Nguồn: Học viên tự đề xuất
2.5.3. Giả thuyết nghiên cứu
Tính hữu ích
Tính hữu ích là mức độ mà cá nhân ngƣời sử dụng tin rằng họ sẽ nhận đƣợc các lợi ích nếu sử dụng dịch vụ Fintech. Theo Davis (1989) thì đó là mức độ cảm nhận của ngƣời dùng tin rằng việc áp dụng công nghệ sẽ giúp họ nâng cao năng suất lao động. Nghiên cứu của Mahwadha (2019) cũng cho thấy rằng tính hữu ích đƣợc cảm nhận ảnh hƣởng tích cực đến thái độ sử dụng và ý định sử dụng ví điện tử. Các nghiên cứu thực nghiệm khác nhƣ Chuang và cộng sự. (2016), Karim và cộng sự. (2020) cũng cho thấy rằng đối với các dịch vụ Fintech ngƣời dùng sẽ chấp nhận dịch vụ nếu họ tin rằng nó sẽ mang lại lợi ích và nâng cao hiệu quả. Do đó, giả thuyết đƣợc đề xuất là:
Giả thuyết H1: Tính hữu ích tác động tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ Fintech của khách hàng cá nhân.
Cảm nhận dễ dàng sử dụng H7(+) H6(+) H5(+) H4(-) H3(-) H1(+) H2(+) Tính hữu ích Ý định sử dụng Fintech của KHCN Cảm nhận dễ sử dụng Nhận thức rủi ro Chi phí cảm nhận Điều kiện thuận lợi
Ảnh hƣởng xã hội Hỗ trợ chính phủ
Cảm nhận dễ dàng sử dụng đo lƣờng mức độ cảm nhận của cá nhân khách hàng về mức độ dễ dàng khi sử dụng các dịch vụ Fintech, đề cập đến mức độ mà ngƣời dùng cảm thấy thoải mái và dễ dàng trong việc học cách sử dụng các dịch vụ Fintech và thực hiện giao dịch (Hu và cộng sự., 2019). Rõ ràng là các dịch vụ Fintech mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tối ƣu hơn cho khách hàng so với các dịch vụ truyền thống. Đã có nhiều nghiên cứu khẳng định mối tƣơng quan tích cực đáng kể giữa cảm nhận dễ dàng sử dụng và ý định sử dụng dịch vụ Fintech nhƣ nghiên cứu của Lê Văn Phúc và cộng sự. (2019), Karim và cộng sự. (2020). Nhƣ vậy thì giả thuyết thứ hai đƣợc đề xuất nhƣ sau:
Giả thuyết H2: Cảm nhận dễ dàng sử dụng tác động tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ Fintech của khách hàng cá nhân.
Nhận thức rủi ro
Nhận thức rủi ro đề cập đến mức độ nhận thức của cá nhân về sự không chắc chắn và hậu quả tiêu cực có thể xảy ra liên quan đến việc sử dụng Fintech. Vì các dịch vụ Fintech là sự kết hợp của các dịch vụ tài chính trên nền tảng cơng nghệ vì vậy sẽ tiềm ẩn một số rủi ro về cả cơng nghệ và tài chính cho ngƣời tiêu dùng khi sử dụng dịch vụ (Zhou và Wang, 2010). Bansal và cộng sự. (2019) nhấn mạnh rằng ngƣời dùng thƣờng lo lắng về việc thông tin cá nhân của họ bị lạm dụng khi họ sử dụng các dịch vụ Fintech, có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Trong nghiên cứu của Cham và cộng sự. (2019) thì kết quả cho thấy rủi ro có ảnh hƣởng tiêu cực đến ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ Fintech. Yếu tố nhận thức rủi ro có tác động tiêu cực đáng kể đến ý định sử dụng dịch vụ Fintech (Nguyễn Hoàng Minh và cộng sự. (2020). Do đó với yếu tố nhận thức rủi ro học viên đề xuất giả thuyết sau:
Giả thuyết H3: Nhận thức rủi ro liên quan đến các ứng dụng FinTech có tác động tiêu cực đến ý định sử dụng dịch vụ Fintech của khách hàng cá nhân.
Chi phí cảm nhận
Chi phí cảm nhận đo lƣờng mức độ cảm nhận của cá nhân khách hàng về chi phí phải bỏ ra để sử dụng các dịch vụ Fintech. Theo Luarn và Lin (2005) thì chi phí cảm nhận là số tiền mà ngƣời dùng phải bỏ ra để sử dụng dịch vụ công nghệ.
Chi phí này bao gồm phí giao dịch, phí duy trì dịch vụ, cƣớc phí internet, tiền điện, chi phí mua sắm thiết bị,… Theo nghiên cứu của Cham và cộng sự (2019) thì chi phí cảm nhận tác động tiêu cực đến ý định sử dụng dịch vụ Fintech thông qua biến trung gian là thái độ ngƣời dùng đối với sản phẩm và dịch vụ Fintech. Do đó, giả thuyết tiếp theo đƣợc đặt ra nhƣ sau:
Giả thuyết H4: Chi phí cảm nhận có tác động tiêu cực đến ý định sử dụng dịch vụ Fintech của khách hàng cá nhân.
Điều kiện thuận lợi
Điều kiện thuận lợi đo lƣờng cảm nhận của cá nhân tin rằng rằng họ đƣợc hỗ trợ từ các nguồn lực sẵn có cho việc sử dụng các dịch vụ Fintech. Trong mơ hình UTAUT các tác giả đã đƣa ra giả thuyết các điều kiện thuận lợi nhƣ đào tạo, hỗ trợ, thiết bị,… đƣợc cung cấp cho mọi đối tƣợng ngƣời dùng là nhƣ nhau. Tuy nhiên trong thực tế thì đối với những ngƣời tiêu dùng khác nhau thì họ sẽ có hồn cảnh khác nhau nhƣ lựa chọn nhà cung cấp, thiết bị, vị trí địa lý,… nên điều kiện thuận lợi sẽ tác động trực tiếp lên ý định sử dụng. Nghiên cứu của Đào Thị Thu Hƣờng (2019) cũng cho thấy kết quả rằng nhân tố điều kiện thuận lợi có tác động cùng chiều đến hành vi chấp nhận sử dụng ví điện tử. Do đó, giả thuyết tiếp theo đƣợc đặt ra nhƣ sau:
Giả thuyết H5: Điều kiện thuận lợi tác động tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ Fintech của khách hàng cá nhân.
Ảnh hƣởng xã hội
Ảnh hƣởng xã hội đo lƣờng mức độ cảm nhận của cá nhân khách hàng cho rằng những ngƣời xung quanh khuyến khích họ nên sử dụng dịch vụ Fintech. Theo Al nawayseh (2020) thì ảnh hƣởng xã hội ảnh hƣởng đáng kể đến ý định sử dụng các ứng dụng FinTech. Ảnh hƣởng xã hội và hiệu quả kỳ vọng có ảnh hƣởng mạnh mẽ nhất đến hành vi dự định liên quan đến việc sử dụng ví điện tử (Đào Thị Thu Hƣờng, 2019). Theo kết quả nghiên cứu của các giả Chong và cộng sự. (2019) thì ảnh hƣởng xã hội tác động đến ý định áp dụng Fintech. Do đó, học viên cũng phát triển giả thuyết sau đối với nhân tố ảnh hƣởng xã hội:
Giả thuyết H6: Ảnh hưởng xã hội tác động tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ Fintech của khách hàng cá nhân.
Hỗ trợ chính phủ
Hỗ trợ chính phủ là mức độ cảm nhận của cá nhân về những hỗ trợ của chính phủ nhƣ chủ trƣơng, chính sách, cơ sở hạ tầng nhằm khuyến khích, thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ Fintech. Hỗ trợ chính phủ đƣợc chứng minh là một trong những nhân tố quan trọng tác động lên ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến (Chong và cộng sự., 2010). Theo kết quả trong nghiên cứu thực nghiệm của Hu và cộng sự. (2019) thì sự hỗ trợ của chính phủ có những tác động đáng kể về việc áp dụng các dịch vụ Fintech thông qua thái độ của ngƣời dùng. Do đó học viên cũng đề xuất giả thuyết nhƣ sau:
Giả thuyết H7: Hỗ trợ chính phủ tác động tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ Fintech của khách hàng cá nhân.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trong chƣơng 2 đã trình bày về khái niệm Fintech theo nhiều hƣớng tiếp cận khác nhau, lịch sử hình thành, đối tƣợng tham gia vào hệ sinh thái Fintech và vai trò của các dịch vụ Fintech. Bên cạnh đó, trong chƣơng 2 cũng giới thiệu về một số sản phẩm Fintech phổ biến dành cho khách hàng cá nhân ở Việt Nam hiện nay. Trong chƣơng này cũng đã trình bày nội dung chính của một số mơ hình lý thuyết về ý định và hành vi chấp nhận công nghệ là TAM và UTAUT. Thông qua quá trình lƣợc khảo các cơng trình nghiên cứu, học viên đề xuất xây dựng mơ hình nghiên cứu dựa trên nền tảng là mơ hình chấp nhận cơng nghệ - TAM. Mơ hình nghiên cứu gồm 07 biến độc lập là: tính hữu ích, cảm nhận dễ dàng sử dụng, nhận thức rủi ro, điều kiện thuận lợi, hỗ trợ chính phủ, chi phí cảm nhận và ảnh hƣởng xã hội tác động đến biến phụ thuộc là ý định sử dụng dịch vụ Fintech. Đồng thời đề xuất 07 giả thuyết nghiên cứu cần đƣợc kiểm định ở những bƣớc nghiên cứu tiếp theo.
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chƣơng 3 sẽ trình bày quy trình nghiên cứu. Các thang đo đƣợc xây dựng bằng phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm để hiệu chỉnh trƣớc khi khảo sát.
3.1. Thiết kế nghiên cứu 3.1.1. Quy trình nghiên cứu 3.1.1. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu trải qua nhiều bƣớc từ việc xác định vấn đề, mục tiêu nghiên cứu đến các bƣớc xây dựng mơ hình nghiên cứu, xây dựng thang đo, thiết kế bảng hỏi, thu thập, xử lý phân tích số liệu, đánh giá và thảo luận kết quả nghiên cứu.