KẾT LUẬN CHƢƠNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng hiệp ước basel vào quản trị rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng thương mại việt nam (Trang 32 - 33)

- Tài trợ rủi ro: Khi rủi ro đã xảy ra, trước hết cần theo dõi, xác định chính xác

KẾT LUẬN CHƢƠNG

Rủi ro trong hoạt động ngân hàng nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng phát sinh do nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Rủi ro là vấn đề thuộc về bản chất của hoạt động ngân hàng, chịu tác động của nhiều yếu tố đan xen lẫn nhau. Rủi ro có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động và khả năng tồn tại của các NHTM Việt Nam hiện nay. Hiện nay hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam còn hạn chế về quy mơ, năng lực tài chính, nguồn nhân lực, cơng nghệ, trình độ quản lý yếu kém với các nước trong khu vực và thế giới, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn, do vậy để tồn tại và phát triển thì điều kiện kiên quyết hiện nay đặt ra đối với hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam là phải tiệm cận, học hỏi kinh nghiệm và vận dụng các quy tắc, chuẩn mực quốc tế mà tiêu biểu hiện nay mà các nước trên thế giới đang áp dụng đó là Hiệp ước Basel được xem như biện pháp nhằm đảo bảo tính ổn định và an toàn cho hoạt động của các NHTM.

Từ Basel I đến Basel III là cả một quá trình dài củng cố và hồn thiện khả năng ứng phó với rủi ro của hệ thống ngân hàng, dựa vào tiêu chuẩn tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trước những diễn biến ngày càng phức tạp của môi trường tài chính – ngân hàng tồn cầu. Basel III dựa trên nền tảng và để khắc phục những thiếu sót của Basel I và Basel II, đặc biệt quan tâm trong bối cảnh khủng hoảng tài chính. Việc áp dụng các nguyên tắc của Hiệp ước Basel tại Việt Nam sẽ là bước đi quan trọng nhằm xây dựng hệ thống ngân hàng đa dạng, hiện đại, đặc biệt là mơ hình, kỹ thuật, cơng nghệ quản trị các loại rủi ro, trong đó có rủi ro tín dụng theo các chuẩn mực, thơng lệ quốc tế. Đây cũng là nhiệm vụ của ngành ngân hàng Việt Nam trong việc tăng cường quản trị tồn cầu hóa tài chính, khai thác tối đa tiềm năng, hạn chế rủi ro đồng thời nâng cao tính ổn định tài chính quốc gia.

CHƢƠNG 2:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng hiệp ước basel vào quản trị rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng thương mại việt nam (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)