Hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng hiệp ước basel vào quản trị rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng thương mại việt nam (Trang 34 - 35)

- Tài trợ rủi ro: Khi rủi ro đã xảy ra, trước hết cần theo dõi, xác định chính xác

2.1. Hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam

Bảng 2.1: Số lƣợng ngân hàng trong hệ thống NHTM Việt Nam qua các năm Năm 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2004 2006 2007 2008 2010 2011 NHTMNN 4 4 4 5 5 5 5 5 5 5 5 5 NHTMCP 4 41 48 51 48 39 36 34 34 40 37 35 NH LD 1 3 4 4 4 4 4 5 5 5 5 6 CN NHNN 0 8 18 24 26 26 28 31 41 39 48 48 NH 100% vốn NN 5 5 5 Nguồn: w.w.w.sbv.gov.vn

Cho cuối năm 2010, hệ thống các TCTD trong và ngồi nước Việt Nam có 5

NHTMNN, 1 NH chính sách , 37 NHTMCP, 6 NH liên doanh, 48 chi nhánh NH

nước ngồi, 5 NH 100% vớn nước ngoài . Đến cuối năm 2011 thì có 3 ngân hàng sáp nhập, gồm: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đệ Nhất (Ficombank) và sau khi sáp nhập thì lấy tên Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn (SCB) là tên gọi giao dịch chính thức. Các NHTM Nhà nước do lịch sử hoạt động lâu đời nên có mạng lưới rộng khắp 63 tỉnh, thành phố. Trong hệ thống NHTM hiện nay thì Agribank là ngân hàng có mạng lưới rộng nhất, với hơn 23.000 chi nhánh và phịng giao dịch trên tồn quốc. Mạng lưới của các NHTMCP và đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM. Đến thời điểm hiện nay đã có Vietinbank, BIDV, Sacombank, Habubank, MB mở chi nhánh hoạt động tại nước ngoài, điều này cho thấy sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của hệ thống NHTM Việt Nam, đây là tín hiệu tốt đẹp cho hệ thống tài chính ngày càng lớn mạnh của Việt Nam. So với thời gian trước thì đây quả thật là những con sớ ấn tươ ̣ng. Tuy nhiên, đó chỉ là ở mặt số lượng, quan trọng hơn vẫn là mặt chất lượng hoạt động của các TCTD . Theo cam kết gia nhập WTO thì Viê ̣t Nam sẽ phải từng bước mở cửa nền kinh tế trong đó có lĩnh vực tài c hính ngân hàng , khi mà các

NHTM Viê ̣t Nam đa số có quy mô vừa và nhỏ so với các ngân hàng trên thế giới , việc giám sát rủi ro của các cơ quan quản lý còn yếu kém, hệ thống quản trị rủi ro của các TCTD còn hạn chế và nhiều bất cập thì đòi hỏ i phải có những quy đi ̣nh nhằm nâng cao khả năng ca ̣nh tranh, đảm bảo an toàn hoa ̣t đô ̣ng và ha ̣n chế rủi ro.

Vì vậy mà vào ngày 29/7/2008, Văn phịng Chính phủ có cơng văn chỉ đạo số 4944/VPCP-KTTH và văn bản thông báo số 7171/NHNN-CNH của Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành ngày 08/8/2008 “yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh tiêu chí thành lập NHTMCP trong nước cho phù hợp. Trong khi chưa ban hành tiêu chí mới, tạm dừng chưa cho phép thành lập NHTMCP mới” nhằm nghiên cứu và kiểm soát chặt chẽ việc thay đổi mức vốn điều lệ phù hợp với quy mô phát triển, hiệu quả sử dụng vốn và năng lực quản trị, điều hành của các NHTMCP, NHNN.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng hiệp ước basel vào quản trị rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng thương mại việt nam (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)