Sơ lược về huyện Phong Điền, Thành Phố Cần Thơ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay đối với hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện phong điền thành phố cần thơ (Trang 26 - 85)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Về không gian địa lí: Phong Điền ở phía Đông Bắc giáp với quận Bình Thủy và quận Ninh Kiều của thành phố Cần Thơ rất thuận lợi cho việc phát triển về giao lưu hàng hóa và khai thác du lịch sinh thái vườn và chợ nổi nhờ hệ thống sông Cần Thơ - Phong Điền và lộ Vòng Cung lịch sử (đường tỉnh 923) và hương lộ 28. Là đầu mối giao thông tiếp giáp nhiều quận, huyện bạn như: Ô Môn, Châu Thành A, Ninh Kiều, Bình Thủy, Cờ Đỏ... thuận lợi giao thông, phát triển kinh tế, khí hậu ôn hòa, thuận lợi phát triển sinh thái miệt vườn, cây trái phát triển cao, là huyện vành đai và là lá phổi xanh của thành phố Cần Thơ.

Các điều kiện thời tiết khí hậu đặc trưng của vùng châu thổ sông Cửu Long khá thuận lợi nên nhiệt độ khá cao, với độ chênh lệch ngày đêm và các tháng trong năm không nhiều như các tỉnh phía bắc, có số ngày nắng trong năm khá cao, có năm đạt tới 2.575,8 giờ, lượng mưa ở mức dưới 2.000 mm/năm (2), ít chịu ảnh hưởng của gió bão và không khí lạnh. Nhìn chung, thời tiết khí hậu của Phong Điền thuộc loại mưa thuận gió hòa, thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, tạo cảnh quan môi trường theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch sinh thái.

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hộiVề kinh tế: Về kinh tế:

Phong Điền là huyện nông nghiệp, huyện đã xác định cơ cấu kinh tế của địa phương trong những năm tới là: Nông nghiệp, Thương mại - Dịch vụ và Tiểu thủ

(2)

SVTH:Trịnh Thị Bé Đèo Trang 14 công nghiệp. Thế mạnh trong nông nghiệp của huyện là cây ăn trái và ngành chăn nuôi cũng đang được đầu tư phát triển. Kết cấu hạ tầng được xây dựng khá hoàn chỉnh, cơ giới hóa nông nghiệp, hệ thống các trạm bơm, kênh mương tưới tiêu khá hoàn chỉnh...

Tuy nhiên, còn vướng mắc một số khó khăn như: Các mô hình làm ăn có hiệu quả đều xuất phát từ kinh nghiệm tự phát trong nhân dân, quy mô và phương thức sản xuất kinh doanh còn nhỏ lẻ, nếu không có sự hỗ trợ định hướng của Nhà nước sẽ có thể gặp rủi ro trong sản xuất và các công trình thủy lợi nội đồng, đê bao khép kín chưa được quan tâm đầu tư đúng mức nên nhiều mô hình tuy có hiệu quả nhưng khó nhân rộng; nhiều nông dân thiếu thông tin trong khâu chọn giống vật nuôi, cây trồng; nguồn vốn trợ giá giống cây trồng vật nuôi của nhà nước quá ít; thị trường tiêu thụ cũng chưa được chú trọng

Về xã hội:

Phong Điền là một trong những đơn vị hoàn thành sớm kế hoạch xây dựng nhà vệ sinh và hệ thống nước diệt khuẩn ở các trường học theo chương trình chung của thành phố. Phong Điền cũng chính là nơi sản sinh ra những nghệ nhân đờn ca tài tử Nam Bộ, được du khách trong và ngoài nước biết đến. Với những ưu điểm và đặc thù riêng của địa phương, bằng sự phấn đấu và quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân Phong Điền tập trung nâng cao chất lượng các thiết chế văn hóa theo bốn tiêu chí; từng bước nâng cao đời sống văn hóa, vật chất và tinh thần cho nhân dân vững tin phấn đấu tiến lên xây dựng thành quận văn hóa - đô thị sinh thái của thành phố Cần Thơ.

3.2. Tổng quan về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phong Điền Phong Điền

3.2.1. Lịch sử ra đời và phát triển của Ngân hàng

Huyện Phong Điền - Thành Phố Cần Thơ được thành lập đầu tháng 01/2004 theo Nghị định 05/2004/NĐ-CP, bao gồm 6 xã và 1 thị trấn. Trên cơ sở huyện được thành lập, Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phong Điền được thành lập vào ngày 01/03/2004 và chính thức đi vào hoạt động ngày 12/10/2004. Chi nhánh NHNN&PTNT huyện Phong Điền trở thành Chi nhánh cấp 2 của

SVTH:Trịnh Thị Bé Đèo Trang 15 NHNo&PTNT thành phố Cần Thơ. Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phong Điền được sử dụng con dấu riêng, chức năng, nhiệm vụ hoạt động theo Quy chế số 169/QĐ/HĐQT-02 ngày 07/09/2002 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNN&PTNT Việt Nam. Với tình hình cụ thể, Giám đốc NHNN&PTNT thành phố Cần Thơ chỉ đạo thành lập và chuẩn bị nhân sự, cơ sở vật chất cho Chi nhánh huyện. Trụ sở NHNN&PTNT huyện Phong Điền đặt tại: Ấp Thị Tứ, thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Địa bàn hoạt động của NHNN&PTNT huyện Phong Điền gồm thị trấn Phong Điền và các xã: Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Mỹ Khánh, Trường Long, Tân Thới, Giai Xuân. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phục vụ một số khách vãng lai thuộc các quận, huyện lân cận. Chi nhánh chịu trách nhiệm thực hiện tài trợ vốn cho tất cả các ngành kinh tế và thành phần kinh tế trong huyện. Nhưng trọng tâm trong công tác cho vay của Chi nhánh vẫn là ngành nông nghiệp, nông thôn. Chi nhánh đáp ứng tốt nhu cầu vốn ngắn, trung và dài hạn cho nông dân dùng làm chi phí sản xuất, cải tạo, trồng mới, khai thác đất canh tác nông nghiệp, phát triển nông thôn góp phần cải thiện đời sống nông dân, đưa kinh tế các xã phát triển.

Trong những năm vừa qua chi nhánh đã góp phần không ít trong công cuộc phát triển kinh tế huyện nhà và đã từng bước đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện, góp phần đáng kể vào công cuộc xây dựng và phát triển của địa phương

SVTH:Trịnh Thị Bé Đèo Trang 16

Cơ cấu tổ chức quản lý của Ngân hàng

Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân hang:

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức NHNN&PTNThuyện Phong Điền

Cơ cấu tổ chức của NHNN & PTNT huyện Phong Điền được chia thành các bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận thực hiện chức năng riêng của mình. Nhưng giữa các bộ phận luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để công việc tiến hành một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Giám đốc

Giám đốc có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của chi nhánh, trực tiếp kí kết các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các hồ sơ do ngân hàng, khách hàng cùng lập, Xem xét nội dung thẩm định do phòng tín dụng trình lên để quyết định cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, Quyết định các biện pháp xử lý nợ, cho gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp xử lý khách hang và được phép ủy quyền cho phó giám đốc ký kết hợp đồng tín dụng, ký kết hợp đồng cầm cố, thế chấp và bảo lãnh... PHÒNG GIAO DỊCH GIAI XUÂN PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KẾ TOÁN – NGÂN QUỸ PHÓ GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC

SVTH:Trịnh Thị Bé Đèo Trang 17

Phó giám đốc

Trực tiếp phụ trách phòng kế toán – Ngân quỹ, thay mặt giám đốc giải quyết các công việc của đơn vị khi giám đốc đi vắng. Điều hành công việc của đơn vị theo sự phân công, ủy quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được phân công.

Phòng kinh doanh

- Khảo sát thị trường, địa bàn, từ đó sẽ nắm được tình hình kinh tế ở từng hộ của huyện như: đời sống, thói quen, phong tục, chu kỳ sản xuất của khách hàng. Từ đó, đề ra chiến lược chiến lược cho vay một cách có hiệu quả.

- Có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng, lập hồ sơ vay vốn, kiểm soát hồ sơ, trình Giám Đốc ký hợp đồng tín dụng.

- Trực tiếp kiểm tra giám sát quá trình vay vốn của đơn vị vay vốn, kiểm tra tài sản đảm bảo nợ, đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc đúng hạn.

- Theo dõi tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu vốn cần thiết để phục vụ tín dụng. Từ đó, trình lên Giám Đốc để có kế hoạch cụ thể.

- kiếm khách hàng mới và giữ mối quan hệ tốt đẹp đối với khách hàng truyền thống.

- Quản lý chặt chẽ về dư nợ, nợ xấu, tài sản đảm bảo của khách hàng. Đưa ra giải pháp xử lý nợ xấu và quản trị rủi ro tín dụng một cách hiệu quả.

- Định kỳ phải báo cáo tình hình hoạt động của phòng cho Ban Giám Đốc.

Phòng kế toán – Ngân qu

±. Kế Toán

- Thực hiện các thủ tục thanh toán, phát vay cho khách hàng.

- Thực hiện các nghiệp vụ dịch vụ thanh toán: dịch vụ kiều hối, dịch vụ chuyển tiền cho khách hàng.

- Quản lý hồ sơ của khách hàng, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, thu lãi, trả lãi tiền vay, tiền gửi, chuyển nợ quá hạn, thu thập các thông tin phát sinh trong ngày, thực hiện các khoản giao nộp ngân sách nhà nước.

SVTH:Trịnh Thị Bé Đèo Trang 18 - Thường xuyên theo dõi các tài khoản giao dịch của khách hàng. Thông báo về thu nợ, trả lãi tiền gửi cho khách hàng.

- Cuối năm báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, lãi lỗ cho Ban Giám Đốc.

±. Ngân Quỹ

- Ngân quỹ có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát tiền mặt, ngân phiếu trong kho hằng ngày.

- Trực tiếp trong việc thu ngân và giải ngân khi có phát sinh trong ngày. - Thực hiện công tác thu chi Việt nam đồng, thu đổi ngoại tệ.

- Cuối mỗi ngày, khoá sổ ngân quỹ, kết hợp với kế toán theo dõi nghiệp vụ ngân quỹ phát sinh để điều chỉnh kịp thời khi có sai sót, lên bảng cân đối vốn và sử dụng vốn để trình lên Ban Giám Đốc.

Phòng giao dịch Giai Xuân

Được thành lập và hoạt động vào ngày 25/02/2008 thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Tổ chức huy động vốn, cho vay, thu nợ và các dịch vụ… đối với khách hàng; - Phòng giao dịch được ngân hàng ủy nhiệm vốn kinh doanh và chịu trách nhiệm về việc sử dụng vốn này sao cho có hiệu quả nhất.

3.2.3. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm (2007 – 2009) và 6 tháng đầu năm 2010 (2007 – 2009) và 6 tháng đầu năm 2010

Để đánh giá một ngân hàng, người ta thường xem xét trên nhiều yếu tố như: kết quả hoạt động kinh doanh, năng lực quản lí, uy tín, mức độ đóng góp cho xã hội…trong đó, quan trọng nhất là yếu tố kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện thông qua các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của ngân hàng. Vì vậy, làm thế nào đạt được lợi nhuận cao nhất nhưng mức độ rủi ro thấp nhất mà vẫn đảm bảo chấp hành đúng những quy định của Ngân hàng Nhà nước là mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng NHNN&PTNT Phong Điền nói riêng. Sau đây là bảng kết quả hoạt động kinh doanh của NHNN &PTNT qua 3 năm (2007-2009) và 6 tháng đầu năm 2010:

SVTH:Trịnh Thị Bé Đèo Trang 19

Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNN & PTNT HUYỆN PHONG ĐIỀN QUA 3 NĂM (2007 – 2009) VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010 ĐVT: Triệu đồng NĂM CHÊNH LỆCH 2008/2007 2009/2008 6 tháng ĐN 2009/ 6 tháng ĐN 2010 STT CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 6 tháng ĐN 2009 6 tháng ĐN

2010 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

I Doanh thu 18.150 24.044 26.002 12.320 13.960 5.894 32,47 1.958 8,14 1.640 13,31 1 Thu từ hoạt động tín dụng 15.782 21.390 22.560 10.383 13.750 5.608 35,53 1.170 5,47 3.367 32,43 2 Thu từ dịch vụ 101 169 185 615 120 68 67,33 16 9,37 (495) (80,49) 3 Thu khác 2.267 2.485 3.257 1.322 90 218 9,62 772 31,07 (1.232) (93,19) II Chi phí 15.002 21.697 22.957 10.624 13.479 6.695 44,63 1.260 5,81 2.855 26,87 1 Chi hoạt động tín dụng 11.820 16.540 17.007 7.815 11.499 4.720 39,93 467 2,82 3.684 47,14 2 Chi hoạt động 84 115 125 691 693 31 36,90 10 8,70 2 0,29 3 Chi khác 3.098 5.042 5.825 2.118 1.287 1.944 62,75 783 15,53 (831) (39,24)

III. Lợi nhuận 3.148 2.347 3.045 1.696 481 (801) (25,44) 698 29,74 (1.215) (71,64)

SVTH:Trịnh Thị Bé Đèo Trang 20 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thể hiện qua 3 chỉ tiêu tổng doanh thu, tổng chi phí và lợi nhuận được tổng hợp qua biểu đồ sau:

Hình 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNN & PTNT huyện Phong Điền qua 3 năm (2007- 2009) và 6 tháng đầu năm 2010

Qua bẳng số liệu và biểu đồ về báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ta có thể thấy kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng có sự biến động tỷ lệ thuận giữa tổng doanh thu và tổng chi phí cụ thể như sau:

Năm 2008 thì tổng doanh thu là 24.044 triệu đồng và tổng chi phí là

21.697 triệu đồng đều tăng so với năm 2007 (tổng doanh thu là 18.150 triệu đồng, tổng chi phí của ngân hàng là 15.002 triệu đồng), nhưng tổng doanh thu tăng thấp hơn tổng chi phí của ngân hàng, tổng doanh thu tăng 5.894 triệu đồng với tỷ lệ là 32,47% còn tổng chi phí tăng 6.695 triệu đồng với tỷ lệ 44,63%. Trong đó, chiếm tỷ trọng cao nhất của tổng doanh thu và tổng chi phí là từ hoạt động tín dụng. Sở dĩ tổng doanh thu tăng là do các thu nhập từ hoạt động tín dụng năm 2008 tăng 5.608 triệu đồng với tỷ lệ là 35,53% so với năm 2007, hoạt động dịch vụ tăng 68 triệu đồng với tỷ lệ là 67,33% và các thu khác tăng 218 triệu đồng với tỷ lệ 9,62%. Ta thấy tỷ lệ tăng từ hoạt động dịch vụ là nhiều nhất chứng tỏ các loại hình dịch vụ của ngân hàng được khách hàng tiếp cận nhiều và

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 2007 2008 2009 6 tháng ĐN 2009 6 tháng ĐN 2010 Năm T ri ệu đồng Tổng Doanh Thu Tổng chi phí Lợi nhuận

SVTH:Trịnh Thị Bé Đèo Trang 21 đạt hiệu quả hơn năm 2007. Tuy nhiên, tổng chi phí năm 2008 tăng cao hơn tổng doanh thu là do khoản mục các chi phí đều tăng chi phí hoạt động tín dụng tăng 4.720 triệu đồng ứng với tỷ lệ 39,93%. Chi hoạt động dịch vụ tăng 31 triệu đồng, tương đương 36,9%. Các khoản chi khác tăng 1.944 triệu đồng với tỷ lệ 62,75% ,tỷ lệ chi khác tăng cao là do năm 2008 ngân hàng phải chi một lượng lớn về trả lãi tiền gửi khách hàng và mua trang thiết bị nhằm đáp ứng khả năng cung cấp dịch vụ nhanh chóng, hiện đại.

Do sự tăng lên của tổng doanh thu thấp hơn tổng chi phí của ngân hàng năm 2008 nên làm lợi nhuận của ngân hàng giảm xuống so với năm 2007. Cụ thể năm 2008 lợi nhuận đạt 2.347 triệu đồng giảm 801 triệu đồng tương đương với tỷ lệ giảm 25,44% so với năm 2007. Tuy nhiên lợi nhuận vẫn mang giá trị dương chứng tỏ ngân hàng cũng đã cố gắng hết sức mình để góp phần cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước vì thời gian này là giai đoạn khủng hoảng của nền kinh tế thế giới nên ngân hàng cũng gặp một số khó khăn dẫn đến lợi nhuận giảm so với năm 2007.

Năm 2009 doanh thu của ngân hàng đạt 26.002 triệu đồng tăng 1.958 triệu

đồng với tỷ lệ tăng 8,14% so với năm 2008. Doanh thu tăng nhẹ cho thấy sự tăng trưởng của ngân hàng có dấu hiệu chậm lại do thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ kiềm chế lạm phát, chống suy giảm kinh tế của Ngân hang nhà nước và chính phủ. Sở dĩ doanh thu tăng là do các khoản thu nhập tăng như: thu nhập từ hoạt động tín dụng tăng 1.170 triệu đồng với tỷ lệ 5,47%, từ dich vụ tăng 16 triệu đồng với tỷ lệ 9,47% và từ các khoản thu nhập khác tăng 772 triệu đồng với tỷ lệ 31,07% so với năm 2008. Song song với tổng doanh thu thì tổng chi phí cũng tăng theo nhưng với tỷ lệ tăng thấp hơn. Tổng chi phí là 22.957 triệu đồng tăng 1.260 triệu đồng với tỷ lệ tăng 5,81% so với năm 2008. Chứng tỏ ngân hàng đã

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay đối với hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện phong điền thành phố cần thơ (Trang 26 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)