Phân tích doanh số thu nợ đối với kinh tế hộ gia đình

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay đối với hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện phong điền thành phố cần thơ (Trang 51 - 57)

Tất cả các ngân hàng muốn duy trì, bảo tồn và mở rộng nguồn vốn cho vay của mình thì cần phải đặc biệt quan tâm đến công tác thu hồi nợ. Doanh số thu hồi nợ càng cao càng tốt nếu ngân hàng không thu hồi được nợ thì nguồn vốn của ngân hàng sẽ bị đóng băng. Kế hoạch kinh doanh của ngân hàng sẽ bị đảo lộn không thực hiện được. Vì vậy công tác thu hồi nợ có ý nghĩa rất quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động của ngân hàng sau đây ta sẽ đi phân tích doanh số thu nợ của ngân hàng lần lượt theo thời hạn và theo ngành kinh tế để thấy được công tác thu nợ của ngân hàng như thế nào? Từ đó có biện pháp phát huy và khắc phục nó một cách nhanh chóng hiệu quả.

SVTH:Trịnh Thị Bé Đèo Trang 39

Bảng 6: DOANH SỐ THU NỢ ĐỐI VỚI KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH THEO KÌ HẠN CỦA NHNN & PTNT QUA 3 NĂM (2007-2009) VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010

ĐVT: Triệu đồng NĂM CHÊNH LỆCH 2008/2007 2009/2008 6 tháng ĐN 2010/ 6 tháng ĐN 2009 CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 6 tháng ĐN 2009 6 tháng ĐN 2010 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 51.033 76.055 86.298 69.054 122.771 25.022 49,03 10.243 13,47 53.717 77,79 Trung và dài hạn 20.488 15.918 26.191 23.814 36.209 (4.570) (22,31) 10.273 64,54 12.395 52,05 Tổng doanh số 71.521 91.973 112.489 92.868 158.980 20.452 28,60 20.516 22,31 66.112 71,19

SVTH:Trịnh Thị Bé Đèo Trang 40 Dựa vào bảng 6 ta có biểu đồ sau:

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 2007 2008 2009 6 tháng ĐN 2009 6 tháng ĐN 2010 Năm T ri ệu đ n g Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng doanh số

Hình 5: Doanh số thu nợ đối với kinh tế hộ gia đình theo kì hạn qua 3 năm (2007-2009) và 6 tháng đầu năm 2010

Nhìn vào hình 5 ta thấy doanh số thu nợ đều tăng qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2010 cũng tiếp tục tăng. Đây là điều đáng mừng cho thấy chất lượng cho vay đối với kinh tế hộ gia đình là khả quan tương đối ổn định và hiệu quả. Doanh số thu nợ gồm doanh số thu nợ ngắn hạn và trung, dài hạn. Trong đó, doanh số thu nợ ngăn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với trung và dài hạn bởi đa số các hộ đều sản xuất, kinh doanh theo tính mùa vụ nên doanh số thu nợ cũng tập trung ở ngắn hạn.

Doanh số thu nợ ngắn hạn: Qua 3 năm luôn tăng và 6 tháng đầu năm

2010 cũng tiếp tục tăng đáng kể so với 6 tháng đầu năm 2009. Nguyên nhân là do doanh số cho vay ngắn hạn đối với kinh tế hộ gia đình tăng trong giai đoạn này. Cụ thể năm 2008 đạt 76.055 triệu đồng tăng 25.022 triệu đồng với tỷ lệ 49,03% so với năm 2007. Sang năm 2009 con số này tăng nhưng chậm lại tăng 10.243 triệu đồng với tỷ lệ 13,47% so với năm 2008 nguyên nhân là do giá cả bấp bênh, dịch bệnh... nên tốc độ tăng doanh số thu nợ chậm lại và đến 6 tháng đầu năm 2010 thì con số này tăng mạnh trở lại tăng 53.717 triệu đồng với tỷ lệ 77,79% so với 6 tháng đầu năm 2009. Do các hộ gia đình hoạt động theo sự chỉ đạo của

SVTH:Trịnh Thị Bé Đèo Trang 41 chính quyền địa phương sản xuất kinh doanh dựa vào tiềm năng sẵn có của địa bàn huyện và được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của chính phủ nên hiệu quả hoạt động của các hộ được năng cao từ đó nâng cao khả năng trả nợ của các hộ. Bên cạnh đó, còn do sự cố gắng nổ lực từ phía ngân hàng nhất là các cán bộ tín dụng đã xem xét và thường xuyên nhắc nhở các hộ trả nợ đúng hạn.

Doanh số thu nợ trung và dài hạn: Ta thấy qua 3 năm thì con số này tăng giảm không ổn định và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số thu nợ hộ gia đình của ngân hàng. Cụ thể năm 2008 giảm 4.570 triệu đồng với tỷ lệ 22,31% so với năm 2007 do chi phí hoạt động sản xuất nông nghiệp đầu vào tăng làm cho các hộ vay trung và dài hạn gặp khó khăn cho việc trả nợ đúng hạn. Sau đó con số này lại tăng trở lại vào năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010.

v Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế

Doanh số thu nợ đối với hộ gia đình theo ngành kinh tế sẽ nói lên hiệu quả sử dụng vốn đối với từng ngành kinh tế mà ngân hàng đã cho vay trong phần doanh số cho vay theo ngành kinh tế ta đã phân tích ở phần trước như thế nào? Bảng 7 sẽ cho ta thấy khoản thu nợ từng ngành mà ngân hàng đã cho vay

SVTH:Trịnh Thị Bé Đèo Trang 42

Bảng 7: DOANH SỐ THU NỢ ĐỐI VỚI KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA NHNN & PTNT QUA 3 NĂM (2007- 2009) VÀ 6 THÁNG ĐầU NĂM 2010

ĐVT:Triệu đồng NĂM CHÊNH LỆCH 2008/2007 2009/2008 6 tháng ĐN 2010/ 6 tháng ĐN 2009 Doanh số thu nợ 2007 2008 2009 6 tháng ĐN 2009 6 tháng ĐN 2010

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

STT

Theo ngành kinh tế 71.521 91.973 112.489 92.868 158.980 20.452 28,60 20.516 22,31 66.112 71,19

1 Nông nghiệp – Thủy sản 44.736 63.374 67.513 54.143 94.164 18.638 53,66 4.139 7,76 40.021 73,91 2 Thương mại – Dịch vụ 15.633 18.439 34.458 30.935 50.296 2.806 10,94 16.019 56,33 19.361 62,59 3 Xây dựng 8.665 7.883 6.933 5.909 10.968 (0.782) (9,02) (0.950) (12,05) 5.059 85,63 4 Ngành khác 2.487 2.277 3.585 1.881 3.552 (0.210) (8,44) 1.308 57,43 1.671 88,83

SVTH:Trịnh Thị Bé Đèo Trang 43 Cũng giống như doanh số cho vay các hộ gia đình thì ngành nông nghiêp – thủy sản cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng cụ thể được thể hiện qua biểu đồ sau:

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 2007 2008 2009 6 th ĐN 2009 6 th ĐN 2009 Năm T ri ệu đ ồ n g

Nông nghiệp - thủy sản Thương mại - dịch vụ Xây dựng

ngành khác

Hình 6: Doanh số thu nợ đối với kinh tế hộ gia đình theo ngành kinh tế của NHNN & PTNT qua 3 năm (2007-2009) và 6 tháng đầu năm 2010

Về ngành nông nghiệp – thủy sản: Qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2010

thì nguồn thu này đều tăng tương đối nhanh mặc dù sang năm 2009 có dấu hiệu chậm lại so với 2008 nhưng đến 6 tháng đầu năm 2010 thì con số này lại tăng mạnh trở lại. Nguyên nhân tốc độ tăng của ngành này chậm lại năm 2009 là do ảnh hưởng tồn động của thị trường năm 2008 lạm phát cao, giá cả không ổn định, dịch bệnh xảy ra…nên nhu cầu về vốn của các hộ năm 2009 sẽ nhiều hơn là trả nợ do đó doanh số thu nợ vào năm này có tăng nhưng không nhiều và sang 6 tháng đầu năm 2010 thì lại tăng lên đáng kể so với 6 tháng đầu năm 2009 điều này nói lên hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ gặp nhiều thuận lợi nên doanh số thu nợ của ngân hàng cũng tăng lên vào thời gian này.

Về thương mại – dịch vụ:

Nhìn chung thì doanh số thu nợ ngành này cũng tăng qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2010 nhưng năm 2008 ngành này chịu ảnh hưởng mạnh bởi tình hình chung

SVTH:Trịnh Thị Bé Đèo Trang 44 của cả nước cũng như thế giới. Bên cạnh đó còn do hệ thống giao thông gặp nhiều khó khăn một số công trình đang xây dựng chưa hoàn thành nên việc trao đổi buôn bán của các hộ cũng bị ảnh hưởng dẫn đến kinh doanh kém hiệu quả nên doanh số thu nợ năm này có tăng nhưng ít tăng 2.806 triệu đồng với tỷ lệ 10,94% so với năm 2007 đến năm 2009 tăng 16.019 triệu đồng với tỷ lệ 56,33% so với năm 2008 và sang 6 tháng đầu năm 2010 tăng 19.361 triệu đồng với tỷ lệ 62,59% so với 6 tháng đầu năm 2009. Doanh số thu nợ lại tăng tương đối nhanh vào thời gian này là do nền kinh tế của huyện cũng bắt đầu phục hồi và các hộ gia đình ngày càng kinh doanh có hiệu quả nên doanh số thu nợ của ngân hàng tăng mạnh vào giai đoạn này

Xây dựng: là các lĩnh vực chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số thu nợ

các hộ gia đình của ngân hàng. Qua 3 năm doanh số thu nợ liên tục giảm nguyên nhân là do lạm phát vẫn ở mức tương đối cao chỉ số giá tiêu dùng tăng làm giá cả hàng hóa vật tư xây dựng…cũng tăng do đó nhu cầu về xây dựng của các hộ gia đình giảm. Mặt khác, do công tác thẩm định của ngân hàng còn hạn chế nên việc sử dụng vốn sai mục đích tăng ở một số hộ ảnh hưởng đến doanh số thu nợ ở lĩnh vực này giảm. Tuy nhiên, bước sang 6 tháng đầu năm 2010 thì doanh số thu nợ hộ gia đình lại tăng lên so với 6 tháng đầu năm 2009 do công tác thu hồi nợ của cán bộ tín dụng ngân hàng là khá tốt đã thường xuyên xuống các hộ gia đình vay vốn ở lĩnh vực này đôn đốc họ trả trả nợ nên tình hình thu nợ ở lĩnh vực này có chiều hướng gia tăng.

Ngành khác: Chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh số thu nợ đối với kinh tế hộ gia đình của ngân hàng. Và nó không ổn định qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2010 nhưng không ảnh hưởng nhiều đến doanh số thu nợ của ngân hàng do chiếm tỷ trọng rất nhỏ.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay đối với hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện phong điền thành phố cần thơ (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)