Về Tỷ lệ trích lập dự phịng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng hiệp ước basel vào quản trị rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng thương mại việt nam (Trang 51 - 52)

+ Nhóm 1: 0% + Nhóm 2: 5% + Nhóm 3: 20% + Nhóm 4: 50%

+ Nhóm 5: 100%. Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý thì được trích lập dự phịng cụ thể theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng.

Số tiền dự phịng cụ thể phải trích được theo cơng thức sau:

R = max {0, (A - C)} x r

Trong đó: R: số tiền dự phịng cụ thể phải trích

A: giá trị của khoản nợ C: giá trị của tài sản bảo đảm r: tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể

Những khoản nợ phân loại đưa vào nhóm “nợ xấu” và “nợ tổn thất” phải xử lý rủi ro. Khi xử lý rủi ro, thì tổ chức tín dụng phải chuyển khoản nợ đó ra ngoại bảng theo dõi để:

+ Phân tích, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng + Phân tích, đánh giá về khách hàng vay

+ Đưa ra các biện pháp để xử lý tài sản bảo đảm, các khoản phải thu và các nguồn trả nợ khác của khách hàng.

Ngoài ra các NHTM cịn thực hiện trích lập và duy trì dự phịng chung bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

2.2.3. Xếp hạng tín dụng tại Việt Nam

Hiện nay, tại Việt Nam việc phân tích xếp hạng tín dụng doanh nghiệp ra đời và thí điểm từ năm 2002 đến năm 2004 chính thức cung cấp cho các TCTD do Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) thuộc NHNN thực hiện. Đến năm 2006, nghiệp vụ phân tích XHTD doanh nghệp được Thống đốc phê duyệt là một nghiệp vụ chính thức của CIC. Bên cạnh CIC hoạt động XHTD cịn có: Trung tâm khoa học thẩm định tín dụng doanh nghiệp (CRC), là đơn vị khoan học cấp trung ương thành lập năm 2007; Công ty cổ phần xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam (CRV) thành lập năm 2006 và Công ty thơng tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp (C&R) thành lập năm 2004 đến năm 2009 đổi tên là Vietnam Credit.

Hành lang pháp lý cho hoạt động này được quy định tại Nghị định 10/2010/NĐ-CP ngày 12/02/2010 và Thông tư 16/2010/TT-NHNN ngày 25/6/2010 hướng dẫn thi hành Nghị định 10/2010. Việc ban hành văn bản trên cho thấy Việt Nam đang nỗ lực nâng tầm hoạt động và nâng cao uy tín, chất lượng hoạt động của các tổ chức XHTN độc lập, được xem là đã tiếp cận và vận dụng Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống NHTMVN. Tuy nhiên việc xếp hạng tín dụng của các Tổ chức xếp hạng tín nhiệm cịn nhiều hạn chế, các phương pháp và mơ hình XHTN chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Bên cạnh đó các doanh nghiệp của chúng ta cũng chưa chú trọng đến việc đánh giá xếp hạng doanh nghiệp, đối tượng doanh nghiệp xếp hạng cũng cịn nhiều hạn chế, hiện nay chỉ có các doanh nghiệp quan hệ tín dụng với các NHTM và các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng hiệp ước basel vào quản trị rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng thương mại việt nam (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)