhằm khuyến khích họ khôi phục sản xuất kinh doanh tăng khả năng trả nợ cho ngân hàng.

5.2. Vận dụng mô hình SWOT để nâng cao hoạt động cho vay kinh tế hộ gia đinh của ngân hàng đinh của ngân hàng

SVTH:Trịnh Thị Bé Đèo Trang 68

BẢNG 13: MÔ HÌNH SWOT

KẾT HỢP( SWOT) CƠ HỘI (O) THÁCH THỨC (T)

ĐIỂM MẠNH

(S)

SO:

- Hoạt động cho vay hộ gia đình của ngân hàng luôn được sự ửng hộ, giúp đở

của chính quyền địa phương. Vì vây, Cần tận dung để tiếp tục mở rộng doanh số cho vay đối với các hộ gia đình bởi nhu cầu về vốn của họ là rất lớn.

- Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của các hộ gia đình trên địa bàn huyện được sự khuyến khích của chính quyền địa phương nên mang lại hiệu quả kinh tế cao

và ngân hàng là nơi cung cấp vốn quen thuộc của họ. Vì vậy, ngân hàng cần tận dụng để nâng cao chất lượng các khoản vay, nâng cao uy tín của mình.

ST:

- Ngân hàng cần tận dụng tối đa uy tín

của mình để thu hút các hộ gia đình tiềm năng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tận dụng đội ngủ cán bộ trẻ, năng động để nâng cao công tác thẩm định hạn chế rủi ro đem lại hiệu quả kinh doanh vững chắc cho ngân hàng.

ĐIỂM YẾU (W)

WO:

- Đời sống các hộ gia đình ngày càng cao nên nhu cầu vay vốn của họ cũng tăng vì vây cần có biện pháp sàng lọc các hộ vay nhỏ lẻ để tối thiểu hóa chi phí.

- Các hộ gia đình hoạt động theo sự khuyến khích của chính quyền địa phương

nên ngân hàng cần xem xét kĩ các khoản vay để hạn chế nợ xấu.

WT:

Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hộ gia đình chứa đựng nhiều rủi ro và rất dễ bùng phát. Vì vậy, cần dự đoán chính xác rủi ro để mang lại hiệu

SVTH:Trịnh Thị Bé Đèo Trang 69

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. kết luận

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phong Điền giữ vai trò rất quan trọng đối với kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện. Nó thúc đẩy sự phát triển của các hộ gia đình trên mọi lĩnh vực nhất là ngành nông nghiêp – thủy sản bởi doanh số cho vay ở đối tượng này là rất lớn qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2010. Nhờ vào vốn vay từ ngân hàng mà nhiều hộ đã vươn lên làm giàu góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng tuy sự tăng chi phí của ngân hàng có cao nhưng lợi nhuận qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2010 vẫn đạt mức tăng trưởng tốt. Điều này là do kết quả khả quan từ hoạt động cho vay đối với kinh tế hộ gia đình của ngân hàng trong giai đoạn này, bởi tỷ trọng cho vay kinh tế hộ gia đinh chiếm rất cao trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng nhất là các hộ vay ngắn hạn để sản xuất nông nghiệp – thủy sản.

Ngân hàng đã hoạt động đúng phương châm và phù hợp với tình hình kinh tế xã hội ở địa phương nên rất được sự ủng hộ của các ban, ngành, chính quyền địa phương và nhiều hộ gia đình nên ngày càng có nhiều cơ hội để khai thác hết các đối tượng tiềm năng hạn chế rủi ro đem lại hiệu quả kinh doanh khá tốt cho ngân hàng. Cụ thể doanh số cho vay đối tượng này ngày càng tăng, doanh số thu nợ tương đối ổn định, hệ số thu nợ luôn ở mức trên 70%, Mặc dù dư nợ vẫn tăng qua các năm do các khoản nợ tồn động lớn và tỷ lệ nợ xấu tương đối cao nhưng vẫn ở mức an toàn. Nhìn chung thì hoạt động cho vay đối với kinh tế hộ gia đình qua 3 năm (2007 – 2009) và 6 tháng đầu năm 2010 là khá tốt.

Hi vọng rằng NHNN&PTNT huyện Phong Điền cũng như tất cả các ngân hàng Thương Mại của Việt Nam sẽ ngày càng phát triển vững mạnh trên con đường hội nhập vào thi trường tài chính của khu vực và thế giới.

SVTH:Trịnh Thị Bé Đèo Trang 70

6.2. Kiến nghị:

Qua việc tìm hiểu nghiên cứu, em có một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với kinh tế hộ gia đình như sau:

6.2.1. Đối với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam:

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động cho vay kinh tế hộ gia đình nói riêng và cho vay tất các thành phần kinh tế nói chung tại chi nhánh huyện Phong Điền. Từ đó giúp chi nhánh kiểm soát chi phi hoạt động của mình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

- Quan tâm tăng cường hơn nữa về cơ sở vật chất cho chi nhánh, cần sữa đối máy móc thiết bị cũ, hỏng

- Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo giữa các chi nhánh.

6.2.2. Đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phong Điền – Thành Phố Cần Thơ Điền – Thành Phố Cần Thơ

- Củng cố và phát huy những kết quả đạt được như: lợi nhuận, doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ…

- Tăng cường kiểm soát chi phí hoạt động, khuyến khích tiết kiệm chi phí, hạn chế tối đa các khoản chi phí bất hợp lý.

- Mở rộng mạng lưới kinh doanh, phát triển dịch vụ ngân hàng tại các khu vực có tiềm năng.

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng, phương tiện làm việc, mở rộng mặt bằng để tạo niềm tin cho khách hàng và đủ sức cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn.

- Các cán bộ tín dụng phải tìm hiểu kỹ, thẩm định cẩn thận khách hàng trước khi cho vay, liên hệ chính quyền địa phương để xác minh về tài sản đảm bảo, về hoàn cảnh gia đình của khách hàng. Tăng cường cho vay đối với các khách hàng có khả năng tài chính mạnh, lịch sử tín dụng tốt, không nên cho vay tập trung mà phải phân tán nhiều đối tuợng, để giảm rủi ro cho ngân hàng.

SVTH:Trịnh Thị Bé Đèo Trang 71 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6.2.3. Đối với Chính quyền địa phương

- Chính quyền địa phương cần phát huy tốt vai trò hỗ trợ cho ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về khách hàng cũng như công tác thu hồi và xử lý nợ giúp hoạt động cho vay kinh tế hộ gia đình của ngân hàng được thuận lợi

- Ủy Ban thị trấn và các xã phải cung cấp các thông tin chính xác tài sản của các hộ về tính hợp pháp, tuyệt đối không chứng thực tài sản đang tranh chấp, tài sản không hợp pháp làm tài sản đảm bảo cho ngân hàng.

- Tạo điều kiện cho ngân hàng tìm hiểu, tiếp cận với người dân địa phương nhằm giới thiệu và hướng dẫn các hộ về hoạt động cho vay của mình.

- Khẩn trương tiến hành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, nhất là tại các khu thị trấn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc nhận thế chấp, xác định giá trị thế chấp trong việc cho vay của NH.

SVTH:Trịnh Thị Bé Đèo Trang 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thái Văn Đại (2010). Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng thương mại, Trường Đại học Cần Thơ.

2. Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam (2004). Sổ tay

tín dụng Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam, Hà Nội.

3. TS. Lưu Thanh Đức Hải (2006). Marketing căn bản, Trường Đại Học Cần Thơ.

4. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt (2008). Quản trị Ngân hàng thương

mại, Tủ sách trường Đại học Cần Thơ.

5. Thái văn Đại, Bùi Văn Trịnh (2005). Bài giảng tiền tệ ngân hàng, tủ sách

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay đối với hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện phong điền thành phố cần thơ (Trang 77 - 85)