Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng hiệp ước basel vào quản trị rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng thương mại việt nam (Trang 82 - 83)

- Xếp hạng tín dụng nội bộ:

8. Rủi ro tín dụng

3.3.1.3. Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát ngân hàng

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu đặt ra là phải đổi mới toàn diện hệ thống giám sát, toàn diện về tổ chức và phương thức thực hiện. Trong quá trình đổi mới, cần nghiên cứu các quy trình, chuẩn mực quốc tế, đánh giá tổng quát mức độ áp dụng bộ 25 nguyên tắc cơ bản của Ủy ban Basel, nhằm để hoạt động giám sát thực sự là cơ quan cảnh báo an toàn cho hệ thống ngân hàng.

Để công tác thanh tra, giám sát đạt hiểu quả, trước hết phải xây dựng và hoàn thiện văn bản pháp luật về thanh tra, giám sát mà cụ thể trong các lĩnh vực: ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.

Xây dựng hệ thống CNTT hỗ trợ cho các hoạt động thanh tra, giám sát xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương và các tổ chức quốc tế để phòng ngừa rủi ro hệ thống nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng.

Thiết lập cơ chế phối kết hợp giữa các cơ quan có liên quan: NHNN, Bộ Tài Chính, Bảo hiểm tiền gửi, Ủy ban giám sát tài chính quốc gia. Cơ chế này giúp các cơ quan thanh tra giám sát tài chính khơng bị chồng chéo, nâng cao hiệu quả công việc. Nâng cao vai trò và trách nhiệm của Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) của NHNN để giám sát hoạt động tín dụng đối với các NHTM, thơng tin phải được cập nhật chính xác, kịp thời đối với từng khoản dư nợ để công tác giám sát được hiệu quả. Để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát NHNN cần phải thay đổi mơ hình theo tiêu chuẩn quốc tế. Cần ban hành cơ chế pháp lý và đẩy nhanh tiến độ xây dựng và thực hiện phương pháp giám sát theo CAMELS. Phương pháp giám sát CAMELS là phương pháp giám sát có sự đổi mới và phát triển cao hơn so với phương pháp giám sát tuân thủ, tuy nhiên vẫn bảo đảm tính kế thừa từ những nội dung giám sát, tổ chức giám sát, thói quen giám sát của NHNN Việt Nam. Trên cơ sở đó sẽ dịch chuyển dần sang phương pháp giám sát dựa trên rủi ro theo thông lệ quốc tế hiện đang được áp dụng phổ biến tại nhiều quốc gia. Việc giám sát phải được thống nhất về nội dung, chương trình hành động mà trước hết là xây dựng nội dung theo phương pháp CAMELS; thiết lập cơ chế giám sát từ xa từ đó đưa ra các cảnh báo sớm để phát hiện các NHTM đang gặp khó khăn để có các giải pháp hợp lý.

Tăng cường năng lực thanh tra, giám sát theo chuẩn quốc tế một cách tồn diện, kiểm sốt tốt các rủi ro đã đang và sẽ xảy ra đối với hệ thống NHTM, nhằm đem lại sự an toàn cho các ngân hàng trong việc phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro… Bên cạnh những đó cơng tác nâng cao trình độ, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ thanh tra, giám sát hết sức quan trọng, để áp dụng các chuẩn mực của Basel trong cơng tác quản trị rủi ro tín dụng địi hỏi năng lực của cán bộ thanh tra, giám sát phải được nâng lên mới đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ. Chế độ đãi ngộ hợp lý, thưởng phạt nghiêm minh, chú trọng công tác đào tạo nguồn cán bộ kế thừa để chất lượng giám sát được ổn định liên tục.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng hiệp ước basel vào quản trị rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng thương mại việt nam (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)