.9 Kiểm định sự phù hợp của mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Ý Định Sử Dụng Dịch Vụ Fintech Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Tỉnh Bình Dương (Trang 79 - 83)

Model R R2 R2 hiệu chỉnh Giá trị

kiểm định F P-value Durbin-Watson

1 0,824a 0,80 0,672 88,533 0,000b 2,032

Nguồn: Kết quả phân tích hồi quy.

4.4.3. Phân tích hồi quy và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Mơ hình hồi quy đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp Enter với 07 biến độc lập và một biến phụ thuộc. Kết quả trong bảng cho thấy: Biến điều kiện thuận lợi (TL) không tác động đến ý định sử dụng (YD), các biến tính hữu ích (HI), ảnh hƣởng xã hội (XH), cảm nhận dễ dàng sử dụng (SD), hỗ trợ chính phủ (GS) tác động tích cực đến ý định sử dụng (YD), biến chi phí cảm nhận (CP) và nhận thức rủi ro (RR) tác động âm đến ý định sử dụng (YD).

Bảng 4.10 Kết quả hồi quy các các nhân tố ảnh hƣởng đến ý định sử dụng dịch vụ Fintech của khách hàng cá nhân tại tỉnh Bình Dƣơng

Mơ hình Hệ số chƣa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa T sig Beta Độ lệch chuẩn Beta

(Hằng số) 2,252 0,215 10,489 0,000 Tính hữu ích 0,247 0,029 0,297 8,638 0,000 Hỗ trợ chính phủ 0,085 0,029 0,116 2,966 0,003 Nhận thức rủi ro -0,196 0,027 -0,289 -7,327 0,000 Cảm nhận dễ dàng sử dụng 0,134 0,031 0,154 4,314 0,000 Ảnh hƣởng xã hội 0,174 0,024 0,266 7,367 0,000 Chi phí cảm nhận -0,167 0,026 -0,254 -6,463 0,000

Điều kiện thuận lợi 0,011 0,029 0,015 0,376 0,707

Nguồn: Kết quả phân tích hồi quy.

Phƣơng trình hồi quy đƣợc viết nhƣ sau:

Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy tác động của từng biến độc lập đến biến phụ thuộc cụ thể nhƣ sau:

Tính hữu ích (HI) tác động mạnh nhất đến ý định sử dụng dịch vụ Fintech (YD) với β = 0,297, điều này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả Karim và cộng sự (2020), Mahwadha và cộng sự (2019) và Lê Văn Phúc và cộng sự (2019). Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, khi con ngƣời ngày càng trở nên bận rộn đặc biệt là khi đại dịch Covid 19 đang diễn biến hết sức phức tạp, thì những sản phẩm mang lại nhiều tính năng, dễ dàng sử dụng mọi lúc mọi nơi ln đƣợc khách hàng đón nhận. Vì vậy khi khách hàng cảm nhận đƣợc những tính năng vƣợt bậc và lợi ích của việc sử dụng các dịch vụ Fintech thì họ sẽ có ý định sử dụng dịch vụ cao hơn. Thực tế hiện nay, phần lớn khách hàng khi đăng ký sử dụng dịch vụ Fintech nhƣ ví điện tử, smart banking, internet banking,...vẫn chƣa nắm bắt đƣợc đầy đủ các tính năng cùng với những ƣu điểm nổi bật do đó, số lƣợng khách hàng đăng ký vẫn còn hạn chế so với tiềm năng thị trƣờng.

Nhận thức rủi ro (RR) tác động đáng kể đến ý định sử dụng dịch vụ Fintech (YD) với β = -0,289. Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu của Meyliana và cộng sự (2019), Nguyễn Hoàng Minh và cộng sự (2020), Lê Văn Phúc và cộng sự (2019). Bên cạnh đánh giá về lợi ích khi sử dụng dịch vụ Fintech, khách hàng cũng rất quan tâm đến tính an tồn và bảo mật, vì đây là những sản phẩm gắn liền với tài sản của họ. Những sản phẩm Fintech bị đánh giá rủi ro cao sẽ giảm ý định sử dụng của khách hàng. Hiện nay, các thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi với số lƣợng gia tăng đang khiến khách hàng quan ngại khi sử dụng dịch vụ Fintech.Vì vậy, ngồi việc đầu tƣ hệ thống CNTT thì sự quan tâm, hỗ trợ khách hàng thƣờng xuyên, kịp thời cũng rất quan trọng.

Ảnh hƣởng xã hội (XH) là nhân tố tác động mạnh thứ ba đến ý định sử dụng dịch vụ Fintech (YD) với β = 0,266. Trong các nghiên cứu của Cham và cộng sự (2019), Yahaya và Ahmad (2019), Chong và cộng sự (2019) cũng cho kết quả tƣơng tự. Đặc biệt với cơ cấu dân số trẻ hiện nay ở Việt Nam thì khi khách hàng đƣợc ngƣời thân, bạn bè, đồng nghiệp hoặc ngƣời nổi tiếng khuyên dùng thì ý định sử dụng của họ cũng cao hơn. Những biến động của giá cố phiếu của ngân hàng

Vietcombank trên thị trƣờng chứng khoán trong tháng 8 và tháng 9/2021 là minh chứng rõ ràng nhất về tác động của ảnh hƣởng xã hội đặc biệt là những ngƣời nổi tiếng đối với tâm lý tiêu dùng của khách hàng cá nhân ở Việt Nam.

Chi phí cảm nhận (CP) tác động ngƣợc chiều đến ý định sử dụng dịch vụ Fintech (YD) với β = - 0,254. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Cham và cộng sự (2019). Tuy đem lại nhiều lợi ích, nhƣng nếu chi phí sử dụng quá cao sẽ khiến ý định sử dụng dịch vụ Fintech của khách hàng suy giảm, họ sẽ cân nhắc nhiều hơn khi sử dụng dịch vụ. Hiện nay, mặc dù phần lớn các loại phí liên quan đến việc đăng ký và sử dụng dịch vụ Fintech đƣợc miễn phí nhƣng những ƣu đãi, khuyến mãi vẫn chƣa thực sự thu hút đƣợc sự quan tâm của khách hàng.

Cảm nhận dễ dàng sử dụng (SD) tác động thuận chiều đến ý định sử dụng dịch vụ Fintech (YD) và là nhân tố mạnh thứ năm với β = 0,154. Trong nghiên cứu của các tác giả Chong và cộng sự (2019), Lê Văn Phúc và cộng sự (2019), Yahaya và Ahmad (2019) cũng cho thấy kết quả nhƣ vậy. Khi khách hàng đánh giá sản phẩm Fintech dễ dàng sử dụng và thao tác đơn giản thì ý định sử dụng của họ cũng cao hơn. Đối với những khách hàng lớn tuổi hiện nay, việc nắm bắt công nghệ và thao tác thành thạo có thể xem là trở ngại lớn khi sử dụng dịch vụ. Trong khi đó, những khách hàng này lại có nhu cầu rất lớn đặc biệt là về vấn đề kiểm sốt tài khoản và tiền gửi trực tuyến. Vì vậy, đây là nhóm đối tƣợng khách hàng cần đƣợc các ngân hàng, đơn vị cung ứng dịch vụ lƣu tâm, có những chính sách phù hợp hơn trong q trình cung ứng dịch vụ.

Hỗ trợ chính phủ (GS) tác động tích cực đến ý định sử dụng (YD) với β = 0,116. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Hu và cộng sự (2019). Khi chính phủ có hành lang pháp lý rõ ràng cùng những chính sách để phát triển dịch vụ Fintech sẽ giúp ý định sử dụng dịch vụ của khách hàng đƣợc nâng cao. Mặc dù, trƣớc đây các cơng trình nghiên cứu trong nƣớc chƣa xem xét đến yếu tố này nhƣng trong nghiên cứu này tác động của nó là rất rõ ràng. Hiện nay, các cấp quản lý đã cố gắng xây dựng và ban hành hành lang pháp lý để thức đẩy hoạt động Fintech ở thị trƣờng Việt Nam nhƣ: Quyết định số 689/ QĐ-TTg ngày 11/05/2014 về Chƣơng trình phát triển thƣơng mại điện tử quốc gia 2014-2020; Quyết định số 2545/QĐ-

TTg ngày 30/12/2016 về thanh tốn khơng dùng tiền mặt; Quyết định số 1255/QĐ- TTg ngày 21/08/2017 về Đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo,... Nhƣng thực tế những khuôn khổ pháp lý này vẫn bị đánh giá là chƣa đầy đủ, chỉ đáp ứng một phần cho hoạt động phát triển của thị trƣờng cơng nghệ tài chính. Số liệu thống kê từ Tập đoàn dữ liệu quốc tế cho thấy, năm 2019, tổng thanh tốn khơng dùng tiền mặt ở nƣớc ta chỉ đạt 11,33%, 85% giao dịch tại ATM là các giao dịch rút tiền mặt. Đây là thách thức đặt ra cho các cấp quản lý ở Việt Nam.

Điều kiện thuận lợi (TL) không tác động đến ý định sử dụng (YD) do kiểm định t cho giá trị sig = 0,707 >0,05. Mặc dù điều này mâu thuẫn với kết quả trong nghiên cứu của các tác giả Đào Thị Thu Hƣờng (2019) nhƣng có thể hồn tồn lý giải đƣợc. Vì hiện nay ở Bình Dƣơng mạng lƣới wifi, 3G phát triển đồng bộ và rộng khắp, đáp ứng tối đa nhu cầu của ngƣời dân với chi phí phù hợp; tỉ lệ ngƣời dân sở hữu điện thoại di động ở mức cao, đạt 4,2 triệu thuê bao năm 2020. Vì vậy, khách hàng ở tỉnh Bình Dƣơng thƣờng quan tâm đến các yếu tố trên thay vì yếu tố điều kiện thuận lợi khi quyết định sử dụng dịch vụ Fintech.

4.5. Phân tích ảnh hƣởng của các nhân tố nhân khẩu học

Thông thƣờng để kiểm định sự khác biệt giữa các value của biến định tính với biến định lƣợng có thể áp dụng phân tích ANOVA và Independent Sample T – Test. Đối với những biến định tính có hai giá trị sẽ áp dụng kỹ thuật phân tích Independent Sample T – Test, ngƣợc lại với những biến định tính có từ hai giá trị trở lên thì sẽ áp dụng phân tích ANOVA. Cụ thể trong nghiên cứu này, tất cả các biến định tính gồm giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập đều có từ ba giá trị trở lên do đó học viên sẽ áp dụng phân tích ANOVA để tiếp tục đánh giá sự khác biệt về ý định sử dụng dịch vụ Fintech giữa các nhóm khách hàng có đặc điểm nhân khẩu học khác nhau.

Trƣớc khi thực hiện kiểm định ANOVA, thực hiện kiểm định Homogeneity để kiểm tra sự đồng nhất phƣơng sai giữa các nhóm giá trị của biến định tính.

- Trƣờng hợp giá trị sig <0,05 tức là có sự khác biệt phƣơng sai giữa các nhóm giá trị sẽ xem xét giá trị sig của kiểm định Welch trong bảng Robust Test Of Equality Means.

- Ngƣợc lại giá trị sig>0,05, tức là phƣơng sai giữa các nhóm giá trị đồng nhất tiến hành xem xét giá trị sig của kiểm định F trong bảng ANOVA. Kết quả kiểm định Kiểm định Homogeneity và ANOVA xem xét ảnh hƣởng của các nhân tố nhân khẩu học đến ý định sử dụng dịch vụ Fintech của khách hàng cá nhân tại tỉnh Bình Dƣơng đƣợc tổng hợp thành bảng 4.11 dƣới đây:

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Ý Định Sử Dụng Dịch Vụ Fintech Của Khách Hàng Cá Nhân Tại Tỉnh Bình Dương (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)