nhuận của mình đặt lên trên hết không phải vì giải quyết việc làm cho người lao động, vì các mục đích cá nhân mà dẫn đến việc nhập các thiết bị lạc hậu.
VI/ PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG DOANH NGHIỆP: NGHIỆP:
1- Xác định sự cần thiết và nhu cầu đổi mới công nghệ:
Sự cần thiết và nhu cầu đổi mới công nghệ phải xuất phát từ nhu cầu về sản phẩm và chất lượng sản phẩm.
Nhu cầu là những cái mong muốn mà doanh nghiệp có khả năng thực hiện được. Sự cần thiết trở thành nhu cầu phải có các yếu tố đó là: cấp bách
và có điều kiện thực hiện, nhu cầu luôn tồn tại khách quan khi nó trở thành hiện thực nếu chúng ta có những điều kiện hiện thực và có khả năng thanh toán.
Dự đoán thị trường để biết được xu hướngcủa người tiêu dùng trong t- ơng lai từ đó mà doanh nghiệp có chính sách hợp lý với sản phẩm truyền thống sản xuất bằng công nghệ cũ, giá trị sử dụng không đổi, sức cạnh tranh thấp rất khó khắc phục hậu quả khi có các mặt hàng mới đang có uy tín phát triển. Do vậy trong trường hợp này phải nhanh chóng có kế hoạch đổi mới công nghệ để đối phó với sự thâm nhập của các mặt hàng từ bên ngoài.
Đối với các sản phẩm mới có liên quan đến sản phẩm truyền thống, tiêu thụ trên thị trường tuyền thống cũng phải cải tiến kỹ thuật do yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng để tránh xâm nhập từ bên ngoài. Trong trường hợp này đổi mới công nghệ cũng có nhưng phần lớn mang tính chất bộ phận.
Đối với sản phẩm mới không có liên quan đến sản phẩm truyền thống thì yêu cầu về đổi mới công nghệ càng lớn do công nghệ cũ không có khả năng đáp ứng.
2- Đánh giá công nghệ:
2.1 Đánh giá về mặt kỹ thuật của công nghệ.
- Khả năng tăng năng suất lao động.
- Khả năng tiết kiệm các yếu tố sản xuất. (lao động, vốn, nguyên vật liệu)
- Sự thuận tiện trong sử dụng. - Ảnh hởng tới môi trường:
+ Môi trường tự nhiên + Môi trường kinh tế xã hội.
- Hàm lượng chất xám công nghệ.
2.2 Đánh giá về mặt kinh tế:
Căn cứ vào các yếu tố
- Đánh giá về thời gian thu hồi vốn (số năm thu hồi vốn phải nhỏ hơn thời gia thay thế công nghệ). Trong tròng hợp có sản phẩm cạnh tranh mà lớn hơn so với sức cạnh tranh của doanh nghiệp thì buộc nhà máy phải nhanh chóng đổi mới công nghệ.
- Mức độ chiếm lĩnh thị trường
- Mức độ tiết kiệm trong các nguồn lực: công nghệ có chi phí cho các nguồn lực càng nhỏ càng tốt.
2.3- Chuyển giao công nghệ trên thị trường quốc tế và khu vực.
Từ những năm 1970 về trước, dòng công nghệ được chuyển giao theo các kênh sau:
+ Chuyển giao công nghệ qua lại giữa các nước t bản phát triển.
+ Chuyển giao công nghệ qua lại giữa các nước t bản phát triển sang các nước đang phát triển.
Từ sau những năm 1970, các kênh chuyển giao công nghệ được mở rộng và đa dạng hơn, đặc biệt chảy ngợc từ các nước khối MC hay các nước t bản phát triển và kênh chuyển động qua lại giữa các nước đang phát triển với nhau, giữa các nước công nghệ mới và các nước đang phát triển. Công việc hoạt động và nghiên cứu sẽ gia tăng và chúng ta có khả năng tự tạo ra công nghệ nhiều hơn, nhưng sự phát triển của công nghiệp lại đòi hỏi phải có nhiều công nghệ hơn cho nên tỷ số chuyển giao trên công nghệ tự tạo sẽ luôn rất lớn hơn và còn tăng lên hơn nữa... Chính vì vậy, chuyển giao công nghệ trước mắt cũng nh lâu dài luôn phải là bộ phận quan trọng trong chính sách chuyển giao công nghệ quốc gia. Công nghệ chuyển giao theo các kênh
nhà máy chìa khoá trao tay hoặc theo những cách phi hình thức nh nhập máy móc, bí quyết và các dịch vụ kỹ thuật của các hàng bán thiết bị, gửi người ra nước ngoài học tập.
4- Các hình thức mua bán công nghệ và vai trò của các tổ chức t vấn trong quá trình tiếp nhận công nghệ: vấn trong quá trình tiếp nhận công nghệ:
4-1 Các hình thức mua bán công nghệ: 4.1.1 Mua đứt:
Do sự thoả thuận giữa bên bán và bên mua, trong trường hợp này bên mua cả quyền sở hữu về công nghệ mua. Do vậy, bên mua phải mất thêm một khoản tiền lớn hơn khoản tiền phải trả nếu chỉ mua quyền sử dụng công nghệ. Trường hợp mua đứt chỉ xảy ra khi tất cả các kiến thức đã được thể hiện đầy đủ trong các t liệu, văn bản bên mua không cần yêu cầu về sự hợp tác tiếp theo của bên bán.
4.1.2 Mua li xăng (licence)
Trong trường hợp này bên bán và bên mua thoả thuận mua bán quyền sử dụng một công nghệ mà không phải bán quyền sở hữu công nghệ đó. Giá công nghệ mua theo hình thức này sẽ nhỏ hơn hình thức mua đứt mà nó xảy ra khi bên mua cần sự hợp tác của bên bán.
4-2 Vai trò của các tổ chức t vấn trong quá trình tiếp nhận công nghệ.
Việc thu nhận công nghệ nước ngoài thực chất là việc thực hiện chuyển giao công nghệ, đây là con đờng ngắn nhất giúp các nước nghèo lạc hậu xây dựng năng lực nội sinh của mình. Trong đó các tổ chức t vấn đóng vai trò là " cầu nối" cho quá trình chuyển bán công nghệ, đây là một yếu tố quan trọng mang lại nhiều khả năng thành công nhất cho việc thu nhận công nghệ nước ngoài.
Ở các nước đang phát triển, công ty t vấn luôn là cần thiết cho mọi tổ chức, ở nước ta lại càng quan trọng khi mà ta chưa có điều kiện cùng một lúc đủ thông tin từ mọi nguồn trên thế giới. Các tổ chức t vấn giúp ta trả lời câu hỏi: Mua công nghệ gì là thích hợp, giá cả bao nhiêu là hợp lý, công nghệ của nước nào là tốt nhất, liên doanh, chuyển giao công nghệ nh thế nào thì thành công tránh được vấp váp, làm sao để biết được đích thực các đối t- ợng có thực lực.
Ở nước ta hiện nay có hàng chục công ty t vấn hoạt động có giấy phép nh: CONCETTI (Hội liên hiệp khoa học sản xuất Hà nội), INVESTCONSưUL LTD (Trung tâm khoa học công nghệ quốc gia- Trung tâm khoa học và nhân văn.), INVESTIP (Bộ khoa học công nghiệp môi tr- òng), IMC... các tổ chức t vấn làm cầu nối giúp bên bán và bên cần mua xích lại gần nhau hơn rút ngắn các chặng đờng tìm hiểu vòng. Hơn chục năm đổi mới chúng ta thực hiện nền kinh tế mở,c ác công ty t vấn đã đóng vai trò không nhỏ làm chiếc cầu nối giữa các nhà đầu tư nước ngoài đến làm ăn ở Việt nam.
Đã đến lúc chúng ta phải xây dựng một môi trường lành mạnh cho hoạt động t vấn nhằm chuyển các nhu cầu thiết yếu khác nhau của xã hội thành những vấn đề cần được giải quyết có luận cứ khoa học, có độ tin cậy cao giúp cho đôi bên giảm thiểu những rủi ro trong chuyển giao.
Mặt khác khuyến khích thúc đẩy quá trình đầu tư và chuyển giao công nghệ góp phần đắc lực tiến lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Một môi trường pháp lý trung gian lành mạnh sẽ tạo cơ sở giúp cho nhà nước cũng nh các thành phần kinh tế có đủ mọi thông tin phân tích tìm tòi những nhu cầu đúng đắn cho mình và giúp họ nghiên cứu phát triển các mục tiêu kinh tế đã được hoạch định.
CHƯƠNG THỨ II.
THỰC TRẠNG VIỆC ĐA CÔNG NGHỆ MỚI VÀO SẢN
XUẤT CỦA CÔNG TY MAY XK 3-2 HÒA BÌNH NHỮNG
NĂM VỪA QUA
I/ SƠ LƯỢC LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÀT TRIỂN:
1- Bối cảnh ra đời:
Công ty may XK 3-2 Hòa Bình được thành lập ngày 8.5.1958 theo quyết định của Bộ Ngoại thơng (nay là Bộ công nghiệp) dựa trên cơ sở chủ trường thành lập một cơ sở may mặc xuất khẩu tại Hà nội và dựa trên hoàn cảnh thực tế của nền kinh tế lúc đó. Khi mới thành lập, công ty có tên là xí nghiệp may mặc xuất khẩu trựcthuộc tổng công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm. Việc thành lập công ty đã mang lại một ý nghĩa lịch sử rất lớn bởi vì đây là công ty may mặc xuất khẩu đầu tưiên của Việt nam đa hàng may mặc của Việt nam ra thị trường nước ngoài. Ngoài ra công ty cũng góp sức mình vào công cuộc cải tạo kinh tế qua việc hình thành những tổ sản xuất của hợp tác xã may mặc đi theo định hướngxã hội chủ nghiã và công nghiệp hoá. Từ những ngày đầu, công ty đã thu hút được hàng ngàn người lao động mà trước đó là những thợ thủ công cá thể nay trở thành những người công nhân tập thể.
Tên gọi của công ty may XK 3-2 Hòa Bình chính thức ra đời năm 1993 và công ty là một thành viên của Tổng công ty dệt may Việt nam. Hơn 40 năm qua, công ty đã đạt được nhiều thành tích to lớn trong sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt các nhiệm vụ mà nhà nước giao phó. Công ty đã trưởng thành về mọi mặt với cơ sở hùng hậu đang tiến trên đà phát triển và mở rộng góp phần quan trọng vào quá trình củng cố và cải tạo đất nước.
2- Quá trình hình thành và phát triển:
Qua hơn 40 năm phát triển với bao thăng trầm biến động, quá trình hình thành và phát triển của công ty đã trải qua các giai đoạn sau:
- Từ năm 1958 đến năm 1965.
Đây là giai đoạn đầu của quá trình phát triển, địa điểm của công ty còn phân tán, tuy nhiên đã được trang bị máy may đạp chân và công nhân là thợ tự do bên ngoài. Cuối năm 1958, công ty đã đầu tư thêm 427 máy đạp chân, số công nhân là 550 người. Bước đầu hình thành tổ chức sản xuất, kinh nghiệm chưa có, dây chuyền sản xuất chỉ có 3 người do đó năng suất thấp (3 áo sơ mi/ 1người/ 1 ca). Thời kỳ sản xuất này chưa mang tính công nghiệp, các sản phẩm chủ yếu của công ty là áo sơ mi, pigiama, măngtô nam nữ và lần đầu tưiên có mặt trên thị trường Liên Xô đã thu hút được người tiêu dùng nhanh chóng lan ra thị trường Đông âu theo các Nghị định th ký giữa chính phủ ta và các chính phủ nước đó. Năm 1864 tổng sản lượng công ty thực hiện là 2.763.086 sản phẩm.
- Từ năm 1966 đến năm 1975
Đây là thời kỳ diễn ra hai cuộc chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ là ảnh hởng lớn đến hoạt động sản xuất của công ty. Đây là thời kỳ mà công ty đồng thời cũng phải triển khai hai nhiệm vụ sản xuất và chiến đấu bảo vệ cơ sở vật chất của mình. Đó là thời kỳ bắt đầu bước vào sản xuất công nghiệp và đổi mới công tác quản lý của công ty. Côngty đã thay thế máy đạp chân bằng máy may công nghiệp, ngoài ra còn trang bị thêm các máy chuyên dùng (nh máy thùa, máy đính cúc, máy cắt gọt, máy dùi dấu). Mặt bằng sản xuất được mở rộng, dây chuyền sản xuất đã lên tới 27 người, năng suất đạt 9 áo sơ mi/ người/ca.
Nhiệm vụ sản xuất của công ty trong thời kỳ này là vừa may hàng gia công cho Liên xô và một số nước Đông Âu, vừa làm nhiệm vụ cho nhu cầu quốc phòng
- Từ năm 1976 đến 1980:
Sau khi đất nước thống nhất cùng với cả nước tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa, công ty bước vào thời kỳ phát triển mới. Công ty từng bước đổi mới trang thiết bị chuyển hướngsản xuất kinh doanh mặt hàng gia công. Tên goị xí nghiệp may Thăng Long ra đời vào năm 1980. Sản phẩm của công ty, đặc biệt là áo sơ mi xuất khẩu đi nhiều nước, chủ yếu là Liên xô và các nước Đông Âu, đồng thời được bạn hàng quốc tế chấp nhận rộng rãi.
- Từ năm 1980 đến 1990
Đây là thời kỳ hoàng kim trong sản xuất kinh doanh của công ty kể từ khi thành lập, vào giai đoạn đó hàng năm công ty xuất đi 5 triệu sản phẩm áo sơ mi (3 triệu sang Liên Xô, 1 triệu sang Đức, còn lại sang các thị trường khác). Giai đoạn nay công ty được đầu tư chiều sâu, đẩy mạnh gia công hàng xuất khẩu, lắp đặt nhiều máy chuyên dùng nh hệ thống ép cổ của cộng hoà liên bang Đức, dây chuyền đồng bộ để sản xuất quần áo Jean... và áp dụng các đề tài khoa học tiến bộ vào sản xuất.
Dây chuyền sản xuất với 70 công nhân (Năng suất lao động có bước tăng đáng kể) Thời kỳ này công ty có bước phát triển mạnh mẽ đặt biệt là khi 2 chính phủ Việt nam và Liên Xô ký hiệp định ngày 19-5-1987 về hợp tác sản xuất may mặc. Vào các năm 1987-1990, một năm công ty xuất khẩu gần 5 triệu áo sơ mi, số lượng công nhân lên tới 3000 người.
Song song với hình thức gia công theo hiệp định của chính phủ, công ty đã có những quan hệ hợp tác sản xuất với một số nước nh : Pháp, Thuỵ
- Giai đoạn từ năm 1990 đến nay:
Cùng cả nước trong quá trình chuyển đổi cơ chế từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường, đây là thời kỳ có những biến đổi sâu sắc tới công ty sau khi hệ thống XHCN ở Đông Âu chấm dứt sự tồn tại, thị trường truyền thống của công ty ở các nước này cũng bị tan vỡ. Cũng nh nhiều công ty may khác, công ty may XK 3-2 Hòa Bình lúc đó gặp nhiều khó khăn để tồn tại và phát triển, công ty phải chuyển hướngsản xuất và tìm thị trường mới.
Năm 1991, công ty được Bộ công nghiệp và Bộ thơng mại cho phép xuất khẩu trực tiếp đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh của công ty. Đến năm 1992, công ty đã thay thế toàn bộ máy cũ và đầu tư thêm thiết bị phục vụ cho ngành may nh: hệ thống máy may điện tử tự động, hệ thống mài quần áo các loại, hệ thống thiết kế bằng máy vi tính... Nhờ đó đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, năng lực của công ty không ngừng được mở rộng, ngoài cơ sơ sản xuất chính ở Hà nội, công ty còn có một xí nghiệp may tại Hải Phòng cùng với kho ngoại quan và xởng sản xuất nhựa và một xí nghiệp may ở Nam Định.
Năm 1998 do ảnh hởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu A, thị trường của công ty bị thu hẹp rất nhiều đồng thời giá gia công lại giảm, công ty đã chủ động đa sản phẩm của mình sang thâm nhập thị trường nước Mỹ và thị trường Nam Mỹ.
Cho đến nay. công ty may XK 3-2 Hòa Bình đã trở thành một trong những doanh nghiệp đầu đàn trong ngành may, là thành viên của Tổng công ty dệt may Việt nam. Công ty có hơn 2000 công nhân, năng suất lao động đạt 5 triệu sản phẩm/năm. Sản phẩm của công ty rất đa dạng và phong phú, có uy tín trên thị trường nhiều nước nh: Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Mỹ -
đồng thời được bạn hàng quốc tế đánh giá cao. Lúc đầu chỉ có vài công ty nhỏ của Đài Loan, Hồng Kông đến đặt hàng, đến nay công ty đã có quan hệ làm ăn với hơn 70 hãng với các quốc tịch khác nhau, trong đó có những hãng lớn của Đức, Nhật, Hàn Quốc -Sản phẩm của công ty do được thiết kế dây chuyền hợp lý có thể sản xuất được nhiều chủng loại khác nhau nh Jacket, so mi, veston, măng tô, hàng Jean, dệt kim..
Thách thức và khó khăn phía trước rất nhiều nhưng với những thành tựu và kinh nghiệm qua hơn 40 năm phát triển và trưởng thành chúng ta tin tởng rằng công ty sẽ thu được thắng lợi mới to lớn hơn.
II. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH ĐỔI MỚI VÀ ĐA CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY:
1. Thuận lợi và khó khăn của công ty: 1.1 Yếu tố thuận lợi: 1.1 Yếu tố thuận lợi:
Công ty luôn nhận được sự quan tâm giúpđỡ và chỉ đạo sát sao của Đảng uỷ khối công nghiệp nhẹ và lãnh đạo các cơ quan cấp trên khác.