Tình hình an ninh mạng Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2012

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến chấp nhận sử dụng internet banking của khách hàng cá nhân tại thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 59)

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Số virus mới

xuất hiện trong năm 57.835 65.471 79.121 Số website

bị hacker tấn công 1.058 1.080 1.579

(Nguồn: Trung tâm an ninh mạng, 2014)

Thứ hai, internet banking là một dịch vụ mang tính tồn cầu hố. Khách hàng

có thể sử dụng bất kỳ nơi đâu, khơng phân biệt biên giới, lãnh thổ quốc gia. Theo đó, rủi ro đến từ các tin tặc, công nghệ tinh vi không những chỉ giới hạn trong quốc gia mà cịn trên khắp thế giới. Vì vậy, cơng tác quản lý rủi ro, kiểm sốt an ninh, chứng thực khách hàng, bảo đảm tính riêng tư của khách hàng trở nên rất khó khăn và phức tạp. Đây chính là một thách thức rất lớn cho triển khai internet banking đối với các ngân hàng.

3.1.3Về nguồn nhân lực

Để triển khai tốt internet banking, một nguồn lực khơng thể thiếu chính là nguồn nhân lực. Thống kê của ngân hàng nhà nước cho thấy quy mô nhân lực ngành ngân hàng đã tăng lên nhanh chóng, từ 67.558 người năm 2000 lên 180.000 người năm 2013. Trong đó, nhân sự làm việc trong hệ thống ngân hàng nhà nước là hơn 6.000 người, số còn lại làm việc trong các ngân hàng thương mại và quỹ tín dụng nhân dân. Tỷ lệ đào tạo trong ngành ngân hàng cao hơn trung bình các ngành khác, tuy vậy tỷ lệ đào tạo chuyên ngành lại thấp hơn trung bình các ngành khác: nguồn nhân lực có trình độ đại học ngân hàng là 30,06%, trung bình các ngành khác 34,9%, cao học ngân hàng 1,35%, trung bình các ngành khác 1,75% (Nguyễn Thuần Vân, 2014). Điều đó chứng tỏ các ngân hàng vẫn không ngừng gia tăng

tuyển dụng đáp ứng nhu cầu mở rộng các hoạt động nói chung và internet banking nói riêng nhưng nguồn nhân lực có trình độ đúng chun mơn vẫn cịn hạn chế.

30

Internet banking là một dịch vụ đặc biệt với sự kết hợp cả công nghệ thông tin và dịch vụ ngân hàng để cho ra đời một kênh phân phối mới nên rất cần nguồn nhân lực có kiến thức, kinh nghiệm về cả dịch vụ ngân hàng lẫn công nghệ kỹ thuật. Nhưng hầu như yêu cầu tuyển dụng của các ngân hàng cũng chưa quan tâm lắm đến sự kết hợp hai yêu cầu trên. Hiện nay, Việt Nam chỉ có đào tạo ngành tài chính – ngân hàng và ngành cơng nghệ thơng tin chứ chưa có một ngành đào tạo kết hợp giữa hai ngành này.

3.1.4 Về công nghệ và sản phẩm

Ý thức được internet banking là một xu thế tất yếu của ngành ngân hàng, ngân hàng đã mạnh tay đầu tư vào cơng nghệ để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh. Tiêu biểu như ngân hàng TMCP Kỹ Thương - một trong những ngân hàng hàng đầu về lĩnh vực công nghệ ở thị trường Việt Nam. Ngân hàng này cho biết đã đầu tư trung bình 15 triệu USD mỗi năm liên tục trong suốt nhiều năm qua cho công nghệ (Phùng Quang Hưng, 2014). Thật vậy, xây dựng công nghệ hiện đại làm nền tảng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại như e-banking là một chiến lược phát triển bền vững.

Tính đến năm 2014, 100% các ngân hàng đều đầu tư công nghệ triển khai internet banking, trong khi năm 2004 chỉ có 3 ngân hàng thương mại triển khai (Nguyễn Minh Nhật, 2014). Điều này cho thấy tất cả các ngân hàng đều thay đổi phương thức phân phối dịch vụ cho phù hợp với xu hướng tất yếu của ngành ngân hàng trên thế giới. Tuy nhiên, mỗi ngân hàng có nguồn lực và tầm nhìn chiến lược khác nhau nên mức độ triển khai internet banking cũng khác nhau.

31

Bảng 3.2: Thống kê các tính năng được triển khai sử dụng trên internet banking của một số ngân hàng TÊN NGÂN HÀNG Tra cứu thơng tin ngân hàng Tra cứu thơng tin tài khoản Chuyển khoản Thanh tốn hố đơn Tiện ích khác

Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng

Việt Nam X X X X X

Ngân hàng TMCP Việt Á X X X X

Ngân hàng TMCP Quốc Tế X X X X X

Ngân hàng TMCP Công Thƣơng

Việt Nam X X X X X

Ngân hàng TMCP Phƣơng Đông X X X X X

Ngân hàng TMCP Bảo Việt X X X

Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng X X X X X

Ngân hàng TMCP Đông Á X X X X X

Ngân hàng TMCP Á Châu X X X X X

Ngân hàng TMCP An Bình X X X X

Ngân hàng TMCP Sài Gịn thƣơng

tín X X X X X

Ngân hàng TMCP Liên Việt X X X

Ngân hàng TMCP Việt Nam

Thịnh Vƣợng X X X X X

Ngân hàng Kiên Long X X X X

(Nguồn: website các ngân hàng)

Ngồi ra, quy hoạch phát triển viễn thơng quốc gia đến năm 2020 (Quyết định số 32/2012/QĐ-TTg ngày 27/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ) được chính phủ ban hành là một trong những tiền đề công nghệ để các ngân hàng nâng cao chất lượng internet banking trong dài hạn. Đây chính là nền tảng giúp dịch vụ ngân hàng điện tử được triển khai hiệu quả hơn vì hiện nay, có nhiều nhà cung cấp mạng viễn thông nhưng chất lượng chưa bảo đảm. Lỗi kỹ thuật, tình trạng nghẽn mạng do quá tải hay mất sóng vẫn thường xảy ra gây ảnh hưởng đến chất lượng internet banking. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tỷ lệ phủ sóng viễn thơng và mạng internet cao nhưng mức độ ổn định của dịch vụ này cịn thấp, thiếu sự đồng bộ của hạ tầng cơng nghệ (Nguyễn Minh Nhật, 2014).

3.2Sử dụng internet banking là nhu cầu mang tính xu hƣớng hiện nay

Số lƣợng truy cập internet tăng rất nhanh trong những năm qua

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, số người dùng internet tại Việt Nam ngày càng tăng nhanh. Theo Bộ Thông Tin Và Truyền Thông, (2015) “Năm 2014, Việt Nam có khoảng 39,8 triệu người sử dụng internet, tăng 10% so với năm 2013, nâng số người sử dụng internet/100 dân đạt khoảng 40 người”

Biểu đồ 3.1 Lượng người dùng internet tại Việt Nam qua các năm từ 2000 đến 2014

(Nguồn Viet Nam Digital Landscape 2015)

Biểu đồ này cho thấy số lượng người dùng internet đều tăng rất nhanh qua các năm. Chỉ trong vòng hơn 10 năm (từ năm 2000 đến năm 2014) mà số lượng người dùng internet đã tăng gần 200 lần (từ 0,2 triệu người vào năm 2000 lên đến 39,8 triệu người vào năm 2014). Ngoài ra, phần trăm lượng người dùng internet so với tổng dân số Việt Nam đều tăng qua các năm. Điều này cho thấy mặc dù dân số Việt Nam đều tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng người dùng internet còn tăng nhanh hơn cả tốc độ tăng dân số. Rõ ràng, sử dụng internet ở Việt Nam đang trở thành một xu hướng. Đây chính là động lực quan trọng giúp nhu cầu sử dụng internet banking gia tăng bởi lẽ muốn dùng internet banking thì trước tiên, người dùng phải truy cập internet.

So với các nước trên thế giới, Việt Nam được xếp Top 10 nước châu Á có tốc độ tăng trưởng người dùng internet nhanh nhất, xếp thứ 3 Đông Nam Á, thứ 7 châu Á và thứ 18 thế giới về số người dùng internet tính đến 30/06/2014.

Biểu đồ 3.2: Lượng người dùng internet của 10 nước châu Á có số người dùng internet nhiều nhất

(Nguồn: interner world stats)

Với lượng người dùng internet nhiều so với các nước trong khu vực đã chứng tỏ Việt Nam là một thị trường tiềm năng cho việc phát triển internet banking.

Xu hƣớng truy cập internet qua các thiết bị di động (thay cho máy tính để bàn) và đăng ký sử dụng dịch vụ 3G ngày càng tăng

Internet banking có ưu điểm vượt trội khi cho phép khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng ở bất kỳ nơi đâu và bất kỳ lúc nào nhưng với máy tính để bàn (khó di chuyển và mang theo được) thì dường như ưu điểm vượt trội này khơng được tận dụng triệt để. Chính vì vậy, gia tăng sử dụng các thiết bị đi động (thay cho máy tính

Tỷ lệ % 20122014 100 90 80 75 65 70 60 50 40 30 20 10 0 60 52 41 33 19 6

Máy tính để bàn Điện thoại di độngThiết bị khác (máy tính bảng)

Máy tính xách tay

để bàn) để truy cập internet thông qua dịch vụ 3G sẽ là một động lực tạo điều kiện cho nhu cầu sử dụng internet banking phát triển trong thời đại mới.

Theo Cục Thương Mại Điện Tử Và Công Nghệ Thông Tin - Bộ Công Thương

(2014), một khảo sát với hơn 900 người tiêu dùng có sử dụng internet đã cho thấy

xu hướng chuyển dịch về thiết bị truy cập internet từ máy tính bàn sang máy tính xách tay, điện thoại di động, thiết bị khác (máy tính bảng). Cụ thể, mặc dù năm 2012 số người truy cập internet qua điện thoại di động chỉ ở mức 41%, tuy nhiên sau 2 năm tỷ lệ này đã tăng thêm 24% và đạt mức 65% năm 2014; tương tự số người truy cập internet qua máy tính xách tay cũng tăng từ 52% vào năm 2012 lên đến 75% vào năm 2014. Ngoài ra, do sự xuất hiện các thiết bị mới như máy tính bảng , ipad,…, số người truy cập internet qua các thiết bị này cũng tăng mạnh từ 6% vào năm 2012 lên đến 19% vào năm 2014.

Biểu đồ 3.3: Các phương tiện truy cập internet của người dân

(Nguồn:Cục Thương Mại Điện Tử Công Nghệ Thông Tin - -Bộ Công Thương, 2014)

Xu hướng sử dụng các thiết bị di động ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, nếu xu hướng này chỉ phát triển đơn lẻ mà không kết hợp với sự gia tăng lượng th bao 3G thì cũng khó trở thành một động lực thúc đẩy nhu cầu sử dụng internet banking phát triển. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông (2015), số thuê bao 3G đã liên tục

Tỷ lệ % 40 35 30 25 20 15 10 5 0 37 27 27 23 23 20 19 19 18 18 17 17 16 15 15 15 15 14 14 13 12 11 11 11 9 8 6

Cùng với sự phát triển của thƣơng mại điện tử, nhu cầu thanh toán bằng các dịch vụ ngân hàng hiện đại ngày càng tăng

Tháng 1 năm 2015, WeAreSocial đã công bố kết quả khảo sát về tỷ lệ dân số mua hàng trực tuyến của 27 quốc gia. Theo đó, ưu thế cơ cấu dân số vàng với 40% dân số có độ tuổi trẻ từ 10 đến 24 tuổi đã đưa Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có tỷ lệ dân số mua hàng trực tuyến tương đối cao lên đến 15%, đứng ngang hàng với Úc, Brazil, Arab Saudi, đứng trên các nước có nền kinh tế phát triển về công nghệ như Nhật, Pháp…(Cục Thương Mại Điện Tử Và Công Nghệ

Thông Tin - Bộ Công Thương, 2014 ).

Biểu đồ 3.4: Tỉ lệ phần trăm dân số mua hàng trực tuyến tại các quốc gia

(Nguồn: Cục Thương Mại Điện Tử Và Công Nghệ Thông Tin - Bộ Công Thương, 2014)

Nhu cầu mua hàng trực tuyến ngày càng tăng nghĩa là nhu cầu chi trả cho các nhà cung cấp hàng hố, dịch vụ này cũng tăng theo. Mà hình thức thanh tốn chủ yếu vẫn là hình thức chuyển khoản (chiếm tỷ lệ hơn 90% qua các năm). Mức độ phổ biến thứ hai là thẻ thanh tốn (20% năm 2014), ví điện tử (6% năm 2014) và thẻ cào (3% năm 2014). H àn Q uố c Tr un g Q uố c

Tỷ lệ % 100 90 80 70 2012 2013 2014 97 94 90 60 50 40 30 20 39 20 19 7 6 10 3 4 3 3 0 Ví điện tử

Chuyển khoản Thẻ thanh toán Thẻ cào

Biểu đồ 3.5: Hình thức thanh tốn chủ yếu khi mua hàng trực tuyến

(Nguồn: Cục Thương Mại Điện Tử Và Công Nghệ Thông Tin- Bộ Cơng Thương, 2014)

Người dùng ưa thích sử dụng dịch vụ chuyển khoản để thoả mãn nhu cầu chi trả khi mua hàng trực tuyến chính là một cơ hội lớn cho các ngân hàng phát triển interner banking. Đa phần người có nhu cầu mua sắm trực tuyến sẽ là những người có ít thời gian, khơng tiện đến tận nơi để mua sắm và có nhu cầu chi trả cho một cá nhân, tổ chức nào đó. Đây cũng chính là nhóm khách hàng mục tiêu của internet banking. Vì vậy, có thể nói lượng người mua hàng trực tuyến ngày càng nhiều thì thị trường tiềm năng cho phát triển internet banking ngày càng lớn.

Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng

Hội nhập sâu rộng giúp Việt Nam học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm và nhất là tiếp thu được những cơng nghệ mới bởi vì các nước phát triển là các nước có mức độ ứng dụng hàm lượng công nghệ rất cao trong mọi mặt. Xét riêng về ngành ngân hàng, khi hội nhập ngày càng nhiều là khi Việt Nam cần học hỏi thay đổi để bắt kịp các xu hướng giao dịch hiện đại trên thế giới cũng như đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng trong và ngoài nước. Thật vậy, hoà cùng xu hướng hội nhập, một trong những nhu cầu mới của khách hàng là thực hiện giao dịch ngân hàng mọi lúc

mọi nơi thay vì phải đến ngân hàng như trước đây. Nhu cầu này chỉ có dịch vụ ngân hàng điện tử nói chung và internet banking nói riêng mới có thể đáp ứng được.

Phát triển interner banking không chỉ đáp ứng nhu cầu mở rộng khách hàng, gia tăng thu phí của ngân hàng mà còn đáp ứng được cả nhu cầu giao dịch ngân hàng ngày một thuận tiện, nhanh chóng và chính xác hơn của khách hàng. Như Đỗ

Văn Hữu (2014) đã nhận định “phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử là xu hướng tất yếu, mang tính khách quan trong nền kinh tế hiện đại, trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế”.

Mơi trƣờng kinh tế - chính trị - văn hố – xã hội với những yếu tố thúc đẩy gia tăng nhu cầu sử dụng internet banking

Mơi trường kinh tế - chính trị - văn hố – xã hội có nhiều tác động đến tất cả các hoạt động mà trong đó có triển khai internet banking. Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển với chỉ số khả quan về tốc độ tăng trưởng GDP, sự gia tăng mức thu nhập bình quân đầu người … cũng là một yếu tố tích cực thúc đẩy gia tăng nhu cầu sử dụng internet banking. Ngoài ra, Việt Nam được xem là một trong những nước có mơi trường chính trị ổn định nhất nên khách hàng sử dụng internet banking có thể n tâm rằng sẽ ít gặp những rủi ro do xung đột chính trị gây ra.

Trong bối cảnh hội nhập, văn hoá xã hội Việt Nam dần mang những nét mới: người tiêu dùng ngày càng trở nên năng động, hiện đại, có xu hướng ít dùng tiền mặt và thích ứng dụng cơng nghệ, thiết bị điện tử nhiều hơn trong các hoạt động của họ. Trình độ văn hố của người dân ngày càng được nâng cao. Đây chính là những yêu tố rất quan trọng thúc đẩy internet banking phát triển. Bởi vì internet banking là một dịch vụ ngân hàng được cung cấp dựa trên ứng dụng cơng nghệ hiện đại nên nếu người dùng có trình độ chưa cao và cịn mang thói quen cũ, khơng chịu thích ứng để bắt kịp sự phát triển của đất nước nói riêng và cả thể giới nói chung thì internet banking sẽ gặp nhiều rào cản trong quá trình phát triển.

3.3 Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế của các ngân hàng khi triển khai internet banking

3.3.1Thành tựu

Ngƣời dùng internet banking tăng

Kết quả của xu hướng sử dụng internet banking được thể hiện rất rõ qua các số liệu thống kê. Theo Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, đến cuối năm 2013, số người dùng internet banking tăng 45% so với 3 năm trước đó (Nguyễn Đồng An, 2014).

Tiện ích internet banking ngày càng nhiều

Qua một thời gian dài triển khai internet banking, tính năng của nó ngày càng được hoàn thiện dần. Ban đầu, internet banking chỉ giúp khách hàng chủ yếu tra cứu thông tin (tỷ giá, lãi suất, lịch sử giao dịch …) và sau đó nó cịn có thể giúp khách hàng thực hiện các giao dịch phức tạp hơn như: chuyển khoản, kích hoạt thẻ, thanh tốn thẻ tín dụng, gửi tiết kiệm online, thanh tốn hóa đơn … Với các tính năng này, thay vì phải đến quầy giao dịch thực hiện – tốn kém nhiều thời gian, chi phí thì khách hàng vẫn có thể thực hiện được giao dịch qua vài cái click chuột.

Nổi bật hơn cả, internet banking hiện nay còn cho phép khách hàng thực hiện được cả các giao dịch liên quan đến các bên trung gian khác như các đại lý bán vé tàu, vé máy bay, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông mà khi đến quầy giao dịch truyền thống thậm chí khơng thể thực hiện được. Cụ thể như tính năng giúp khách hàng mua vé tàu, vé máy bay, nạp tiền điện thoại, mua mã thẻ trả trước …Đây là những tính năng tối ưu, giúp internet banking tạo được sự khác biệt so với các dịch vụ khác

Có sự hợp tác giữa ngân hàng với Tổng công ty Điện lực TP HCM, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM và một số nhà cung cấp dịch vụ khác

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến chấp nhận sử dụng internet banking của khách hàng cá nhân tại thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w